CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGHÈO VÀ GIẢM NGHÈO
2020
3.3. Một số giải pháp chủ yếu giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện ngọc
3.3.3.2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về công tác giảm
nghèo
Tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn, vận động bồi dưỡng kiến thức cho các cộng đồng nghèo và lực lượng cán bộ các cấp có liên quan đến điều hành, chỉ đạo công tác xóa đói, giảm nghèo, làm cho mọi người hiểu rõ mục đích ý nghĩa nội dung các chính sách của Đảng và Nhà nước về Chương trình xóa đói giảm nghèo, đồng thời cho người nghèo hiểu được, công việc giảm nghèo không phải chỉ là trách nhiệm của Nhà nước, hay xã hội, mà đó là trách nhiệm chung, trong đó có người nghèo, để giảm tư tưởng ỷ lại, từ đó nâng cao nhận thức, ý chí quyết tâm vươn lên thoát nghèo.
Tuy nhiên cần phải tư duy, lựa chọn các nội dung tuyên truyền có sự hấp dẫn đối với người đọc. Thông tin cần thiết thực, cụ thể, dễ thực hiện, có thể áp dụng ngay để củng cốniềm tin của người nghèo.
Nêu lên và đề cao vai trò của các tổ chức đoàn thể (hội nông dân, hội phụ nữ, đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh,…), trong đó thôn trưởng là lực lượng xung kích, đầu tàu trong việc thực hiện chương trình giảm nghèo.
Giới thiệu kịp thời các mô hình, kinh nghiệm thoát nghèo nhanh, bền vững của các hộ gia đình,địa phương, kinh nghiệm sử dụng vốn vay có hiệu quả. Vận động đồng bào thực hiện tốt việc quản lý, sử dụng có hiệu quả đất đai của các công ty nông, lâm nghiệp sử dụng không đúng mục đích, kém hiệu quả để tạo quỹ đất hỗ trợ cho đồng bào DTTS tại chỗ thiếu đất sản xuất.
Tổ chức thêm các buổi đối thoại với người nghèo để thấu hiểu được tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu của người nghèo, góp phần tháo gỡ nhiều vướng mắc và đề ra các giải pháp quan trọng trong thực hiện công tác giảm nghèo, từ đó có những chính sách gắn liền với thực tiễn hơn nữa.