Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác giảm nghèo

Một phần của tài liệu GIẢM NGHÈO CHO ĐỒNG bào dân tộc THIỂU số tại HUYỆN NGỌC hồi, TỈNH KONTUM (Trang 38 - 40)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGHÈO VÀ GIẢM NGHÈO

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác giảm nghèo

1.3.1. Điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý không thuận lợi: Các hộ nghèo thường là ở các vùng nông thôn, vùng xãđặc biệt khó khăn là những nơi xa xôi hẻo lánh, đường giao thông đi lại khó khăn. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ nghèo đói cao ở các vùng, địa phương ở vào vị trí địa lý này. Do điều kiện địa lý như vậy, họ dễ rơi vào thế cô lập ở bên ngoài, khó tiếp cận được với các nguồn lực phát triển như: tín dụng, khoa học kỹ thuật, công nghệ, thị trường… nên việc phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là phát triển hệ thống giao thông có ý nghĩa to lớn đối với mục tiêu giảm nghèo. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến công tác giảm nghèo chưa được thường xuyên và liên tục, vì vậy, phần nào cũng ảnh hưởng đến công tác giảm nghèo ở các vùng, địa phương.

- Đất đai không thuận lợi cho sản xuất: Đất canh tác ít, đất cằn cỗi, khó canh tác, năng suất cây trồng, vật nuôi đều thấp. Đây là nguyên nhân dẫn đến sản xuất trong nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với những vùng thuần nông. Thiếu đất sản xuất ảnh hưởng đến khả năng bảo đảm lương thực của người nghèo và khả năng đa dạng hóa sản xuất để hướng tới những loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, dẫn đến thu nhập của người nông dân thấp, việc tích lũy và tái sản xuất mở rộng bị hạn chế và không có. Bởi thế người nghèo lại tiếp tục nghèo.

- Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, thiên tai thường xuyên xảy ra đặc biệt là bảo lũ, sạt lỡ đất, hạn hán, cháy rừng, ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân.[6]

1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

- Sự phát triển của kinh tế có vai trò quyết định tới sự phát triển của những lĩnh vực hoạt động xã hội khác, trong đó có công tác giảm nghèo. Trình độ phát triển kinh tế có tác động trực tiếp tới công tác giảm nghèo, tăng trưởng kinh tế và thu nhập, không những tạo điều kiện vật chất cho sự hỗ trợ ngày càng lớn của nhà nước cho người nghèo, mà còn giúp cho người nghèo có thêm nhiều thuận lợi để vươn lên.

1.3.3. Cơ chế, chính sách và các biện pháp tổ chức thực hiện giảm nghèo

- Đường lối chính sách của Đảng và nhà nước.

- Công tác tổ chức thực hiện các chính sách giảm nghèo.

1.3.4. Các nguồn lực thực hiện giảm nghèo

- Là nhân tố không thể thiếu trong quá trình thực hiện công tác giảm nghèo và là nhân tố tác động trực tiếp đến hiệu quả của công tác giảm nghèo. Nguồn lực cho công tác giảm nghèo rất đa dạng, nguồn lực về tài chính, nguồn lực về con người, nguồn lực huy động trong nước…và đặc biệt là nguồn lực tài chính có thể huy động từ nhiều nguồn khác nhau như: thông qua các tổ chức phi Chính phủ, Ngân hàng Thế giới, các dự án giảm nghèo…Ở Việt Nam, thời gian qua Chính phủ đã ban hành nhiều quyết định, nghị định hỗ trợ cho hộ nghèo, người nghèo, xã nghèo, huyện nghèo…Trong các nguồn lực xóa đói giảm nghèo thì nguồn lực huy động trong nước giữ vai trò quan trọng.

- Đất đai là nguồn lực chính đối với người nghèo và đặc biệt là người DTTS làm nông nghiệp là chính, đất để sản xuất lương thực vẫn xếp vào vấn đề quan trọng trước tiên.

- Về vốn, đa số người nghèo bị thiếu vốn, do vậy nếu vay được vốn để sản xuất kinh doanh và có sự kiểm tra giám sát việc sử dụng vốn hiệu quả thì sẽ nâng cao được thu nhập.

- Các lực lượng tham gia công tác giảm nghèo gồm: Nhà nước, chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế xã hội và bản thân người nghèo.[6]

1.3.5. Ý thức vươn lên của bản thân người nghèo

- Hiện nay tại các địa phương vẫn còn tồn tại trường hợp người nghèo nhưng không muốn vươn lên thoát nghèo. Có nhiều lý do để giải thích cho vấn đề này. Thứ nhất là do yếu tố tâm lý. Họ cho rằng nếu thoát nghèo, họ sẽ không còn nhận được sự giúp đỡ của Nhà nước cũng như những ưu đãi của chính quyền địa phương. Thứ hai là người lao động ăn tiêu lãng phí, đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến đói nghèo. Nếu người nghèo lười lao động, ăn tiêu lãng phí thì cũng khó có thể thoát nghèo. Bên cạnh đó, nhiều người nghèo thường có tâm lý ỷ lại trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác mà không có ý chí vươn lên thoát nghèo. Với những đối tượng này, cần phải vận động, tuyên truyền để khích lệ tinh thần tự giác, tự lực vươn lên thoát nghèo của họ mới đảm bảo được giảm nghèo bền vững.

1.3.6. Công tác tổ chức thực hiện chương trình giảm nghèo

- Năng lực lãnhđạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, sự quản lý điều hành của chính quyền địa phương, công tác tuyên truyền, vận động của Mặt trận và các đoàn thể đối với công tác giảm nghèo còn nhiều hạn chế, bất cập. Nhất là đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo ở địa phương các xã đặc biệt khó khăn, có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, năng lực, trìnhđộ còn thấp, nên triển khai công tác giảm nghèo chưa đạt yêu cầu đề ra.

1.4. KINH NGHIỆM GIẢM NGHÈOỞ MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BÀI HỌC KINHNGHIỆM RÚT RA CHO HUYỆN NGỌC HỒI, TỈNH KON TUM

Một phần của tài liệu GIẢM NGHÈO CHO ĐỒNG bào dân tộc THIỂU số tại HUYỆN NGỌC hồi, TỈNH KONTUM (Trang 38 - 40)