Kinh nghiệm giảm nghèo của Huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng

Một phần của tài liệu GIẢM NGHÈO CHO ĐỒNG bào dân tộc THIỂU số tại HUYỆN NGỌC hồi, TỈNH KONTUM (Trang 40 - 42)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGHÈO VÀ GIẢM NGHÈO

1.4. Kinh nghiệm giảm nghèo ở một số địa phương và bài học kinh nghiệm rút ra cho

1.4.1.1. Kinh nghiệm giảm nghèo của Huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng

Từ những yếu tố bất lợi về khí khậu, đất đai, thổ nhưỡng, năng lực đầu tư có hạn của người dân…nên tỷ lệ hộ nghèo của Đạ Huoai những năm trước đây luôn ở mức cao. Nhưng hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo của địa phương đã giảm xuống mức 2,55%, trong đó hộ nghèo đồng bào DTTS chỉ ở mức 3,55%. Đây được xem là một thành công lớn trong thực hiện Chương trình 30a của Chính phủ về “Giảm nghèo nhanh, bền vững” tại huyện Đạ Huoai, đồng thời là bài học kinh nghiệm cho một số địa phương khác trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện chương trình.

Huyện ủy – UBND – Ban chỉ đạo giảm nghèo phải chỉ đạo MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội phối hợp với các cấp, các ngành làm tốt công tác tuyên trình để người dân nhận thức được mục đích, nội dung, ý nghĩa của chương trình. Mặt khác, phải tạo sự chủ động cho bản thân hộ nghèo, chính quyền địa phương cơ sở trong việc lựa chọn cây non, ngành nghề phát triển kinh tế, các hạng mục đầu tư trong chương trình, theo phương thức: Thiết thực, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế.

UBND huyện và Ban chỉ đạo (BCĐ) huyện tiến hành phân loại từng nhóm chính sách đầu tư để tạo điều kiện cho người dân. Theo đó, có 4 nhóm như sau:

+ Nhóm chính sách, dự án để tạo điều kiện cho người phát triển sản xuất, tăng thu nhập;

+ Nhóm chính sách tạo cơ hội để người nghèo tiếp cận các dịch vụ và xã hội; + Nhóm dự án nâng cao năng lực và nhận thức cho người nghèo;

+ Nhóm đào tào nghề, tạo việc làm.

Bằng việc phân chia thực hiện chương trình theo từng nhóm nói trên, vừa tiết kiệm được nguồn vốn đầu tư, vừa đầu tư đúng trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế của từng đối tượng, từ điện bàn trong diện “Giảm nghèo nhanh, bền vững”. Bên cạnh đó, sự sâu sát, kịp thời trong chỉ đạo, quản lý, điều hành; sự tận tình, giúp đỡ của cán bộ làm công tác giảm nghèo từ huyện xuống cơ sở, nhất là đối với các vùng đồng bào DTTS phải thực hiện phương châm “cầm tay, chỉ việc” đã mang lại kết quả đáng khích lệ trong việc thực hiện Chương trình 30a của Chính phủ “Giảm nghèo nhanh, bền vững”.

Chỉ tính riêng năm 2016, Huyện Đạ Huoai đã đưa các nguồn vốn phân bổ 3 “xã nghèo” và một “thôn đặc biệt khó khăn” ở xã Mađaguôi theo Chương trình 135 trong năm 2016 là 3.830 triệu đồng. Tính chung cả giai đoạn 2016 – 2019, đầu tư cơ sở hạ tầng vùng đồng bào DTTS toàn huyện lên đến 78.789 triệu đồng. Số kinh phí này được sử dụng xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất…Đây vừa là yếu tố tích cực, thúc đẩy phát triển sản xuất, thông thương hàng hóa; vừa là điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo phát triển sản xuất để nâng cao thu nhập, ổn định an sinh xã hội. Cùng đó là hỗ trợ phát triển sản xuất, giao khoán bảo vệ rừng. Bao gồm hỗ trợ phân bón cho gần 9,5 ha cây

trồng đối với 10 hộ nghèo của 3 xãĐạ P’loa, Đoàn Kết, Phước Lộc với tổng kinh phí gần 42 triệu đồng; giao khoán bảo vệ rừng cho 450 hộ nghèo và cận nghèo 6 xã hơn 11.809 ha; riêng 3 “xã nghèo” 8.809 ha…Hoạt động này vừa giảm áp lực lên tài nguyên rừng, vừa tăng thu nhập để đồng bào DTTS từng bước thoát nghèo. Trong 4 năm (2016 – 2019), Đạ Huoai còn hỗ trợ 1.370 triệu đồng xây mới và sữa chữa nhà cho 48 hộ nghèo và cận nghèo là DTTS. Tính đến ngày 18/03/2020, chương trình tín dụng ưu đãi đã cho vay 643 lượt hộ với số vốn 16.961 triệu đồng…Còn rất nhiều chính sách khác về kinh tế, y tế, giáo dục…, hoặc lồng ghép hoặc ưu đãi, lên đến hàng trăm tỷ đồng đã giúp các hộ đồng bào DTTS trong huyện nâng thu nhập bình quân đầu người đạt 38,23 triệu đồng/năm 2019. Đối với đồng bào DTTS toàn huyện, tỷ lệ giảm nghèo bình quân hàng năm của hộ nghèo là 2,80% và tỷ lệ giảm bình quân hàng năm của hộ cận nghèo là 0,68%. Ngoài ra, ngành lâm nghiệp huyện cũng đã giao khoán quản lý bảo vệ 20.692,7 ha rừng cho 703 hộ nghèo, hộ đồng bào DTTS, với kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng gần 6,219 tỷ đồng.[12]

Một phần của tài liệu GIẢM NGHÈO CHO ĐỒNG bào dân tộc THIỂU số tại HUYỆN NGỌC hồi, TỈNH KONTUM (Trang 40 - 42)