Quan điểm, định hướng và mục tiêu

Một phần của tài liệu GIẢM NGHÈO CHO ĐỒNG bào dân tộc THIỂU số tại HUYỆN NGỌC hồi, TỈNH KONTUM (Trang 79)

2020

3.1. Quan điểm, định hướng và mục tiêu

3.1.1. Quan điểm

- Công tác giảm nghèo là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng, Nhà nước và là sự nghiệp của toàn dân. Phải huy động nguồn lực của Nhà nước, của xã hội và của người dân để khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của từng địa phương, nhất là sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp để xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế- xã hội bền vững.

- Cùng với sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng xã hội, sự nỗ lực phấn đấu vươn lên thoát nghèo của người nghèo, hộ nghèo là nhân tố quyết định thành công của công cuộc xóa đói giảm nghèo.

- Công cuộc giảm nghèo nhanh, bền vững là nhiệm vụ chính trị trọng tâm hàng đầu, đặt dưới sự lãnhđạo trực tiếp của cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo sâu sát, cụ thể và đồng bộ của các cấp chính quyền, sự phối hợp tích cực của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân; đồng thời, phải phát huy vai trò làm chủ của người dân từ khâu xây dựng kế hoạch, đến tổ chức thực hiện, giám sát, đánh giá hiệu quả của chươngtrình.[3]

3.1.2. Định hướng

Huyện Ngọc Hồi tiếp tục tập trung thực hiện hiệu quả các chương trình đầu tư hỗ trợ, các chính sách ưu đãi của Nhà nước đến với hộ nghèo, giúp hộ nghèo được tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãiđể đầu tư phát triển sản xuất.

Trong đó tiếp tục chú trọng công tác hỗ trợ phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số, triển khai tổ chức dạy nghề và tạo việc làm cho lao động nông thôn, tiếp tục thực hiện chương trình đầu tư phát triển kinh tế buôn đồng bào dân tộc thiểu số, đẩy mạnhthực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới.[3]

3.1.3. Mục tiêu

3.1.3.1. Mục tiêu tổng quát

Thúc đẩy giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số nhanh, toàn diện, hạn chế tái nghèo; cơ bản đáp ứng khả năng tiếp cận của hộ nghèo đối với các dịch vụ xã hội cơ bản. Tạo điều kiện, cơ hội để người nghèo, hộ nghèo, cộng đồng nghèo dân tộc thiểu số ổn định về kinh tế, đa dạng hóa thu nhập. Tăng cường và nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng thiếtyếu phục vụ phát triển kinh tế- xã hội, cải thiện chất lượng cuộc sống ở các thôn, các xãđặc biệt khó khăn. Hạn chế tình trạng gia tăng bất bìnhđẳng về thu nhập và mức sống giữa khu vực thành thị và khu vực nông thôn, giữa vùng thuận lợi với vùng khó khăn, giữa người Kinh với người dân tộc thiểu số.

Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo, phát sinh nghèo; góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống, nhằm tăng thu nhập của người nghèo, đặc biệt là khu vực nông thôn; tăng cường công tác xuất khẩu lao động, tạo việc làm; tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ cơ bản (y tế, giáo dục, nhàở, nước sinh hoạt và vệ sinh), gắn các mục tiêu giảm nghèo bền vững với tiêu chí xây dựng nông thôn mới, với các chính sách an sinh xã hội góp phần hoàn thành mục tiêu giảm nghèo; giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm từ 1,2% trở lên. Phấn đấu đến năm 2025 giảm tỷ lệ hộ nghèo khoảng 50% so với năm 2020.[3]

3.1.3.2. Mục tiêu cụ thể

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân toàn huyện từ 1-1,5%/năm (theo chuẩn nghèo mới). Tiếp tục cải thiện tốt hơnhệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu ởcác xã, thôn đặc biệt khó khăn theo tiêu chí nông thôn mới, trước hết là hạ tầng thiết yếu như giao thông, trường học, trạm y tế, thủy lợi nhỏ và nước sinh hoạt.

- 100% người nghèo, người cận nghèo, người cận nghèo mới thoát nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế và được hưởng các chính sách hỗ trợ khám chữa bệnh cho người nghèo, người cận nghèo.

- Duy trì 100% cán bộ làm công tác giảm nghèo cấp xã, thônđược tập huấn kiến thức, kỹ năng cơ bản về quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách, dự án giảm nghèo bền vững; 100% cán bộ cấp xã làm công tác thông tin và truyền thông được đào tạonâng cao kỹ năng, nghiệp vụ thông tin tuyên truyền cổ động; 100% các xãđặc biệt khó khăn có điểm thông tin, tuyên truyền cổ động ngoài trời.[3]

3.2. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHIỆM VỤ GIAI ĐOẠN 2020-2025

- Tổ chức thực hiện tốt, có hiệu quả các Dự án trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đã được các cấp phê duyệt. Tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tiên đầu tư về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch, nhà vệ sinh,...cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo tăng khả năng tiếp cận với các nhu cầu xã hội cơ bản.

- Làm tốt công tác tuyên truyền về giảm nghèo bền vững, đặc biệt là tuyên truyền về công tác lao động, việc làm và xuất khẩu lao động; phát huy vai trò, trách nhiệm của các phòng, ban chuyên môn trong công tác giảm nghèo đa chiều; áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chương trình mục tiêu giảm nghèo. Đồng thời, triển khai kịp thời, hiệu quả các chính sách giảm nghèo. Tích cực phát động và triển khai phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo– Không để ai bị bỏ lại phía sau”.

- Xây dựng, củng cố hệ thống thông tin cơ sở; hỗ trợ hiệu quả cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản gắn với tiêu chí nghèo đa chiều. Thực hiện đầy đủ các chính sách trợ giúp đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo; chú trọng đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động, nhất là các thị trường cho lao động nông thôn đảm bảo theo kế hoạch. Tổ chức thực hiện tốt, có hiệu quả các dự án trong khuôn khổ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

- Lồng ghép việc thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo với các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới và các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội. Tiếp tục tạo điều kiện cho người nghèo phát triển sản xuất tăng thu nhập thông qua việc hộ trợ từ các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội. Tiếp tục tạo điều kiện cho người nghèo phát triển sản xuất tăng thu nhập thông qua việc hỗ trợ từ các chương trình, dự án và huy động các nguồn lực xã hội hóa, nhất là việc thực hiện các chính sách tạo điều kiện cho người nghèo phát triển sản xuất, cải thiện thu nhập. Tiến hành khảo sát, cập nhật về nhu cầu việc làm và học nghề của thành viên trong hộ nghèo, cận nghèo làm công tác tư vấn, đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho lao động hộ nghèo, hộ cận nghèo và thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội cho các hộ nghèo.

- Khích lệ tinh thần khởi nghiệp để làm giàu, nhất là trong đoàn viên thanh niên, quyết tâm giảm nghèo trong các tầng lớp nhân dân và xây dựng các gương điển hình tiên tiến trong công tác giảm nghèo. Chú trọng xây dựng gương “Người tốt, việc tốt”, những điển hình tiên tiến trong công tác giảm nghèo trong cộng đồng gắn với biểu dương khích lệ họ, để những người nghèo học tập noi theo.

- Giao trách nhiệm cho cán bộ, đảng viên về vận động hộ nghèo trong cộng đồng dân cư nỗ lực thay đổi cách nghĩ, cách làm để vươn lên thoát nghèo, nhất là đối với các hộ có sức lao động, xem đây là tiêu chí để đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, đảng viên hằng năm; thực hiện việc tư vấn, tạo việc làm cho người lao động, khuyến khích họ tham gia tuyển dụng vào làm việc tại các cơ sở sản xuất và doanh nghiệp trong và ngoài địa bàn huyện để có thu nhập ổn định. Tích cực đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động, nhất là các thị trường phù hợp với lao động nông thôn.[3]

3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU GIẢM NGHÈO CHO ĐỒNG BÀO DÂNTỘC THIỂU SỐ Ở HUYỆN NGỌC HỒI TỘC THIỂU SỐ Ở HUYỆN NGỌC HỒI

3.3.1. Nhóm giải pháp hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao người có thu nhập hộnghèo dân tộc thiểu số nghèo dân tộc thiểu số

a. Tăng cường công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm.

Để thực hiện tốt công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số, cần thực hiện các giải pháp sau:

Thứ nhất, gắn chương trình phát triển nguồn nhân lực với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện đến năm 2025. Hướng nghiệp cho lao động nghèo dân tộc thiểu số cần chú ý gắn liền với các ngành phát triển kinh tế, theo hướng giảm dần tỷ trọng lao động nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động trong các ngành dịch vụ, công nghiệp – xây dựng, phấn đấu hằng năm đào tạo nghề cho 300 lao động nghèo dân tộc thiểu số.

Thứ hai, gắn đào tạo nghề với thực tế phát triển nông nghiệp của địa phương tập trung các nghề trồng chăm sóc cây cà phê, lúa nước, cao su; định hướng cho hộ nghèo dân tộc thiểu số từng bước ứng dụng côngnghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.

Thứ ba, củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm hướng nghiệp – Giáo dục thường xuyên của huyện; tiếp tục phối hợp, liên kết chặt chẽ với Trường Cao đẳng nghề Bình Dương, các Trung tâm đào tạo nghề, giới thiệu việc làm trong và ngoài tỉnh trong công tác khảo sát, tư vấn, định hướng, đào tạo nghề, giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động cho lao động vùng dân tộc thiểu số.

Thứ tư, tăng cường công tác tuyên truyền các chủ trương chính sách của Nhà nước về dạy nghề miễn phí, hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại, giới thiệu tìm việc làm sau học nghề…cho lao động hộ nghèo để thu hút người nghèo dân tộc thiểu số trong độ tuổi lao động tích cực tham gia học nghề để tìm việc làm và tự tạo việc làm tại chỗ có thu nhập ổn định.

Thứ năm, chỉ đạo các đoàn thể, các ngành, các địa phương vận động các doanh nghiệp, chủ hộ kinh doanh bảo trợ, đỡ đầu dưới các hình thức vừa học vừa làm, kèm cặp, đào tạo tại chỗ…giúp đỡ người lao động nghèo dân tộc thiểu số có nghề, có việc làm, thu nhập ổn định.

b. Hỗ trợ sản xuất, chuyển giao khoa học kỹ thuật và nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông, khuyến lâm.

Đây là giải pháp hết sức quan trọng, nhằm giúp hộ nghèo dân tộc thiểu số có điều kiện phát triển kinh tế, giảm nghèo nhanh và hiệu quả. Trong thời gian tới cần thực hiện một số nội dung sau:

- Đẩy mạnh công tác chuyển giao những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, dần thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu trong đồng bào dân tộc thiểu số nghèo. Thông qua các buổi tập huấn, hội thảo đầu bờ, các mô hình trình diễn, tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh, báo, tạp chí…; tăng cường cán bộ trực tiếp hướng dẫn nghiệp vụ sản xuất, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho người nghèo dân tộc thiểu số; đồng thời đưa các giống mới, có chất lượng cao phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng để giúp họ chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi hiệu quả.

- Đầu tư xây dựng và nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế cho hộ nghèo dân tộc thiểu số, chú trọng các mô hình trồng cỏ nuôi bò; trồng, chăm sóc cây cà phê; từng bước triển khai các mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, hướng họ đến xây dựng cánh đồng lớn trong thâm canh cây mỳ, cà phê…Tập trung phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, xem xét nghiên cứu xây dựng để phát triển đại gia súc, giải quyết việc làm, tăng thu nhập tại các xã nghèo.

- Tiếp tục hỗ trợ các giống cây trồng, vật nuôi, công cụ sản xuất cho hộ nghèo dân tộc thiểu số, tập trung hỗ trợ bò cái sinh sản, các giống ngô lai, lúa mới, mỳ cao sản năng suất cao, phân bón, các loại máy nông nghiệp: máy cày, sạ lúa, máy bơm nước…

- Tạo điều kiện thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến hàng nông sản trên địa bàn, nhà máy phân vi sinh. Trước mắt xây dựng nhà máy chế biến mũ cao su, cà phê có quy mô nhằm giải quyết tốt đầu ra cho hàng nông sản của huyện nói chung và vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng: đồng thời, giải quyết việc làm cho người lao động tại chỗ của địa phương.

- Thực hiện các chương trình phối hợp, lồng ghép các dự án đầu tư phát triển để tổ chức chuyển giao kỹ thuật trồng nấm, nuôi cá nước ngọt, bảo quản, sơ chế, chế biến sản phẩm nông nghiệp sau thu hoạch cho hộ nghèo; định hướng cho hộ nghèo dân tộc thiểu số khôi phục các nghề truyền thống, xây dựng các sản phẩm đặc trưng để từng bước tham gia thị trường hàng hóa, dịch vụ.

- Đa dạng hóa các hình thức khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số; hỗ trợ việc hình thành và tổ chức hoạt động của các tổ chức

khuyến nông tự quản như câu lạc bộ khuyến nông, nhóm tín dụng-tiết kiệm, nhóm nông dân cùng sở thích; xây dựng đội ngũ cán bộ khuyến nông tại cơ sở có đủ trình độ, kỹ năng để chuyển giao, hướng dẫn khoa học kỹ thuật trong trồng trọt và chăn nuôi cho hộ nghèo dân tộc thiểu số.

- Tập trung phát triển lâm nghiệp theo hướng khoanh nuôi, bảo vệ, tái sinh rừng là chính, kết hợp với trồng rừng mới bằng các cây trồng bản địa, trồng rừng quảng canh. Tận dụng đất rừng chưa khép tán (trong thời gian 3-5 năm từ khi trồng rừng) để trồng xen canh cây lương thực ngô, lúa cạn. Tiếp tục đề xuất thực hiện Dự án phát triển lâm nghiệp bền vững tại các xã có đông đồng bàn dân tộc thiểu số sinh sống, các xã đặc biệt khó khăn.

c. Thực hiện chính sách hỗ trợ đất đai, đất sản xuất.

Trước thực trạng một số hộ nghèo dân tộc thiểu số còn thiếu đất sản xuất, trong thời gian tới cần thiết phải thực hiện một số nhiệm vụ sau:

- Rà soát lại việc giao đất, giao rừng cho các tổ chức, cá nhân trước đây; thu hồi bớt các diện tích canh tác, đầu tư không hiệu quả.

- Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum tiếp tục giao về địa phương quản lý diện tích đất trồng cây hàng năm, diện tích đất rừng nghèo, rừng kém hiệu quả để làm quỹ đất nhằm giải quyết đất ở, đất sản xuất cho hộ nghèo dân tộc thiểu số hiện còn thiếu. Đồng thời, từng bước xây dựng cánh đồng lớn, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

- Đẩy mạnh việc giao đất, quản lý đất rừng ổn định, nhằm phát triển lâm nghiệp bền vững và bảo tồn vốn rừng. Khuyến khích tạo điều kiện cho các hộ nghèo dân tộc thiểu số nhận trồng, chăm sóc, quản lý, bảo vệ và hưởng lợi từ rừng.

d. Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội.

- Thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án của Trung ướng, tỉnh và huyện để đầu tư xây dựng và hệ thống đường giao thông nông thôn, hệ thống thủy lợi đảm bảo phục vụ sản xuất và đi lại của nhân dân, nâng cấp điện để đảm bảo phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân. Trước mắt đầu tư xây dựng hệ thống đường giao thông tại các thôn, xãđặc biệt khó khăn đảm bảo đi lại thuận lợi cho người dân trong mùa mưa.

Một phần của tài liệu GIẢM NGHÈO CHO ĐỒNG bào dân tộc THIỂU số tại HUYỆN NGỌC hồi, TỈNH KONTUM (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)