Đặc điểm các DTTS Huyện Ngọc Hồi, Tỉnh KonTum

Một phần của tài liệu GIẢM NGHÈO CHO ĐỒNG bào dân tộc THIỂU số tại HUYỆN NGỌC hồi, TỈNH KONTUM (Trang 54 - 64)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGHÈO VÀ GIẢM NGHÈO

2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Ngọc Hồi, tỉnh KonTum

2.1.3. Đặc điểm các DTTS Huyện Ngọc Hồi, Tỉnh KonTum

- Ngọc Hồi có 17 dân tộc thiểu số, chủ yếu là dân tộc Xơ Đăng, Bana, chiếm hơn 90% dân số là người dân tộc thiểu số và 01 dân tộc ít người là Brâu. Sau 29 năm thành lập huyện, đời sống của đại đa số của đồng bào dân tộc thiểu số đã được cải thiện, thu

nhập bình quân đầu người năm 2016 đạt 17,5 triệu đồng, gần bằng 50% so với thu nhập bình quân đầu người của huyện. Qua nghiên cứu thực tế, có thể rút ra một số đặc điểm của các dân tộc thiểu số huyện Ngọc Hồi.

- Hầu hết đồng bào dân tộc thiểu số của huyện cư trú ở những địa bàn không thuận lợi, địa hình hiểm trở, đi lại khó khăn, xa trung tâm; thời tiết, khí hậu không thuận lợi, thường xuyên xảy ra ngập lụt,lũ quét, sạt lỡ đất.

- Kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, ít áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất; nhiều nơi vẫn còn tình trạng sản xuất “phát, đốt, chọc, trỉa”, nên đời sống của họ nhìn chung vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là các xã đặc biệt khó khăn Đắk Ang; xã biên giới Sa Loong, Bờ Y, Đắk Dục, Đắk Nông, Đắk Xú.

- Nhận thức của đồng bào các dân tộc thiểu số còn thấp, cộng thêm các phong tục, tập quán đặc thù, lạc hậu; các gia đình thường đông con và ít quan tâm đến việc học hành của con em mình; hơn nữa, tính trông chờ, ỷ lại sự hỗ trợ của Nhà nước, các tổ chức còn quá lớn, nên thường dẫn đến giảm trách nhiệm, ý chí vươn lên tự giảm nghèo trong từng người dân, hộ dân và cả cộng đồng.

- Kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ, giao thông đi lại giữa các thôn còn gặp nhiều khó khăn vào mùa mưa; nhà ở vẫn còn tạm bợ; nước sạch, vệ sinh môi trường chưa đảm bảo, dẫn đến dễ đau ốm, mắc các bệnh hiểm nghèo.

- Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại các xã có đông dân tộc thiểu số sinh sống còn tiềm ẩn nhiều yếu tố gây mất ổn định, nhất là vấn đề về tôn giáo.[20]

2.2. TÌNH HÌNH GIẢM NGHÈO CHO ĐỒNG BÀO DTTS Ở HUYỆN NGỌC HỒI, TỈNH KON TUM

2.2.1. Tình hình công tác giảm nghèo cho đồng bào DTTS ở Huyện Ngọc Hồi, Tỉnh Kon Tum

Trong những năm qua, cùng với chủ trương chung của Đảng, Nhà nước, huyện cũng có nhiều chính sách riêng để hỗ trợ người dân vùng đồng bào DTTS, qua đó giúp bà con từng bước ổn định cuộc sống.

Thực hiện Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/05/2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ 2011 – 2020. Đồng thời, nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công tác giảm nghèo Huyện đã sớm phê duyệt những chương trình giảm nghèo giai đoạn 2016-2020.[17]

- Hộ nghèo cuối năm 2017 là 1.153 hộ, chiếm tỷ lệ 7,09% ( giảm 1,84% so với năm 2016 ), đạt kế hoạch đề ra trên 1,2%/năm; hộ cận nghèo 674 hộ, chiếm tỷ lệ 4,14%

- Giải quyết đất sản xuất cho hộ nghèo còn thiếu đất ( không ). Giảm mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản đảm bảo từ 15-20% số hộ/năm, cụ thể:

* Về Y tế

- Tiếp cận dịch vụ y tế tăng 07 hộ so với năm 2016. - Bảo hiểm y tế tăng 58 hộ.

* Về giáo dục

- Trình độ giáo dục người lớn giảm 475 hộ. - Trình trạng đi học của trẻ em giảm 25 hộ.

* Về nhàở

- Chất lượng nhàở giảm 116 hộ. - Diện tích nhàở giảm 226 hộ.

* Về nước sạch và vệ sinh

- Nguồn nước sạch giảm 24 hộ.

- Hố xí, nhà tiệu hợp vệ sinh giảm 232 hộ.

* Về tiếp cận thông tin

- Sử dụng dịch vụ viễn thông giảm 482 hộ. - Tài sản phục vụ tiếp cận thông tin tăng 82 hộ.

- 100% xã có trường mầm non, phổ thông, trung tâm học tập cộng đồng đáp ứng nhu cầu học tập và phổ biến kiến thức cho người dân; 58% số xã có cơ sở vật chất trường đạt chuẩn nông thôn mới.

- 100% hộ gia đìnhđược sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. 33 công trình thủy lợi nhỏ được đầu tư đáp ứng 100% nhu cầu tưới tiêu nước cho diện tích cây hàng năm có nhu cầu tưới tiêu phục vụ dân sinh.

- 40% lao động qua đào tạo; có 78,4% người trong độ tuổi đạt trình độ giáo dục THCS trở lên; 25% số xãđạt chuẩn nông thôn mới ( Đăk Nông, Đăk Kan ).

- Đến cuối năm 2020 hộ nghèo có thu nhập bình quânđầu người tăng lên gấp 02 lần so với năm 2015 trở lên; bình quân mỗi năm có hơn 10% hộ tham gia mô hình thoát nghèo; 02 xã, thị trấn đã thực hiện mô hình giảm nghèo( Đăk Nông, Thị trấn),còn 05 xã đang triển khai mô hình giảm nghèo bền vững ( Sa Loong, Đăk dục, Đăk Ang, Đăk Xú,

Bờ y ).

- 85% cán bộ công chức cấp xã, đoàn thể, thôn trưởng được tham gia tập huấn về kỷ năng quản lý các chương trình, dự án; 85% các hộ dân thuộc địa bàn xã, thị trấn được tiếp cận thông tin về tình hình phát triển KT-XH của đất nước thông qua kênh phát thanh, truyền hình; sách,ấn phẩm truyền thông…[17]

Một số chính sách chung như:

- Chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo:

Trong những năm qua Huyện Ngọc Hồi đã tập trung nhiều nguồn vốn đầu tư hỗ trợ, giúp đỡ đồng bào DTTS vươn lên ổn định sinh hoạt và sản xuất, xây dựng cuộc sống gia đình. Tại huyện Ngọc Hồi, các dự án giảm nghèo đã vàđang phát huy hiệu quả, tạo thêm động lực cho hộ nghèo vươn lên thoát nghèo. Trong đó, nổi bật là chính sách tín dụng ưu đãi hộ nghèo, từ nguồn vốn vay của Ngân hàng CSXH, nhiều nông dân đã có thêm điều kiện đầu tư phát triển kinh tế gia đình, góp phần là giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương. Cụ thể, từ năm 2016 - 2020, Chi nhánh ngân hàng CSXH đã giải quyết cho 1.319 lượt hộ nghèo vay vốn để đầu tư phát triển sản xuất, với tổng số tiền cho vay là 50.678.000.000 đồng; Chính sách hỗ trợ vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ cận nghèo là 687 hộ, với tổng số tiền là 30.956.000.000 đồng; Chính sách hỗ trợ vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ thoát nghèo là 980 hộ, với tổng số tiền là 44.274.000.000 đồng; Chính sách hỗ trợ vay vốn đối với học sinh, sinh viên là 79 hộ, với tổng số tiền là 864.230.000 đồng. Ngoài ra, các hội đoàn thể đã triển khai xây dựng các quỹ tiết kiệm, quỹ tương trợ để giúp cho các đoàn viên, hội viên khó khăn đầu tư sản xuất, tăng thu nhập, vươn lên thoát nghèo.[4]

Thực tế khảo sát 90 hộ có thể thấy, vốn để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ lấy từ 3 nguồn chính đó là: vốn tự có, vốn vay và hỗ trợ từ Nhà nước.

Bảng 2.1: Nguồn gốc vốn của các hộ nghèo, cận nghèo

Nguồn gốc vốn Vốn tự có Vốn vay Hỗ trợ từ Nhà nước Vay từ ngân hàng CSXH Vay từ người thân Vay ngoài Hộ nghèo Số hộ/tổng số hộ điều tra 5 31 10 9 5 Tỷ lệ (%) 8.33 51.67 16.67 15.00 8.33 Hộ cận nghèo Số hộ/tổng số hộ điều tra 15 7 4 4 0 Tỷ lệ (%) 50.00 23.33 13.33 13.33 0.00

(Nguồn: Số liệu điều tra ở huyện Ngọc Hồi năm 2020)

Trong 60 hộ nghèo khảo sát, thì có 8,33% tự túc nguồn vốn. Còn lại 91,67% là có vốn từ việc vay từ Ngân hàng CSXH chiếm 51,67%; từ người thân chiếm 16,67%; vay ngoài chiếm 15,00%; bên cạnh đó còn có 8,33% hộ được từ các chương trình hỗ trợ từ Nhà nước.

Trong 30 hộ cận nghèo, đa phần các hộ đã tự túc nguồn vốn chiếm 50,00% trong tổng số hộ cận nghèo được khảo sát.

Các hộ nghèo, cận nghèo vay ngoài chủ yếu là của người Kinh thông qua hình thức vay vốn phi chính thức và không lãi suất.

- Chính sách về giáo dục:

Bảng 2.2: Tiền hỗ trợ chính sách giáo dục

Chính sách Số tiền (đồng)

Hỗ trợ tiền ăn trưa 3.084.836.000

Hỗ trợ chi phí học tập, miễn giảm học phí cho học sinh 5.512.412.000 Trường Đại học Kinh tế Huế

Hỗ trợ học tập cho học sinh khuyết tật 985.983.000 Hỗ trợ học tập đối với học sinh thuộc DTTS ít người 585.706.000

Chính sách học phí cho học sinh 3.760.715.000

Hỗ trợ miễn giảm học phí cho sinh viên 19.950.000 Chính sách nội trú đối với sinh viên 55.060.000

Tổng: 14.004.622.000

(Nguồn: Phòng Laođộng thương binh và xã hội huyện Ngọc Hồi)

- Chính sách hỗ trợ về y tế, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo:

Căn cứ Luật Bảo hiểm y tế; Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều Luật Bảo hiểm y tế; Huyện đã tập trung chỉ đạo đơn vị chuyên môn thường xuyên rà soát, tổ chức cấp mới, cấp đổi thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng thụ hưởng, đảm bảo quyền lợi khi khám chữa bệnh cho các đối tượng theo quy định. Từ năm 2016 -2018, huyện đã triển khai cấp thẻ BHYT cho hộ nghèo, cận nghèo, thoát nghèo trên địa bàn huyện gồm 18.603 thẻ; trong đó, hộ nghèo 13.771 thẻ, hộ cận nghèo 2.832 thẻ. Thực hiện điều chỉnh chính sách BHYT cho các đối tượng theo Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn,xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016-2020. Thời gian thực hiện giảm thẻ từ ngày 01/8/2017 với tổng số thẻ giảm là 18.568 thẻ, trong đó thẻ dân tộc thiểu số (DTTS) từ khu vực II lên khu vực I là 11.947 thẻ; giảm thẻ người Kinh vùng KT- ĐBKK là 6.621 thẻ. Đồng thời chỉ đạo cơ sở y tế nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh có bảo hiểm y tế. Chính sách hỗ trợ y tế trong những năm qua đã góp phần thiết thực vào việc chăm sóc sức khỏe cho người nghèo, đảm bảo công bằng xã hội, góp phần ổn định chính trị xã hội trêm địa bàn huyện.[4]

- Chính sách hỗ trợ về nhà ở, nước sạch sinh hoạt hợp vệ sinh và một số phương tiện sinh hoạt cho người nghèo:

Tổng số hộ nghèo được hỗ trợ vốn vay làm nhàở theo Quyết định 33/2015/QĐ-TTg năm 2016-2018 là 135 hộ, với tổng số tiền là 3.375.000.000 đồng. Đến nay, việc xây dựng nhà ở đã hoàn thành và đưa vào sử dụng. Ngoài ra, từ nguồn quỹ tiết kiệm “vì

người nghèo” Tổng số tiền huy động từ các tổ chức, đơn vị, các tầng lớp Nhân dân ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” trên địa bàn huyện từ năm 2016-2018 là 475.000.000 đồng (cấp huyện 218.000.000 đồng, cấp xã 257.000.000 đồng). Hỗ trợ 08 căn nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo các xã, thị trấn (trị giá 30 triệu đồng/01căn); hỗ trợ cây giống cho hộ nghèo phát triển sản xuất, tổng trị giá 300.000.000 đồng; hỗ trợ khó khăn đột xuất cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn và trẻ em nghèo vượt khó trong học tập, tổng trị giá 50.000.000 đồng (kết quả thực hiện việc quản lý và sử dụng Quỹ “Vì người nghèo” năm 2016-2018 có quỹ kết dư của năm 2015 chuyển sang).

Có thể thấy hoạt động hỗ trợ để xóa nhàở tạm bợ dột nát cho hộ nghèo trên địa bàn huyện trong thời gian qua đã tiếp tục củng cố và tô thắm thêm tinh thần đoàn kết trong cộng đồng dân cư, đồng thời phát huy mạnh mẽ truyền thống nhân ái của dân tộc Việt nam “lá lành đùm lá rách”.

Để đồng bào dân tộc thiểu số nâng cao chất lượng cuộc sống, huyện Ngọc Hồi còn đầu tư hỗ trợ giải quyết nước sạch sinh hoạt hợp vệ sinh cho các hộ nghèo với tổng số công trìnhnước tự chảy được nâng cấp, sửa chữa phục vụ Nhân dân là 03 công trình, với tổng số tiền 1.479.344.000 đồng (Công trình nước tự chảy Dục Nhầy 2, xãĐăk Dục, số tiền 491.531.000 đồng; Công trình nước tự chảy Nông Kon, xã Đăk Dục, số tiền 492.494.000 đồng; Công trình nước tự chảy Giang Lố 1, xã Sa Loong, số tiền 495.319.000 đồng), cấp không thu tiền muối I-ốt, hỗ trợ tiền điện hộ nghèo và hộ chính sách xã hội với tổng số hộ nghèo theo tiêu chí thu nhập và hộ chính sách xã hội được hỗ trợ tiền điện là 3.423 hộ, với số tiền 2.002.464.000 đồng (Hộ nghèo theo tiêu chí thu nhập 3.304 hộ/1.943.585.000 đồng; hộ chính sách xã hội 119 hộ/58.879.000 đồng) .… Các hoạt động này đã kịp thời hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, có thêm điều kiện để vươn lên trong cuộc sống.[4]

Bảng 2.3: Tiền hỗ trợ về nước sạch và điện sinh hoạt

STT Chính sách Số tiền (đồng)

1 Hỗ trợ đầu tư công trình nước tự chảy 1.479.344.000

2 Hỗ trợ tiền điện 2.002.464.000

3 Tổng: 3.481.808.000

(Nguồn: Phòng Laođộng thương binh và xã hội huyện Ngọc Hồi)

Trong số 90 hộ khảo sát, đa phần đã có nhà ở kiên cố và bán kiên cố, chỉ một phần nhỏ là nhà tạm bợ.

- Chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho hộ nghèo dân tộc thiểu số, hỗ trợ trực tiếp cho người dân tộc hộ nghèo ở vùng khó khăn, cụ thể:

Bảng 2.4: Tiền hỗ trợ chính sách đất ở, đất sản xuất giai đoạn 2016-2018Giai đoạn 2016 – 2018 Giai đoạn 2016 – 2018

Nhóm chính sách Số hộ (hộ) Số tiền ( Triệu đồng)

Đất sản xuất 166 2.944.600.000

Đất ở 60 60.000.000

Chuyển đổi ngành nghề 218 1.870.000.000

Nước sinh hoạt 294 382.200.000

Tổng: 738 5.256.800.000

(Nguồn: Phòng Laođộng thương binh và xã hội huyện Ngọc Hồi)

Theo Quyết định 102/2009/QĐ-TTg: Tổng số vốn hỗ trợ cho đối tượng hộ nghèo theo quyết định 102/QĐ-TTg là: 1.298.800.000 đồng, bao gồm hỗ trợ muối I-ốt và tiền mặt. Tính đến 31/12/2018 đã giải ngân 863.120.000 đồng (Đăk Dục 41.320.000 đồng, Sa Loong 157.680.000 đồng, Đăk Ang 627.800.000 đồng, Pờ Y 4.640.000 đồng, Đăk Nông 18.720.000 đồng, Đăk Kan 3.520.000 đồng, Đăk Xú 9.440.000 đồng).

Song song với việc giải quyết đất ở và đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số, thời gian qua huyện Ngọc Hồi còn tập trung lập hồ sơ quản lý và tiến hành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đồng bào. Từ công tác giải quyết và giao đất cho đồng bào đã tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào yên tâm đầu tư phát triển sản xuất, phát triển kinh tế bền vững.[4]

Trong số 90 hộ khảo sát, có 87 hộ đã cóđất để sản xuất, còn 3 hộ là người già neo đơn, chỉ có một mảnh đất vừa đủ dựng nhà để ở.

- Về đào tạo nghề và giải quyết việc làm:

Công tác lao động, việc làm, dạy nghề đã được quan tâm triển khai thực hiện. Các hoạt động tư vấn học nghề, giới thiệu việc làm, ngày càng thu hút nhiều lao động tham gia. Thông qua các kênh vay vốn giải quyết việc làm, đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tuyển dụng lao động của các đơn vị sản xuất kinh doanh, dịch vụ … , cụ thể:

- Đã giải quyết việc làm cho 204 lao động, thông qua kênh vay vốn giải quyết việc làm. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn 738 học viên (nông nghiệp: 711 học viên; Phi nông nghiệp 27 học viên). Tổng số vốn hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn là 1.672.200.000đ ( Nghề nông nghiệp 1.237.200.000đ, nghề phi nông nghiệp 435.000.000đ ). Tính dến 30/9/2018 đã giải ngân 1.036.542.000 đồng (Nghề nông nghiệp 637.671.000đ, nghề phi nông nghiệp 398.871.000đ).

- Đầu tư cơ sở hạ tầng các xã, thôn, làngđặc biệt khó khăn:

Từ năm 2016 đến nay Huyện Ngọc Hồi đã triển khai đầu tư 22.405.324.000 đồng thực hiện chính sách hỗ trợ, cải thiện dịch vụ, nâng cao đời sống cho đồng bào vùng khó khăn (theo chương trình 135). Trong đó: vốn đầu tư phát triển 17.390.209.000 đồng; vốn sự nghiệp 5.015.115.000 đồng. Tính đến ngày 31/12/2018 đã giải ngân 19.999.410.000

Một phần của tài liệu GIẢM NGHÈO CHO ĐỒNG bào dân tộc THIỂU số tại HUYỆN NGỌC hồi, TỈNH KONTUM (Trang 54 - 64)