Bình quân thu nhập của các hộ trong 1 tháng

Một phần của tài liệu GIẢM NGHÈO CHO ĐỒNG bào dân tộc THIỂU số tại HUYỆN NGỌC hồi, TỈNH KONTUM (Trang 66 - 68)

Đơn vị tính: hộ Thu nhập của hộ (1000đ) < 500 500-1.000 1.000-2.000 ≥2.000 Hộ nghèo 17 28 17 3 Hộ cận nghèo 5 13 4 4 Tổng số 22 41 21 7

(Nguồn: Số liệu điều tra ở huyện Ngọc Hồi năm 2020)

Qua khảo sát thấy được:

+ 22/90 hộ thu nhập dưới 500 nghìnđồng/tháng, tương ứng 24,44%. Trong đó, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo tương ứng là 18,89% và 5,56%.

+ 41/90 hộ thu nhập từ 500 – 1.000 nghìn đồng/tháng, chiếm 45,56%. Trong đó, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo tương ứng là 31,11% và 14,44%.

+ 21/90 hộ có thu nhập trung bình từ 1.000 -2.000 nghìnđồng/tháng chiếm 23,33%. Trong đó, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo tương ứng là 18,89% và 4,44%.

+ 7 hộ có thu nhập trung bình từ 2.000 nghìn đồng/tháng trở lên, chỉ chiếm 7,78%. Trong đó, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo tương ứng là 3,33% và 4,44%.

Với xuất phát điểm của nền kinh tế nước ta còn thấp trước khi đổi mới, nên nguồn lực của Nhà nước chưa đáp ứng được ngay nhu cầu phát triển KT - XH của các địa phương. Bên cạnh đó, năng lực điều hành của chính quyền địa phương trong công tác xóa đói, giảm nghèo chưa được thể hiện rõ; một số nơi chưa bố trí được cán bộ chuyên trách có đủ năng lực và trình độ, nhất là thiếu đội ngũ cán bộ chuyên trách có đủ năng lực và trìnhđộ, nhất là thiếu đội ngũ cán bộ người dân tộc; hoặc thiếu sự phối hợp, kết hợp nhịp nhàng giữa các bên tham gia quản lý. Ngoài ra, đa số đồng bào DTTS sinh sống ở vùng

nông thôn, vùng đặc biệt khó khăn, chỉ có một bộ phận nhỏ sống ở gần thị trấn. Địa bàn có xuất phát điểm thấp, điều kiện phát triển KT –XH còn nhiều mặt yếu kém, gây những tác động không tốt cho hoạt động sản xuất như điều kiện tự nhiên không thuận lợi, cơ sở hạ tầng thiếu thốn, đường sá đi lại còn khó khăn ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển sản phẩm nông nghiệp đi tiêu thụ cũng như hoạt động học tập kinh nghiệm từ các chương trình của trung tâm khuyến nông. Nhưng vấn đề vừa được thể hiện cụ thể quacác vấn đề sau:

- Yếu tố ngành nghề sản xuất của đồng bào DTTS

Đơn vị tính: %

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu ngành sản xuất của các hộ gia đình

(Nguồn: Số liệu điều tra ở huyện Ngọc Hồi năm 2020)

Đồng bào DTTS vì trình độ dân trí thấp, năng lực canh tác còn yếu kém nên chủ yếu sống bằng nghề nông. Với tỷ lệ 100% số hộ được khảo sát là thực hiện hoạt động sản xuất nông nghiệp.

- Trình độ dân trí thấp.

Đa số đồng bào sản xuất nông nghiệp theo tập quán bao đời nay, nên việc học tập chưa được chú trọng đúng mức. Hơn nữa, “cái bụng chưa no, làm sao lo cho con chữ”, vì thế mà nghèo cũng là nguyên nhân khiến đồng bào DTTS ít có điều kiện đầu tư cho con em mìnhăn học.

- Cơ cấu cây trồng bao gồm cây hàng năm như lúa, sắn, bắp (ngô)…và cây lâu năm như cà phê, cao su, xâm dây…. Còn cơ cấu vật nuôi thì gồm heo, bò, gà, vịt… Tuy nhiên, những sản phẩm chăn nuôi thì các hộ chủ yếu phục vụ cho mục đích tiêu dùng là chính, ít khi đem bán nên hộ thường không kê vào danh mục thu nhập.

Quá trình sinh sống, sản xuất nông nghiệp trong điều kiện bất lợi, phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên, thường xuyên chịu rủi ro bởi biến đổi khí hậu, lẫn chịu sự rủi ro cao từ thị trường. Và thời gian gần đây, chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, quá trình canh tác càng gặp nhiều khó khăn hơn như hạn hán, thiếu nước tưới, gây mất mùa ảnh

hưởng không nhỏ đến mức thu nhập của mỗi hộ. Không những thế, qua mấy năm liền giá cả thu mua các cây trồng ngày càng giảm, thấp, không được thuận lợi cho nhà nông dân.

Một phần của tài liệu GIẢM NGHÈO CHO ĐỒNG bào dân tộc THIỂU số tại HUYỆN NGỌC hồi, TỈNH KONTUM (Trang 66 - 68)