Khó khăn mà các hộ nghèo, cận nghèo đang gặp phải

Một phần của tài liệu GIẢM NGHÈO CHO ĐỒNG bào dân tộc THIỂU số tại HUYỆN NGỌC hồi, TỈNH KONTUM (Trang 68 - 71)

vốn Thiếu kinh nghiệm Thiếu đất Thiếu lao động Thiếu TLSX Khác Số hộ/ tổng số 71/90 38/90 41/90 25/90 56/90 3/90 Tỷ lệ 78.89 42.22 45.56 27.78 77.78 3.33

(Nguồn: Số liệu điều tra ở huyện Ngọc Hồi năm 2020)

- Thiếu vốn sản xuất:Thiếu vốn sản xuất là nguyên nhân đầu tiên, quan trọng dẫn đến nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số. Trong tổng số 90 hộ nghèo dân tộc thiểu số được khảo sát thì có tới 71 hộ nghèo do thiếu vốn sản xuất, chiếm 78,89%. Đối với người nghèo ngày nay việc tiếp cận các nguồn vốn và khả năng vay vốn đối với họ là dễ dàng hơn nhưng tỷ lệ thiếu vốn sản xuất ở đây vẫn còn lớn là do nguyên nhân người nghèo dân tộc thiểu số vay vốn về không biết làm gì, trìnhđộ dân trí thấp nên chưa biết cách sử dụng đồng vốn cho hiệu quả, có những lúc vốn vay về nhưng họ không biết cách làm ăn, kéo theo là cả vốn lẫn

lời, đến thời hạn trả nợ nhưng họ lại không dám vay nữa, vì thế nghèo vẫn cứ nghèo, đây chính là cái vòng luẩn quẩn của đói nghèo.

- Thiếu kinh nghiệm: Do trình độ dân trí thấp, còn một số phong tục tập quán sản xuất lạc hậu, lại chưa được đào tạo nghề, cho nên việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, học hỏi các mô hình hay trong phát triển kinh tế của hộ nghèo dân tộc thiểu số rất chậm và không hiệu quả. Qua bảng 2.8 cho thấy, có 38 hộ nghèo thiếu kinh nghiệm, chiếm 42,22%, thì có thể khẳng định đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao trongđồng bào dân tộc thiểu số.

- Thiếu đất canh tác:Thiếu đất canh tác được cho là một trong những nguyên nhân dẫn đến hệ quả nghèo đói trong đồng bào dân tộc thiểu số. Các hộ nghèo dân tộc thiểu số chủ yếu sản xuất nông nghiệp, nhưng diện tích đất đai canh tác còn thấp; mặt khác lại không ổn định do sạt lỡ ven sông, suối hằng năm gây ra; một số khác bị hoang hóa bạc màu không thể canh tác được…điều này làm cho sản xuất nông nghiệp của họ kém phát triển, dẫn tới công tác giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số của huyện trở nên rất khó khăn. Qua khảo sát, vẫn còn 41 số hộ, chiếm tỷ lệ 45,56%, còn thiếu đất sản xuất theo quy định.

- Thiếu lao động: Có lao động nhưng lao động không có việc làm, cho nên số không có việc làm đã tự đi nơi khác để tìm kiếm việc làm.Ở nhà chỉ còn người lớn tuổi, một số phải ở nhà làm nông nghiệp để chăm sóc con cái, người già yếu, người không có khả năng lao động. Qua bảng khảo sát 2.8, thì thấy 25 hộ nghèo là người dân tộc thiếu số còn thiếu người lao động, chiếm tỷ lệ 27,78%.

- Thiếu tư liệu sản xuất: Nhiều hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số không đủ điều kiện để trang bị cho gia đình mình một số tư liệu sản xuất. Từ những yếu tố trên như thiếu vốn, thiếu đất… thì dẫn tới các hộ thiếu tư liệu để sản xuất. Trong tổng số 90 hộ điều tra thì có tới 56 hộ là thiếu tư liệu sản xuất, chiếm tỷ lệ 77,78%.

- Các hộ nghèo ngoài gặp phải một số vấn đề như là thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm, thiếu đất, thiếu lao động, thiếu tư liệu sản xuất làm ăn thì một số hộ là người già neo đơn, hay có con bị bệnh tật, tật nguyền, thiếu việc làm và trong đó thì có một số hộ ỷ lại, chây lười lao động…đó cũng là những vấn đề không nhỏ dẫn đến khó khăn trong cuộc sống.

- Diện tích đất mà người đồng bào dân tộc thiểu số sở hữu thường ít, không đủ để phục vụ cho quá trình sản xuất với số nhân khẩu đông. Qua khảo sát đa phần các hộ có diện tích dưới 1ha.

- Dễ gặp rủi ro do điều kiện ngoại cảnh. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của huyện rất tiềm tàng cho phát triển nền nông nghiệp hàng hóa, đặc biệt là các loại cây nông nghiệp có giá trị. Tuy nhiên, hiệu quả sản xuất lại phụ thuộc rất lớn vào điều kiện thời tiết, khí hậu, nước tưới, giá cả vật tư, phân bón… Việc rớt giá một số sản phẩm nông nghiệp trong nhiều năm qua, cùng với hạn, mưa lũ thất thường đã làm cho đồng bào DTTS ở huyện gặp rất nhiều khó khăn.

- Ngoài ra, nhận thức và năng lực vươn lên thoát nghèo của người dân còn hạn chế. Đồng bào nghèo ý thức chưa đầy đủ về việc phải tự giải thoát cho mình khỏi cảnh nghèo khó, chưa lo tích góp vốn để đầu tư phát triển sản xuất –kinh doanh. Ở nhiều nơi, đồng bào còn cho rằng, đầu tư xóa đói, giảm nghèo là việc của Nhà nước, của chính quyền các cấp nên họ chưa có ý thức hợp tác, bảo vệ và khai thác các công trình hạ tầng do Nhà nước đầu tư.[16]

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN NGỌC HỒI,TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2016-2020 TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2016-2020

2.3.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân

- Thành tựu:

Công tác giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số đạt kết quả tích cực góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh của huyện. Trong giai đoạn 2016 – 2020, Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện và các ban ngành đoàn thể của huyện và các xã, thị trấn đã chỉ đạo, triển khai thực hiện đồng bộ các chính sách, dự án hỗ trợ cho người nghèo nói chung, hộ nghèo dân tộc thiểu số nói riêng trên tất cả các lĩnh vực như giáo dục, y tế, nhà ở, vay vốn… đã mang lại hiệu quả đáng khích lệ; chương trình hỗ trợ vốn vay, vốn tiết kiệm nội lực trong nhân dân đã giải quyết cho hộ nghèo dân tộc thiểu số có nguồn vốn để phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập; công tác tập huấn chuyển giao kỹ thuật, kinh nghiệm làm ăn đã giúp cho các hộ nghèo dân tộc thiểu số định hướng đúng trong sản xuất, biết sử dụng đồng vốn, làm ăn hiệu quả ổn định kinh tế gia đình, đời sống được cải thiện, ý thức vươn lên của bản thân họ ngày càng được nâng cao; người nghèo dân tộc thiểu số được tiếp cận với các dịch vụ

y tế, giáo dục. Đặc biệt là việc giải quyết nhàở cũng như các điều kiện nước sạch, vệ sinh môi trường cho hộ nghèo dân tộc thiểu số luôn được quan tâm.

Với nhiều nguồn lực hỗ trợ của trung ương và địa phương đầu tư cơ sở vật chất và hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo cùng với sự đóng góp của hộ nghèo, sự tham gia của nhiều tổ chứcchính trị - xã hội, doanh nghiệp, Chương trình giảm nghèo trên địa bàn huyện đã thu được những kết quả nhất định. Thể hiện ở một số điểm sau:

%

Biểu đồ 2.2 : Tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo

(Nguồn: Phòng Laođộng thương binh và xã hội huyện Ngọc Hồi)

Tỷ lệ hộ nghèo ở huyện đã có những chuyển biến tích cực, với 5,7% năm 2016 đến năm 2020 còn 4,96%, trong gần 5 năm giảm 0,74%. Một con số không phải lớn nhưng đó cũng là những cố gắng của một huyện miền núi nằm sát biên giới. Tỷ lệ hộ cận nghèo tăng nhiều với 2,5% vào năm 2016 đến năm 2020 lên 4,26%, tăng đến 1,76%.

Một phần của tài liệu GIẢM NGHÈO CHO ĐỒNG bào dân tộc THIỂU số tại HUYỆN NGỌC hồi, TỈNH KONTUM (Trang 68 - 71)