Tiền hỗ trợ chính sách đất ở, đất sản xuất giai đoạn 2016-2018

Một phần của tài liệu GIẢM NGHÈO CHO ĐỒNG bào dân tộc THIỂU số tại HUYỆN NGỌC hồi, TỈNH KONTUM (Trang 61)

Giai đoạn 2016 – 2018

Nhóm chính sách Số hộ (hộ) Số tiền ( Triệu đồng)

Đất sản xuất 166 2.944.600.000

Đất ở 60 60.000.000

Chuyển đổi ngành nghề 218 1.870.000.000

Nước sinh hoạt 294 382.200.000

Tổng: 738 5.256.800.000

(Nguồn: Phòng Laođộng thương binh và xã hội huyện Ngọc Hồi)

Theo Quyết định 102/2009/QĐ-TTg: Tổng số vốn hỗ trợ cho đối tượng hộ nghèo theo quyết định 102/QĐ-TTg là: 1.298.800.000 đồng, bao gồm hỗ trợ muối I-ốt và tiền mặt. Tính đến 31/12/2018 đã giải ngân 863.120.000 đồng (Đăk Dục 41.320.000 đồng, Sa Loong 157.680.000 đồng, Đăk Ang 627.800.000 đồng, Pờ Y 4.640.000 đồng, Đăk Nông 18.720.000 đồng, Đăk Kan 3.520.000 đồng, Đăk Xú 9.440.000 đồng).

Song song với việc giải quyết đất ở và đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số, thời gian qua huyện Ngọc Hồi còn tập trung lập hồ sơ quản lý và tiến hành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đồng bào. Từ công tác giải quyết và giao đất cho đồng bào đã tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào yên tâm đầu tư phát triển sản xuất, phát triển kinh tế bền vững.[4]

Trong số 90 hộ khảo sát, có 87 hộ đã cóđất để sản xuất, còn 3 hộ là người già neo đơn, chỉ có một mảnh đất vừa đủ dựng nhà để ở.

- Về đào tạo nghề và giải quyết việc làm:

Công tác lao động, việc làm, dạy nghề đã được quan tâm triển khai thực hiện. Các hoạt động tư vấn học nghề, giới thiệu việc làm, ngày càng thu hút nhiều lao động tham gia. Thông qua các kênh vay vốn giải quyết việc làm, đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tuyển dụng lao động của các đơn vị sản xuất kinh doanh, dịch vụ … , cụ thể:

- Đã giải quyết việc làm cho 204 lao động, thông qua kênh vay vốn giải quyết việc làm. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn 738 học viên (nông nghiệp: 711 học viên; Phi nông nghiệp 27 học viên). Tổng số vốn hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn là 1.672.200.000đ ( Nghề nông nghiệp 1.237.200.000đ, nghề phi nông nghiệp 435.000.000đ ). Tính dến 30/9/2018 đã giải ngân 1.036.542.000 đồng (Nghề nông nghiệp 637.671.000đ, nghề phi nông nghiệp 398.871.000đ).

- Đầu tư cơ sở hạ tầng các xã, thôn, làngđặc biệt khó khăn:

Từ năm 2016 đến nay Huyện Ngọc Hồi đã triển khai đầu tư 22.405.324.000 đồng thực hiện chính sách hỗ trợ, cải thiện dịch vụ, nâng cao đời sống cho đồng bào vùng khó khăn (theo chương trình 135). Trong đó: vốn đầu tư phát triển 17.390.209.000 đồng; vốn sự nghiệp 5.015.115.000 đồng. Tính đến ngày 31/12/2018 đã giải ngân 19.999.410.000 đồng. Đặc biệt, huyện Ngọc Hồi hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã, thôn còn khó khăn với tổng số vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, gồm các hạng mục: Nâng cấp nước tự chảy, đường giao thông nông thôn, trường học thuộc chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững 2016-2018 là:17.390.209.000 đồng (Đăk Dục 2.903.507.000 đồng, Đăk Xú 3.683.629.000 đồng, Sa Loong 3.498.154.000 đồng, Pờ Y 2.891.178.000 đồng, Đăk Kan 564.761.000 đồng, Đăk Ang 2.651.256.000 đồng, Đăk Nông 1.197.724.000 đồng). Trong đó: đầu tư mới 09 công trình; chuyển tiếp 12 công trình. Tính đến ngày 31/12/2018 đã giải ngân 15.035.072.000 đồng. Cấp xã làm chủ đầu tư.

- Tổng số vốn hỗ trợ duy tu bảo dưỡng công trình cho 07 xã là 965.509.000 đồng (Đăk Dục 157.349.000 đồng, Đăk Xú 150.302.000 đồng, Sa Loong 190.650.000 đồng, Pờ Y 165.954.000 đồng, Đăk Kan 23.000.000 đồng, Đăk Ang 235.210.000 đồng, Đăk Nông 43.044.000 đồng). Tính đến ngày 31/12/2018 đã giải ngân 936.304.000 đồng.

- Tổng số vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo 2016-2018 là 4.049.606.000đồng, bao gồm hỗ trợ phân bón, bình phun thuốc trừ sâu, bò sinh sản, dê con giống (Đăk Dục 633.881.000 đồng, Đăk Xú 602.540.000 đồng, Sa Loong 873.023.000 đồng, Pờ Y 670.625.000 đồng, Đăk Kan 121.115.000 đồng, Đăk Ang 694.001.000 đồng, Đăk Nông 454.421.000 đồng) đối tượng hưởng lợi gồm 2.182 hộ. Tính đến ngày 31/12/2018 đã giải ngân 4.028.034.000 đồng.

- Tổng số vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo 2016-2018 là 116.000.000 đồng, bao gồm hỗ trợ phân bón, bình phun thuốc trừ sâu, bò sinh sản (Thị trấn Plei Kần 44.000.000 đồng, Đăk Kan 36.000.000 đồng, Đăk Nông 36.000.000 đồng); đối tượng hưởng lợi gồm154 hộ. Tính đến ngày 31/12/2018 đã giải ngân 92.000.000 đồng.

- Tổng số vốn sự nghiệp ngân sách Trung ương hỗ trợ truyền thông thông tin về giảm nghèo là: 361.000.000 đồng (Đăk Ang 73.897.000 đồng, Đăk Dục 58.897.000 đồng, Đăk Xú 56.897.000 đồng, Sa Loong 58.897.000 đồng, Pờ Y 56.897.000 đồng, xã Đăk Nông 41.897.000 đồng, xã Đăk Kan 13.618.000 đồng). Tính đến ngày 31/12/2018 đã giải ngân 318.694.000 đồng.

Hằng năm, UBND huyện đã chỉ đạo các cơ quan tuyên truyền xây dựng Kế hoạch truyền thông thông tin về giảm nghèo. Đã tổ chức tuyên truyền bằng xe cổ động 24 buổi; băng rôn 20 tấm; pa nô 40 tấm; xây dựng 29 chương trình truyền hình và 35 chương phát thanh về chính sách giảm nghèo. Củng cố hệ thống thông tin cơ sở, nâng cao khả năng tiếp cận thông tin của người dân. Tổ chức các lớp tập huấn về công tác điều tra khảo sát hộ nghèo hằng năm; xây dựng mạng lưới Cộng tác viên giảm nghèo tại các xã, thị trấn; tổ chức thực hiện các mục tiêu giảm nghèo gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Xây dựng các cụm Pano tuyên truyền về giảm nghèo.

UBND huyện phối hợp với Sở Lao động – TBXH tỉnh tổ chức 02 Phiên giao dịch việc làm tại huyện thu hút hơn 600 đối tượng sinh viên, học sinh cuối cấp bậc phổ thông trung học và đoàn viên thanh niên tham gia. Chỉ đạo Phòng Laođộng –TBXH huyện phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh tổ chức các phiên giao dịch việc làm tại các xã,

thị trấn, kịp thời tư vấn và giới thiệu việc làm cho người lao động gắn với nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp trong và ngoài huyện, kết quả đã có hơn 200 lao động tham gia hợp đồng lao động với các doanh nghiệp phía Nam với mức thu nhập ổn định (khoảng từ 5,5 triệu đồng/tháng trở lên).

2.2.2. Thực trạng hộ nghèo ở Huyện Ngọc Hồi, Tỉnh Kon Tum giai đoạn 2016-2020

Đầu năm 2016 toàn huyện có 1.420 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 10,72%, trong đó hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số có 1.294 hộ, chiếm tỷ lệ 91,13% trong tổng số hộ nghèo. Đến đầu năm 2020, toàn huyện còn 791 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 4,96%. Cụ thể:

- Số hộ nghèo và cận nghèo: Bảng 2.5: Số hộ nghèo và cận nghèo Năm 2016 2017 2018 2019 2020 Hộ nghèo 803 1.432 1.153 976 791 Hộ cận nghèo 352 638 674 670 679 Tổng 1.155 2.070 1.827 1.646 1.470

(Nguồn: Phòng Laođộng thương binh và xã hội huyện Ngọc Hồi)

Năm 2016, trong 1.155hộ, hộ nghèo chiếm 69,52%, hộ cận nghèo chiếm 30,47%. Năm 2017, trong 2.070 hộ, hộ nghèo chiếm 69,17%, hộ cận nghèo chiếm 30,82%. Năm 2018, trong 1.827 hộ, hộ nghèo chiếm 63,11%, hộ cận nghèo chiếm 36,9%. Năm 2019, trong 1.646 hộ, hộ nghèo chiếm 59,29%, hộ cận nghèo chiếm 40,70%. Năm 2020, trong 1.470 hộ, hộ nghèo chiếm 53,81%, hộ cận nghèo chiếm 46,2%.

Qua bảng trên cho thấy, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Ngọc Hồi giai đoạn 2016 – 2020 có xu hướng giảm, số hộ cận nghèo tăng lên đáng kể. Điều này thể hiện công tác giảm nghèo ở Huyện Ngọc Hồi có những bước tiến triển rõ rệt. Chính quyền nơi đây đã có những chính sách thực sự có hiệu quả để người dân dần dần từ hộ nghèo tiến lên cận nghèo và từ đó là cơ sở để họ thoát nghèo thành công.

Bảng 2.6: Số hộ nghèo và cận nghèo phân theo dân tộc

Năm 2019 2020 Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Hộ nghèo Kinh 67 0,89 51 0,71 DTTS tại chỗ 812 13,0 666 11,1 DTTS khác 31 1,13 74 2,6 Hộ cận nghèo Kinh 77 1,02 71 0,99 DTTS tại chỗ 511 8,12 537 9,0 DTTS khác 72 2,63 71 2,5

(Nguồn: Phòng laođộng thương binh và xã hội huyện Ngọc Hồi)

Tỷ lệ hộ nghèo dân tộc Kinh, năm 2019 với tỷ lệ 0,89% đến năm 2020 giảm còn 0,71%. Còn tỷ lệ hộ nghèo là đồng bào DTTS thì tăng 1,9%, với 13,0% vào năm 2019 còn 11,1% vào năm 2020. Và tỷ lệ hộ nghèo khác cũng tăng 1,47%.

Về tỷ lệ hộ cận nghèo trong giai đoạn 2019-2020 thì, đối với hộ cận nghèo là người kinh với 1,02% vào năm 2019 đến năm 2020 xuống còn 0,99%, tương đương giảm 0,03%. Đối với hộ cận nghèo là người DTTS tại chỗ thì năm 2019 với tỷ lệ 8,12%, tăng 0,88% so với năm 2020 tỷ lệ là 9,0%. Còn DTTS khác giảm 0,13%, với 2,63% năm 2019 xuống 2,5% năm 2020. - Tỷ lệ hộ nghèoở các xã, thị trấn: Bảng 2.7: Tỷ lệ hộ nghèo ở các xã, thị trấn: Đơn vị tính: % STT Xã, thị trấn Năm 2016 2017 2018 2019 2020 1 Thị trấn Plei Kần 3,6 4,09 3,02 2,26 1,75 2 XãĐắk Nông 6,8 6,20 5,87 5,16 4,01 3 XãĐắk Dục 1,1 6,71 6,10 5,27 3,63 4 XãĐắk Ang 56,04 56,04 41,88 34,45 27,42 5 XãĐắk Xú 2,8 4,60 4,46 4,07 3,17 6 Xã Bờ Y 0,9 5,28 4,31 3,38 3,26 7 Xã Sa Loong 11,6 13,92 10,79 9,85 9,17 8 XãĐắk Kan 1,5 4,29 3,19 2,48 2,08

(Nguồn: Phòng Laođộng thương binh và xã hội huyện Ngọc Hồi)

Qua bảng trên có thể thấy, trong Huyện vẫn còn 2 xã với tỷ lệ hộ nghèo cao đó là xã Đắk Ang (trên 20%) và xã Sa Loong (trên 9%) với tỷ lệ hộ nghèo lần lượt là 27,42% và 9,17%. Mặc dù có số lượng hộ nghèo nhiều nhất nhì Huyện, nhưng có thể nói xã Đắk Ang đã có nhiều bước cố gắng đáng ghi nhận như từ 2016 với tỷ lệ hộ nghèo 56,04% đến đầu năm 2020 còn 27,42%, trong vòng 5 năm đã giảm tới 28,62%.

- Thu nhập bình quân của hộ nghèo:

Bảng 2.8: Bình quân thu nhập của các hộ trong 1 tháng

Đơn vị tính: hộ Thu nhập của hộ (1000đ) < 500 500-1.000 1.000-2.000 ≥2.000 Hộ nghèo 17 28 17 3 Hộ cận nghèo 5 13 4 4 Tổng số 22 41 21 7

(Nguồn: Số liệu điều tra ở huyện Ngọc Hồi năm 2020)

Qua khảo sát thấy được:

+ 22/90 hộ thu nhập dưới 500 nghìnđồng/tháng, tương ứng 24,44%. Trong đó, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo tương ứng là 18,89% và 5,56%.

+ 41/90 hộ thu nhập từ 500 – 1.000 nghìn đồng/tháng, chiếm 45,56%. Trong đó, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo tương ứng là 31,11% và 14,44%.

+ 21/90 hộ có thu nhập trung bình từ 1.000 -2.000 nghìnđồng/tháng chiếm 23,33%. Trong đó, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo tương ứng là 18,89% và 4,44%.

+ 7 hộ có thu nhập trung bình từ 2.000 nghìn đồng/tháng trở lên, chỉ chiếm 7,78%. Trong đó, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo tương ứng là 3,33% và 4,44%.

Với xuất phát điểm của nền kinh tế nước ta còn thấp trước khi đổi mới, nên nguồn lực của Nhà nước chưa đáp ứng được ngay nhu cầu phát triển KT - XH của các địa phương. Bên cạnh đó, năng lực điều hành của chính quyền địa phương trong công tác xóa đói, giảm nghèo chưa được thể hiện rõ; một số nơi chưa bố trí được cán bộ chuyên trách có đủ năng lực và trình độ, nhất là thiếu đội ngũ cán bộ chuyên trách có đủ năng lực và trìnhđộ, nhất là thiếu đội ngũ cán bộ người dân tộc; hoặc thiếu sự phối hợp, kết hợp nhịp nhàng giữa các bên tham gia quản lý. Ngoài ra, đa số đồng bào DTTS sinh sống ở vùng

nông thôn, vùng đặc biệt khó khăn, chỉ có một bộ phận nhỏ sống ở gần thị trấn. Địa bàn có xuất phát điểm thấp, điều kiện phát triển KT –XH còn nhiều mặt yếu kém, gây những tác động không tốt cho hoạt động sản xuất như điều kiện tự nhiên không thuận lợi, cơ sở hạ tầng thiếu thốn, đường sá đi lại còn khó khăn ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển sản phẩm nông nghiệp đi tiêu thụ cũng như hoạt động học tập kinh nghiệm từ các chương trình của trung tâm khuyến nông. Nhưng vấn đề vừa được thể hiện cụ thể quacác vấn đề sau:

- Yếu tố ngành nghề sản xuất của đồng bào DTTS

Đơn vị tính: %

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu ngành sản xuất của các hộ gia đình

(Nguồn: Số liệu điều tra ở huyện Ngọc Hồi năm 2020)

Đồng bào DTTS vì trình độ dân trí thấp, năng lực canh tác còn yếu kém nên chủ yếu sống bằng nghề nông. Với tỷ lệ 100% số hộ được khảo sát là thực hiện hoạt động sản xuất nông nghiệp.

- Trình độ dân trí thấp.

Đa số đồng bào sản xuất nông nghiệp theo tập quán bao đời nay, nên việc học tập chưa được chú trọng đúng mức. Hơn nữa, “cái bụng chưa no, làm sao lo cho con chữ”, vì thế mà nghèo cũng là nguyên nhân khiến đồng bào DTTS ít có điều kiện đầu tư cho con em mìnhăn học.

- Cơ cấu cây trồng bao gồm cây hàng năm như lúa, sắn, bắp (ngô)…và cây lâu năm như cà phê, cao su, xâm dây…. Còn cơ cấu vật nuôi thì gồm heo, bò, gà, vịt… Tuy nhiên, những sản phẩm chăn nuôi thì các hộ chủ yếu phục vụ cho mục đích tiêu dùng là chính, ít khi đem bán nên hộ thường không kê vào danh mục thu nhập.

Quá trình sinh sống, sản xuất nông nghiệp trong điều kiện bất lợi, phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên, thường xuyên chịu rủi ro bởi biến đổi khí hậu, lẫn chịu sự rủi ro cao từ thị trường. Và thời gian gần đây, chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, quá trình canh tác càng gặp nhiều khó khăn hơn như hạn hán, thiếu nước tưới, gây mất mùa ảnh

hưởng không nhỏ đến mức thu nhập của mỗi hộ. Không những thế, qua mấy năm liền giá cả thu mua các cây trồng ngày càng giảm, thấp, không được thuận lợi cho nhà nông dân.

Bảng 2.9: Số nhân khẩu của các hộ nghèo, cận nghèo

Số nhân khẩu trong hộ 1-3 4-6 7-9 ≥10

Số hộ/tổng số hộ 33/90 43/90 10/90 4/90

Tỷ lệ (%) 36.67 47.78 11 4.44

(Nguồn: Số liệu điều tra ở huyện Ngọc Hồi năm 2020)

Việc làm khôngổn định, thu nhập thấp. Hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện thường đông con, đa phần có từ 4 đến 6 con; lao động chính trong nhà có học vấn rất thấp, rất khó có cơ hội tìm được việc làm có thu nhập khá và ổn định. Hiện nay, thu nhập bình quân đầu người của một số nhóm hộ đồng bào nghèo là dưới 100 nghìn đồng/người/tháng. Những hạn chế về kinh tế chính là cản trở đối với người nghèo trong việc tiếp cận các điều kiện phúc lợi trong giáo dục, chăm sóc sức khỏe, sinh hoạt văn hóa…

Theo số liệu điều tra năm 2020 thì có một số nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng nghèo đói như sau:

Bảng 2.10: Khó khăn mà các hộ nghèo, cận nghèo đang gặp phải.Nguyên nhân Thiếu Nguyên nhân Thiếu

vốn Thiếu kinh nghiệm Thiếu đất Thiếu lao động Thiếu TLSX Khác Số hộ/ tổng số 71/90 38/90 41/90 25/90 56/90 3/90 Tỷ lệ 78.89 42.22 45.56 27.78 77.78 3.33

(Nguồn: Số liệu điều tra ở huyện Ngọc Hồi năm 2020)

- Thiếu vốn sản xuất:Thiếu vốn sản xuất là nguyên nhân đầu tiên, quan trọng dẫn đến nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số. Trong tổng số 90 hộ nghèo dân tộc thiểu số được khảo sát thì có tới 71 hộ nghèo do thiếu vốn sản xuất, chiếm 78,89%. Đối với người nghèo ngày nay việc tiếp cận các nguồn vốn và khả năng vay vốn đối với họ là dễ dàng hơn nhưng tỷ lệ thiếu vốn sản xuất ở đây vẫn còn lớn là do nguyên nhân người nghèo dân tộc thiểu số vay vốn về không biết làm gì, trìnhđộ dân trí thấp nên chưa biết cách sử dụng đồng vốn cho hiệu quả, có những lúc vốn vay về nhưng họ không biết cách làm ăn, kéo theo là cả vốn lẫn

lời, đến thời hạn trả nợ nhưng họ lại không dám vay nữa, vì thế nghèo vẫn cứ nghèo, đây chính là cái vòng luẩn quẩn của đói nghèo.

Một phần của tài liệu GIẢM NGHÈO CHO ĐỒNG bào dân tộc THIỂU số tại HUYỆN NGỌC hồi, TỈNH KONTUM (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)