Nhóm giải pháp hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao người có thu nhập hộ

Một phần của tài liệu GIẢM NGHÈO CHO ĐỒNG bào dân tộc THIỂU số tại HUYỆN NGỌC hồi, TỈNH KONTUM (Trang 82 - 87)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGHÈO VÀ GIẢM NGHÈO

2020

3.3. Một số giải pháp chủ yếu giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện ngọc

3.3.1. Nhóm giải pháp hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao người có thu nhập hộ

nghèo dân tộc thiểu số

a. Tăng cường công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm.

Để thực hiện tốt công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số, cần thực hiện các giải pháp sau:

Thứ nhất, gắn chương trình phát triển nguồn nhân lực với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện đến năm 2025. Hướng nghiệp cho lao động nghèo dân tộc thiểu số cần chú ý gắn liền với các ngành phát triển kinh tế, theo hướng giảm dần tỷ trọng lao động nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động trong các ngành dịch vụ, công nghiệp – xây dựng, phấn đấu hằng năm đào tạo nghề cho 300 lao động nghèo dân tộc thiểu số.

Thứ hai, gắn đào tạo nghề với thực tế phát triển nông nghiệp của địa phương tập trung các nghề trồng chăm sóc cây cà phê, lúa nước, cao su; định hướng cho hộ nghèo dân tộc thiểu số từng bước ứng dụng côngnghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.

Thứ ba, củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm hướng nghiệp – Giáo dục thường xuyên của huyện; tiếp tục phối hợp, liên kết chặt chẽ với Trường Cao đẳng nghề Bình Dương, các Trung tâm đào tạo nghề, giới thiệu việc làm trong và ngoài tỉnh trong công tác khảo sát, tư vấn, định hướng, đào tạo nghề, giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động cho lao động vùng dân tộc thiểu số.

Thứ tư, tăng cường công tác tuyên truyền các chủ trương chính sách của Nhà nước về dạy nghề miễn phí, hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại, giới thiệu tìm việc làm sau học nghề…cho lao động hộ nghèo để thu hút người nghèo dân tộc thiểu số trong độ tuổi lao động tích cực tham gia học nghề để tìm việc làm và tự tạo việc làm tại chỗ có thu nhập ổn định.

Thứ năm, chỉ đạo các đoàn thể, các ngành, các địa phương vận động các doanh nghiệp, chủ hộ kinh doanh bảo trợ, đỡ đầu dưới các hình thức vừa học vừa làm, kèm cặp, đào tạo tại chỗ…giúp đỡ người lao động nghèo dân tộc thiểu số có nghề, có việc làm, thu nhập ổn định.

b. Hỗ trợ sản xuất, chuyển giao khoa học kỹ thuật và nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông, khuyến lâm.

Đây là giải pháp hết sức quan trọng, nhằm giúp hộ nghèo dân tộc thiểu số có điều kiện phát triển kinh tế, giảm nghèo nhanh và hiệu quả. Trong thời gian tới cần thực hiện một số nội dung sau:

- Đẩy mạnh công tác chuyển giao những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, dần thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu trong đồng bào dân tộc thiểu số nghèo. Thông qua các buổi tập huấn, hội thảo đầu bờ, các mô hình trình diễn, tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh, báo, tạp chí…; tăng cường cán bộ trực tiếp hướng dẫn nghiệp vụ sản xuất, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho người nghèo dân tộc thiểu số; đồng thời đưa các giống mới, có chất lượng cao phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng để giúp họ chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi hiệu quả.

- Đầu tư xây dựng và nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế cho hộ nghèo dân tộc thiểu số, chú trọng các mô hình trồng cỏ nuôi bò; trồng, chăm sóc cây cà phê; từng bước triển khai các mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, hướng họ đến xây dựng cánh đồng lớn trong thâm canh cây mỳ, cà phê…Tập trung phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, xem xét nghiên cứu xây dựng để phát triển đại gia súc, giải quyết việc làm, tăng thu nhập tại các xã nghèo.

- Tiếp tục hỗ trợ các giống cây trồng, vật nuôi, công cụ sản xuất cho hộ nghèo dân tộc thiểu số, tập trung hỗ trợ bò cái sinh sản, các giống ngô lai, lúa mới, mỳ cao sản năng suất cao, phân bón, các loại máy nông nghiệp: máy cày, sạ lúa, máy bơm nước…

- Tạo điều kiện thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến hàng nông sản trên địa bàn, nhà máy phân vi sinh. Trước mắt xây dựng nhà máy chế biến mũ cao su, cà phê có quy mô nhằm giải quyết tốt đầu ra cho hàng nông sản của huyện nói chung và vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng: đồng thời, giải quyết việc làm cho người lao động tại chỗ của địa phương.

- Thực hiện các chương trình phối hợp, lồng ghép các dự án đầu tư phát triển để tổ chức chuyển giao kỹ thuật trồng nấm, nuôi cá nước ngọt, bảo quản, sơ chế, chế biến sản phẩm nông nghiệp sau thu hoạch cho hộ nghèo; định hướng cho hộ nghèo dân tộc thiểu số khôi phục các nghề truyền thống, xây dựng các sản phẩm đặc trưng để từng bước tham gia thị trường hàng hóa, dịch vụ.

- Đa dạng hóa các hình thức khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số; hỗ trợ việc hình thành và tổ chức hoạt động của các tổ chức

khuyến nông tự quản như câu lạc bộ khuyến nông, nhóm tín dụng-tiết kiệm, nhóm nông dân cùng sở thích; xây dựng đội ngũ cán bộ khuyến nông tại cơ sở có đủ trình độ, kỹ năng để chuyển giao, hướng dẫn khoa học kỹ thuật trong trồng trọt và chăn nuôi cho hộ nghèo dân tộc thiểu số.

- Tập trung phát triển lâm nghiệp theo hướng khoanh nuôi, bảo vệ, tái sinh rừng là chính, kết hợp với trồng rừng mới bằng các cây trồng bản địa, trồng rừng quảng canh. Tận dụng đất rừng chưa khép tán (trong thời gian 3-5 năm từ khi trồng rừng) để trồng xen canh cây lương thực ngô, lúa cạn. Tiếp tục đề xuất thực hiện Dự án phát triển lâm nghiệp bền vững tại các xã có đông đồng bàn dân tộc thiểu số sinh sống, các xã đặc biệt khó khăn.

c. Thực hiện chính sách hỗ trợ đất đai, đất sản xuất.

Trước thực trạng một số hộ nghèo dân tộc thiểu số còn thiếu đất sản xuất, trong thời gian tới cần thiết phải thực hiện một số nhiệm vụ sau:

- Rà soát lại việc giao đất, giao rừng cho các tổ chức, cá nhân trước đây; thu hồi bớt các diện tích canh tác, đầu tư không hiệu quả.

- Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum tiếp tục giao về địa phương quản lý diện tích đất trồng cây hàng năm, diện tích đất rừng nghèo, rừng kém hiệu quả để làm quỹ đất nhằm giải quyết đất ở, đất sản xuất cho hộ nghèo dân tộc thiểu số hiện còn thiếu. Đồng thời, từng bước xây dựng cánh đồng lớn, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

- Đẩy mạnh việc giao đất, quản lý đất rừng ổn định, nhằm phát triển lâm nghiệp bền vững và bảo tồn vốn rừng. Khuyến khích tạo điều kiện cho các hộ nghèo dân tộc thiểu số nhận trồng, chăm sóc, quản lý, bảo vệ và hưởng lợi từ rừng.

d. Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội.

- Thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án của Trung ướng, tỉnh và huyện để đầu tư xây dựng và hệ thống đường giao thông nông thôn, hệ thống thủy lợi đảm bảo phục vụ sản xuất và đi lại của nhân dân, nâng cấp điện để đảm bảo phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân. Trước mắt đầu tư xây dựng hệ thống đường giao thông tại các thôn, xãđặc biệt khó khăn đảm bảo đi lại thuận lợi cho người dân trong mùa mưa.

- Đầu tư xây dựng, nâng cấp trạm y tế, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân; xây dựng hệ thống trường, lớp, nhà bán trú đáp ứng nhu cầu học tập vàở lại của các em học sinh đồng bào dân tộc thiểu số, tập trung xây dựng, nâng cấp điểm trường tại các thôn.

e. Thực hiện chính sách tín dụng.

Việc vay vốn để hỗ trợ cho người nghèo dân tộc thiểu số là một trong những giải pháp quan trọng tạo điều kiện cho họ phát triển sản xuất, tăng thu nhập. Theo đó, trong thời gian tới cần tập trung vào một số giải pháp sau:

- Tăng cường giải ngân cho các hộ nghèo dân tộc thiểu số vay vốn phục vụ sản xuất; tuyên truyền, phổ biến kiến thức và quy trình vay vốn để các hộ mạnh dạn vay vốn nếu có đủ điều kiện và có nhu cầu vay vốn.

- Đa dạng hóa các phương thức vay vốn gắn với các giải pháp khác; gắn kết tín dụng với các hoạt động nâng cao năng lực, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, hướng dẫn cách làm ăn sinh lợi cho người nghèo dân tộc thiểu số. Tạo điều kiện về vốn cho những cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp, các chủ trang trại làm ăn có hiệu quả ở vùng dân tộc thiểu số để họ mở rộng quy mô sử dụng lao động của các hộ nghèo dân tộc thiểu số và hỗ trợ giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho họ.

- Thực hiện đúng, nghiêm túc quy trình tín dụng từ khâu xét duyệt, giải ngân và thu nợ, thu lãi có ý nghĩa quan trọng, quyết định chất lượng tín dụng của Ngân hàng chính sách xã hội. Cần phải chọn hộ nghèo dân tộc thiểu số vay có nhu cầu, điều kiện sử dụng vốn, có điều kiện hoàn trả, tránh biến họ thành con nợ không có khả năng trả nợ. Đồng thời, cần xác định mức cho vay, kỳ hạn phù hợp với từng đối tượng vay, mục đích vay.

- Tiếp tục rà soát, sắp xếp, kiện toàn lại hệ thống tổ tiết kiệm và vay vốn tại các khu dân cư. Nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức vay vốn thông qua việc tập huấn về chuyên môn cho tổ trưởng, nêu cao tinh thần trách nhiệm của tổ trưởng vay vốn trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình. Tăng cường kiểm tra, đối chiếu dư nợ để tránh tình trạng tổ trưởng lợi dụng uy tín của mìnhđể xâm tiêu, chiếm dụng nguồn vốn.

- Nâng cao chất lượng nguồn lực của Ngân hàng chính sách xã hội, tăng cường số lượng và chất lượng tác nghiệp của cán bộ nhân viên ngân hàng. Đồng thời cũng cần chú trọng giáo

dục ý thức đào tạonghề nghiệp cho cán bộ nhân viên để có sự đồng cảm, quan tâm chia sẻ với hoàn cảnh của người nghèo, tránh tình trạng tiêu cực xảy ra.

Một phần của tài liệu GIẢM NGHÈO CHO ĐỒNG bào dân tộc THIỂU số tại HUYỆN NGỌC hồi, TỈNH KONTUM (Trang 82 - 87)