Những lợi thế và thách thức ở huyện Ngọc Hồi, tỉnh KonTum trong công tác giảm

Một phần của tài liệu GIẢM NGHÈO CHO ĐỒNG bào dân tộc THIỂU số tại HUYỆN NGỌC hồi, TỈNH KONTUM (Trang 77 - 79)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGHÈO VÀ GIẢM NGHÈO

2020

2.4. Những lợi thế và thách thức ở huyện Ngọc Hồi, tỉnh KonTum trong công tác giảm

TUM TRONG CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO

2.4.1. Thuận lợi

- Điều kiện tự nhiên thuận lợi trong việc trồng và phát triển các cây trồng công nghiệp có giá trị kinh tế cao.

Là địa bàn có phần lớn diện tích đất đỏ bazan và đất cát pha sét với các loại cây trồng nông nghiệp, đặc biệt là cao su và cây cà phê, đem lại nguồn thu chủ yếu cho đồng bào nơi đây. Trước đây vài năm giá thành của cây cà phê trên thị trường khá cao và ổn định, nên nhiều nông dân trên địa bàn huyện đã làm giàu nhờ loại cây này.

Cùng với việc trồng cà phê, cao su, bời lời…thì cây sắn với đặc tính dễ trồng, ít kén đất, phù hợp với trình độ canh tác của đa số người dân cũng được trồng xen trong vườn theo hướng tận dụng đất đai, không gian, lao động, nhưng cũng là một nguồn thu giúp tăng thu nhập. Đặc biệt cây sắn phù hợp với nông dân nghèo, đồng bào dân tộc ít vốn, đầu tư ít, nên phát triển trồng cây sắn còn có ý nghĩa lớn trong việc xóa đói, giảm nghèo.

- Sự quan tâm của Nhà nước và sự giúp đỡ của cộng đồng.

- Được sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền và sự phối hợp thường xuyên của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể trong quá trình triển khai thực hiện Đề án. Nổi bật, các chính sách giảm nghèo trên địa bàn được thực hiện đầy đủ, kịp thời, đảm bảo đúng quy định, phù hợp với tình hình thực tế và nhu cầu của người dân; Nhận thức của nhân dân nói chung và người nghèo, người dân tộc thiểu số nói riêng đã có chuyển biến mạnh mẽ, có ý thức tự vươn lên thoát nghèo.

Qua Hội nghị sơ kết đánh giá giữa kỳ thực hiện Đề án giảm nghèo giai đoạn 2016- 2020, UBND huyện đã khen thưởng 13 tập thể, 17 cá nhân và 14 hộ gia đình thoát nghèo bền vững tiêu biểu đã có thành tích trong việc triển khai thực hiện Đề án giảm nghèo theo phương pháp tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016-2020 gắn với Phong trào thi đua “cả nước chung tay vì người nghèo-Không để ai bị bỏ lại phía sau” trên địa bàn huyện.

Bên cạnh phát triển nông nghiệp, Huyện Ngọc Hồi còn thuận lợi về đặc điểm khu kinh tế cửakhẩu quốc tế Bờ Y. Đây là là khu kinh tế động lực, trung tâm trong tam giác

phát triển ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia, có quy chế hoạt động riêng, được xây Trường Đại học Kinh tế Huế

dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội hiện đại, đồng bộ; phát triển thành đô thị

loại II vùng biên giới, gắn kết với hành lang kinh tế Đông – Tây của khu vực, nhằm khai

thác có hiệu quả các điều kiện về địa lý - chính trị - kinh tế- xã hội; có vị trí quan trọng

về an ninh, quốc phòng. Là điểm nhấn trong chiến lược liên kết nhằm tạo cơ hội hợp tác,

phát triển đồng đều giữa các nước ASEAN và tiểu vùng sông Mê Kông là giao điểm quan

trọng nối liền các tỉnh Tây Nguyên, Duyên hải Miền Trung, Đông Nam Bộ Việt Nam với

các tỉnh Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan, Campuchia và Myanma. Có vị trí rất thuận lợi đối với giao lưu phát triển với các vùng kinh tế trọng điểm của các nước. Đây cũng là nguồn tạo thêm việc làm cho người dân phát triển kinh doanh, buôn bán.

Việc phát huy được những nội lực bên trong để phát triển kinh tế, cũng là một trong những yếu tố nền tảng vươn lên thoát nghèo.

2.4.2. Khó khăn

- Mặt bằng chung về trìnhđộ dân trí còn thấp. Lao động có tay nghề yếu.

Trình độ dân trí của người dân quyết định không nhỏ đến kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong số các hộ điều tra thìđa phần chủ hộ chỉ mới hoàn thành phổ cập bậc tiểu học.

Lao động không có trình độ tay nghề sẽ ít có cơ hội có việc làm, có thu nhập, dẫn đến đói nghèo.

- Nơi cư trú của đồng bào dân tộc thiểu số tập trung chủ yếu ở vùng cao, địa hình chia cắt phức tạp. Vùng các DTTS sinh sống, địa bàn rộng nhưng ít diện tích đất sử dụng và đất sản xuất; nhiều nơi lại thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, khí hậu khắc nghiệt.

- Chuyển dịch kinh tế, chuyển dịch lao động trong vùng dân tộc chậm, chưa đáp ứng xu thế phát triển của các địa phương và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước, hầu hết các hoạt động tạo thu nhập của đồng bào đều gắn với đất đai.

Hệ lụy từ việc thu nhập thấp và phong tục sống, nên sự tích lũy vốn cho năm sau ở đồng bào DTTS thường thấp. Theo khảosát, trong số 90 hộ thì còn tồn tại lại nhiều hộ sử dụng hết số tiền kiếm được, chứ không dành để đầu tư cho năm sau. Còn các hộ vẫn để dành tiền tiết kiệm để mua vật tư nông nghiệp như phân bón, giống cây trồng cho năm

sau. Một số hộ có tính chây lười, ỷlại, trông chờ vào các hộ trợ chính sách của Nhà nước, điều đó cũng gây ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của nhân dân, dẫn đến khó thoát nghèo.

- Tình hình dân số ở vùng dân tộc và miền núi tăng nhanh.

Dù đã có những chính sách về kế hoạch hóa gia đình vàđãđạt được những kết quả nhất định, song tốc độ gia tăng dân số ở vùng đồng bào DTTS vẫn tăng nhanh qua các năm gây ra các áp lực lên tự nhiên và xã hội.

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở HUYỆN NGỌC HỒI,

TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2020 - 2025

Một phần của tài liệu GIẢM NGHÈO CHO ĐỒNG bào dân tộc THIỂU số tại HUYỆN NGỌC hồi, TỈNH KONTUM (Trang 77 - 79)