Tăng cường nguồn lực cho công tác giảm nghèo và sử dụng hiệu quả các

Một phần của tài liệu GIẢM NGHÈO CHO ĐỒNG bào dân tộc THIỂU số tại HUYỆN NGỌC hồi, TỈNH KONTUM (Trang 92 - 93)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGHÈO VÀ GIẢM NGHÈO

2020

3.3. Một số giải pháp chủ yếu giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện ngọc

3.3.3.4. Tăng cường nguồn lực cho công tác giảm nghèo và sử dụng hiệu quả các

nguồn lực

- Tạo môi trường thuận lợi để các chủ thể thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, có sự ưu tiên cho đầu tư phát triển và sản xuất –kinh doanh cho các thành phần kinh tế trên địa bàn, nhất là những lĩnh vực, ngành nghề truyền thống có nguồn nguyên liệu dồi dào, những sản phẩm độc đáo của đồng bào các dân tộc, càng nhiều lao động. Từ đó gia tăng thêm việc làm và thu nhập cho người dân.

- Củng cố năng lực sản xuất của các HTX…Để hỗ trợ và nâng cao năng lực sản xuất, giúp người dân ở khu vực nông thôn vươn lên thoát nghèo bền vững thì mô hình kinh tế tập thể đóng vai trò hết sức quan trọng. Không những thế, các mô hình kinh tế tập thể, mà cụ thể là các HTX còn có các nguồn quỹ phúc lợi, tích cực tham gia đóng góp cùng chính quyền địa phương hoàn thiện CSHT ở khu vực nông thôn.

- Đẩy mạnh các hình thức huy động nguồn lực từ cộng đồng, doanh nghiệp, cá nhân, để thực hiện mục tiêu giảm nghèo đề ra. Trong đó, tập trung ưu tiên nguồn lực để thực hiện công tác giảm nghèo ở các địa bàn có tỷ lệ hộ nghèo cao, vùng đồng bào DTTS, các xãđặc biệt khó khăn.

- Tổ chức tốt việc lồng ghép nguồn lực từ các chương trình, dự án trên địa bàn, đặc biệt là chương trình nông thôn mới cho công tác giảm nghèo, sử dụng có hiệu quả và có trọng tâm trọng điểm các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước gắn với các dự án đầu tư phát triển KT – XH; phân bổ các dự án cần phải đúng đối tượng.

- Thực hiện có hiệu quả chương trình xóa đói giảm nghèo, xóa nhà dột nát, giảm học phí cho con hộ nghèo.

- Ngân hàng CSXH cần tập trung hơn nữa nguồn vốn cho các hộ nghèo, cận nghèo vay để phát triển kinh tế.

- Duy trì các chương trình, chính sách đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội cho vùng đồng bào DTTS để người dân có thể tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản

như: trường học, bệnh viện, trạm y tế, bưu điện, chơ…Tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, trước hết là đầu tư xây dựng các tuyến giao thông huyết mạch kết nối của vùng, liên vùng với chuyển dịch cơ cấu sản xuất. Nâng cao chất lượng và hiệu suất sử dụng của các công trình giao thông, thủy lợi…làm đòn bẩy về để phát triển kinh tế.

- Chú trọng phát triển an sinh xã hội để giúp đỡ đối tượng người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, người yếu thế trong xã hội. Thực hiện đúng, kịp thời các chính sách hiện hành để đảm bảo cho người nghèo được hưởng đầy đủ các ưu đãi về giáo dục, y tế…Sử dụng nguồn kinh phí đúng mục đích, có hiệu quả, đầu tư có trọng điểm, quan tâm nhiều hơn đến những vùng đặc biệt khó khăn.

- Tiếp tục ưu tiên thực hiện các chương trình về đất ở và đất sản xuất cho người nghèo.

- Quan tâm đầu tư trực tiếp cho các làng xã đồng bào DTTS, tạo điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ một cách đơn giản và nhanh chóng trong thủ tục nhưng với thời hạn dài hơn.

Một phần của tài liệu GIẢM NGHÈO CHO ĐỒNG bào dân tộc THIỂU số tại HUYỆN NGỌC hồi, TỈNH KONTUM (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)