Bài học kinh nghiệm rút ra cho Huyện Ngọc Hồi trong công tác giảm nghèo

Một phần của tài liệu GIẢM NGHÈO CHO ĐỒNG bào dân tộc THIỂU số tại HUYỆN NGỌC hồi, TỈNH KONTUM (Trang 46 - 48)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGHÈO VÀ GIẢM NGHÈO

1.4. Kinh nghiệm giảm nghèo ở một số địa phương và bài học kinh nghiệm rút ra cho

1.4.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Huyện Ngọc Hồi trong công tác giảm nghèo

Từ kết quả đạt được trong công tác giảm nghèoở các địa phương khác, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm sau:

Thứ nhất, Nhiệm vụ phối hợp với các cơ quan, ban, ngành liên quan trong thực hiện là khâu then chốt cho sự thành công của các chương trình. Công tác giảm nghèo phải được đặt dưới sự lãnhđạo, chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ của cấp ủy Đảng, chính quyền địa

phương thông qua các chương trình, nghị quyết, kế hoạch cụ thể; đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị, xã hội, các tổ chức, cá nhân.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các Chương trình giảm nghèo, các dự án trên từng địa bàn; kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, thiếu sót trong thực hiện. Hằng năm, tổ chức thực hiện sơ kết đánh giá, rút kinh nghiệm quá trình chỉ đạo, tổ chức thực hiện chương trình xóađói, giảm nghèo. Kịp thường khen thưởng động viên những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác giảm nghèo của huyện để động viên những nhân tố tích cực, đồng thời khắc phục những yếu kém, tồn tại để tổ chức thực hiện chương trình tốt hơn trong những năm sau.

Thứ hai, cần xác định địa bàn trọng điểm là xã, thôn, buôn có tỷ lệ hộ nghèo cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số để tập trung nguồn lực tránh việc đầu tư dàn trải; coi trọng công tác điều tra, rà soát để xác định đúng hộ nghèo, nguyên nhân nghèo, nhu cầu thoát nghèo làm căn cứ để xây dựng kế hoạch giảm nghèo và đảm bảo nguồn lực đến đúng đối tượng, đúng tiến độ, chống thất thoát, lãng phí.

Thứ ba,Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách về giảm nghèo cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân bằng nhiều hình thức đa dạng như tổ chức hội nghị tham vấn về các chính sách giảm nghèo, giới thiệu các mô hình giảm nghèo có hiệu quả.

Làm công tác tư tưởng để người nghèo hiểu rằng giảmnghèo không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước, của toàn xã hội mà trước hết phụ thuộc vào sự tự giác của bản thân người nghèo, cộng đồng nghèo. Các hộ nghèo phải vượt qua mặc cảm, tự ty, không trông chờ ỷ lại, nỗ lực vươn lên, tích cực lao động sản xuất, biết tiết kiệm để thoát nghèo. Nhà nước chỉ trông qua các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế- xã hội trợ giúp người nghèo biết cách tự thoát nghèo và tránh tái nghèo bền vững.

Thứ tư, Tăng cường đội ngũ cán bộ có năng lực, tâm huyết làm công tác xóa đói giảm nghèo, nhất là cấp xã. Thường xuyên tập huấn, nâng cao năng lực cho cán bộ xã, và thôn, buôn nhằm tạo sự thống nhất chung về nhận thức và cách làm.

Thứ năm,Nguồn nhân lực nông thôn:

Phát triển nguồn nhân lực vùng dân tộc và miền núi là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách trong giai đoạn hiện nay nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân

tộc và miền núi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng thu nhập. cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào một cách bền vững. Đây là nhiệm vụ cần thời gian dài nên phải được xác định là sự nghiệp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động ra nước ngoài, định hướng chọn những đơn hàng chắc chắn, có mức lương tốt, mức đóng phí phù hợp với hoàn cảnh của người lao động là người nghèo. Tăng cường giới thiệu việc làm ngoài tỉnh cho lao động để giúp người lao động có thu nhập ổn định.

Thứ sáu, Tăng cường đầu tư cho việc xây dựng CSHT thiết yếu tại các xã vùng cao, xã còn nhiều khó khăn như công trình đường giao thông, trụ sở làm việc của các xã, thị trấn, trường học, trạm y tế….[5]

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIẢM NGHÈO CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC

Một phần của tài liệu GIẢM NGHÈO CHO ĐỒNG bào dân tộc THIỂU số tại HUYỆN NGỌC hồi, TỈNH KONTUM (Trang 46 - 48)