Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu GIẢM NGHÈO CHO ĐỒNG bào dân tộc THIỂU số tại HUYỆN NGỌC hồi, TỈNH KONTUM (Trang 73 - 77)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGHÈO VÀ GIẢM NGHÈO

2020

2.3. Đánh giá chung về công tác giảm nghèo ở huyện Ngọc Hồi, tỉnh KonTum gia

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

Tồn tại, hạn chế:

Bên cạnh những kết quả đạt được đáng khích lệ như trên đã nêu, công tác giảm nghèoở Huyện Ngọc Hồi vẫn còn những hạn chế.

Trong quá trình triển khai thực hiện, một số chương trình chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu về cây giống cây trồng theo thời vụ cho các hộ, một số chính sách triển khai còn chậm; những hộ nghèo đa số có trình độ thấp, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số nên việc tiếp cận thực hiện các chương trình, mô hình còn hạn chế, số vốn cho vay còn thấp và thời gian cho vay ngắn nên chưa phát huy hết được khả năng sử dụng vốn của các hộ.

Các xã, các thôn, làng có tỷ lệ hộ nghèo cao mặc dù đã được quan tâm chỉ đạo thường xuyên, ưu tiên đầu tư kinh phí nhằm đẩy nhanh tỉ lệ giảm nghèo, tuy nhiên kết quả giảm nghèo đạt không cao, vẫn còn 01 xã có tỉ lệ hộ nghèo trên 20%.

- Kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số phát triển nhưng chưa mạnh, chưa có yếu tố mới mang tính đột phá thúc đẩy nền kinh tế, kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH.

- Chất lượng dịch vụ y tế chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân, mạng lưới y tế cơ sở được mở rộng nhưng trang thiết bị vẫn còn lạc hậu, thiếu thốn.

- Cơ hội tiếp cận và thực hiện công việc của người dân dân tộc thiểu số là rất hạn chế.

- Hiệu quả của việc ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi của người dân sau khi học nghề chưa cao.

- Kết quả giảm nghèo chưa thực sự bền vững, các hộ nghèo chủ yếu là thuần nông, dân tộc thiểu số, vùng khó khăn; yếu tố ảnh hưởng do thiên tai khó lường dẫn đến tỷ lệ phát sinh nghèo và tái nghèo giảm chậm.

- Việc huy động các nguồn lực từ cộng đồng còn hạn chế. Các mô hình giảm nghèo tại một số địa bàn xã chưa thực sự phát huy tác dụng; công tác nhân rộng mô hình giảm nghèo hiệu quả còn chậm.

- Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức chưa được thực hiện thường xuyên. Việc giải quyết việc làm cho lao động nông thôn còn hạn chế.

- Công tác điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo triển khai muộn. Thêm vào đó, kết quả thực hiện một số chính sách giảm nghèo chưa đạt yêu cầu đề ra. Việc hỗ trợ học phí và chi phí học tập cho học sinh, sinh viên theo Nghị định 86/CP, Quyết định 60/TTg, Quyết định 239/TTg, nghị định 116/CP, Thông tư liên tịch 42/BGDĐT-BLĐTBXH- BTC, Quyết định 53/TTg, Nghị định 57/CP còn chậm, nguồn vốn cho vay hộ nghèo còn ít so với nhu cầu thực tế. Công tác cấp phát thẻ BHYT ở một số nơi còn chậm và sai sót…

Một số xã vùng sâu CSHT chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế, do đó gây khó khăn trong việc sản xuất, hàng hóa do nhân dân sản xuất ra gặp khó khăn trong việc vận chuyển ra thị trường để tiêu thụ do đó thường bị ép giá cũng là những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến thu nhập của người dân. Mặt khác thông tin về thị trường thì những người dân sống trong các vùng này ít được tiếp cận ít nhiều ảnh hưởng đến việc tính toán để sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Thị trường là yếu tố quyết định thành bại đối với việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của nông dân, trong thời gian qua giá cả thị trường tác động có lợi cho người sản xuất, cụ thể là giá các loại nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất thì tăng trong khi giá sản phẩm do người nông dân sản xuất ra thì lại giảm (chủ lực là cà phê) do vậy cuộc sống của người nghèo lại nghèo thêm.

Tình trạng đồng bào DTTS chưa đủ đất sản xuất vẫn còn nên đời sống gặp khó khăn. Một số hộ dù đãđược cấp đất song do đất sản xuất ở khá xa nơi cư trú, đất xấu, bạc màu, thiếu vốn đầu tư nên việc tổ chức sản xuất chưa được thuận tiện và không hiệu quả. Đội ngũ cán bộ DTTS được quan tâm nâng cao trình độ và bố trí sử dụng song kết quả còn hạn chế. Một số cơ quan, đơn vị, địa phương tỷ lệ cán bộ DTTS còn thấp, cán bộ nguồn là người DTTS còn mỏng, có nơi hụt hẫng. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở một số làng đồng bào DTTS dù được giữ ổn định nhưng vẫn còn tiềm ẩn những yếu tố phức tạp.

%

Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo là đồng bào DTTS

(Nguồn: Phòng Laođộng thương binh và xã hội huyện Ngọc Hồi)

Qua nhiều năm biến động thất thường. Tỷ lệ hộ nghèo là đồng bào DTTS đến nay vẫn còn chiếm tỷ lệ cao cụ thể trên 8%. Tỷ lệ hộ cận nghèo là đồng bào DTTS cũng tăng lên so với các năm trước. Qua biểu đồ trên ta có thể thấy, năm 2018 và 2019 là 2 năm có tỷ lệ hộ nghèo còn cao, đặc biệt nhất là năm 2018 có số tỷ lệ cao nhất trong 5 năm giai đoạn 2016-2020.

- Thực tế cho thấy, vẫn còn nhiều hộ rơi vào tình trạng thiếu đói. • Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác giảm nghèo:

Là huyện miền núi, biên giới nên điều kiện kinh tế - xã hội huyện còn những khó khăn nhất định; tập quán và phương thức canh tác đã hình thành từ lâu đời nên chưa theo kịp nhu cầu phát triển chung. Điều kiện tự nhiên không thuận lợi, thiên tai, dịch bệnh thường xuyên xảy ra, ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất-kinh doanh và đời sống của người dân. Người dân đặc biệt là người nghèo, người đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn thói quen sản xuất chăn nuôi theo truyền thống thả rong, chưa chú trọng đến việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất dẫn đến năng suất chưa cao.

Xuất phát điểm của nền KT-XH của huyện thấp so với mặt bằng chung của tỉnh; trìnhđộ, nhận thức chung của đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế; cơ sở hạ tầng kém, thiếu vốn, thiếu tư liệu sản xuất; thiếu các cơ chế, chính sách để hỗ trợ kinh tế phát triển.[5]

Một số nơi trên địa bàn huyện đã xảy ra tình trạng hạn hán, mất mùa và dịch bệnh xảy ra nên đãảnh hưởng rất nhiều đến sản xuất, đời sống và thu nhập của người dân. Giá cả một số mặt hàng nông sản giảm mạnh; bên cạnh đó, trong năm 2020 xuất hiện đại dịch Covid toàn cả Thế giới, Việt Nam nói chung đặc biệt Huyện Ngọc Hồi-tỉnh Kon Tum nói riêng dẫn đến khủng hoảng nền kinh tế, một số doanh nghiệp trên địa bàn Huyện kinh doanh thua lỗ hoặc cầm chừng nên đãảnh hưởng đến nhiều việc giải quyết việc làm, thu nhập, nhất là đối với lao động nghèo, người dân tộc thiểu số, cũng như việc huy động nguồn lực từ cộng đồng rất khó khăn.

Bên cạnh những nguyên nhân khách quan như tình hình kinh tế khó khăn, giá cả một số mặt hàng nông sản như cà phê, cao su giảm mạnh. Diễn biến thời tiết thất thường,

thiên tai, dịch bệnh ảnh hưởng rất nhiều đến sản xuất, đời sống và thu nhập của người dân, thì nguyên nhân chủ yếu của các tình trạng trên là do:

- Nguồn lực đầu tư cho chương trình giảm nghèo còn hạn chế, chủ yếu là nguồn vốn ngân sách Trung ương, vốn lồng ghép. Kinh phí bố trí cho công tác giảm nghèo chủ yếu là thực hiện chính sách hỗ trợ về: y tế, giáo dục, đầu tư CSHT…trong khi kinh phí để thực hiện các chính sách nhằm tạo sinh kế cho người nghèo như khuyến nông – khuyến lâm, hỗ trợ phát triển sản xuất … chưa nhiều.

- Các đơn vị được giao triển khai các nhiệm vụ theo kế hoạch giảm nghèo giai đoạn 2016-2020 của huyện chưa thực sự phát huy tích cực vai trò tham mưu triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án, truyền thông về giảm nghèo. Một bộ phận nhân dân, người nghèo còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, ý thức vươn lên thoát nghèo chưa cao.

- Năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý điều hành, tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách giảm nghèo của các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận, hội, đoàn thể đối với từng lĩnh vực, từng ngành còn hạn chế.

- Quy mô, năng lực sản xuất- kinh doanh còn nhỏ lẽ, manh mún.

- Mặt bằng dân trí, nhận thức của người dân về công tác giảm nghèo chưa được nâng cao, một bộ phận khá lớn trong dân cư vẫn còn tư tưởng trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước.

- Tỷ lệ hộ nghèo càng về những năm sau càng khó giảm và giảm thấp hơn các năm trước, đa phần những hộ nghèo còn lại là những hộ rất khó thoát nghèo như hộ người già neo đơn, hộ có người bị tàn tật…Các chính sách hỗ trợ hộ cận nghèo còn ít, chủ yếu là hỗ trợ về y tế, giáo dục, vay vốn,…chưa phát huy hết hiệu quả, nên các hộ cận nghèo không may gặp rủi ro như thiên tai, bệnh tật…rất dễ rơi vào diện hộ nghèo.

- Một số hộ dân, hộ nghèo có tư tưởng “muốn vào diện hộ nghèo, hộ cận nghèo và không muốn thoát nghèo” để được hưởng chính sách trợ giúp của Nhà nước, do đó, kết quả giảm nghèoở một số nơi chưa phản ánh đúng với tình hình

KT–XH của địa phương.

Một phần của tài liệu GIẢM NGHÈO CHO ĐỒNG bào dân tộc THIỂU số tại HUYỆN NGỌC hồi, TỈNH KONTUM (Trang 73 - 77)