CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGHÈO VÀ GIẢM NGHÈO
1.1. Khái niệm về nghèo đói, xóa đói giảm nghèo
1.1.6.3. Nguyên nhân về xã hội
- Những nhân tố xã hội tác động đến nghèo và hoạt động giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số bao gồm: dân số và lao động, trìnhđộ dân trí, đầu tư cho giáo dục, chăm sóc sức khỏe, phong tục, tập quán, vấn đề cán bộ và tổ chức bộ máy quản lý, điều hành.
- Tình trạng nghèo đói liên quan chặt chẽ với sự gia tăng dân số và cơ cấu dân cư. Theo điều tra, bình quân nhân khẩu phải nuôi trên một lao động chính của các hộ nghèo dân tộc thiểu số thường cao hơn các hộ người Kinh. Như vậy, phải chăng nghèo đói, dân trí thấp dẫn đến sinh đẻ nhiều và sinh đẻ nhiều lại càng làm cho đời sống khó khăn hơn. Do sinh đẻ nhiều, thời gian lao động và thu nhập hộ gia đình sẽ giảm, nguy cơ nghèo đói càng tăng.
- Xét yếu tố lao động: Nếu cơ cấu dân cư có tỷ lệ lao động thấp, một lao động chính phải nuôi nhiều người ăn theo, cùng với cơ cấu lao động phân bổ chủ yếu về sản xuất nông nghiệp, tỷlệ lao động công nghiệp và dịch vụ ít, thì đó là một bất lợi lớn cho sự gia tăng mức thu nhập bình quân đầu người cũng như tỷ lệ tích lũy. Điều này dẫn đến khó khăn cho việc xây dựng và phát triển các quỹ giảm nghèo.
- Về y tế:Người nghèo dân tộc thiểu số có thu nhập thấp và thường tập trung ở vùng khó khăn nên ít có điều kiện chăm sóc sức khỏe, bệnh tật phát sinh, sức lao động suy giảm làmảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và chi tiêu.
- Về giáo dục: Cùng với tác động của thu nhập thấp, việc đầu tư chăm lo cho con cái học hành của các hộ gia đình ít được quan tâm, trìnhđộ học vấn thấp, ít được đào tạo nghề nên ít có cơ hội tìm kiếm việc làm dẫn đến đói nghèo.
* Các nguyên nhân thuộc bản thân người nghèo:
Quy mô rộng lớn, đông con, tỷ lệ người phụ thuộc cao, trìnhđộ học vấn thấp, không có việc làm hoặc việc làm không ổn định, thiếu vốn hoặc thiếu phương tiện sản xuất, do đau ốm, bệnh tật…