XUẤT, KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu GIẢM NGHÈO CHO ĐỒNG bào dân tộc THIỂU số tại HUYỆN NGỌC hồi, TỈNH KONTUM (Trang 94 - 105)

2020

3.4. XUẤT, KIẾN NGHỊ

* Đối với Trung ương:

- Chỉ đạo các bộ ngành Trung ương tham mưu ban hành các văn bản, chính sách giảm nghèo đồng bộ, kịp thời, nhất quán và phù hợp với thực tế của địa phương, nhất là các thông tư hướng dẫn.

- Chỉ đạo Ngân hàng Chính sách–Xã hội Trung ương phân bổ thêm nguồn vốn, hạ lãi suất vay, tăng mức vay và thời gian vay cho các huyện miền núi, có đồng bào dân tộc thiểu số.

* Đối với tỉnh Kon Tum:

- Ban hành Đề án giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2020 – 2025. Tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng và hỗ trợ sản xuất cho hộ nghèo dân tộc thiểu số.

- Phân công, giao nhiệm vụ cho các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh có tiềm lực về kinh tế nhận kết nghĩa, giúp đỡ các xã đặc biệt khó khăn, xã trong xóa đói giảm nghèo.

* Đối với địa phương:

- Đẩy mạnh tuyên truyền mục tiêu giảm nghèo sâu rộng đến nhân dân trên địa bàn nhằm khơi dậy ý thức, tự vươn lên thoát nghèo. Đồng thời tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả chính sách, nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, của cộng đồng để thoát nghèo.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình giảm nghèoở cơ sở.

- Triển khai thực hiện tốt, hiệu quả các Dự án trong khuôn khổ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

PHẦN III: KẾT LUẬN

Đói nghèo là vấn đề vừa mang tính kinh tế, vừa để lại cho xã hội nhiều hậu quả nặng nề. Đói nghèo tạo ra vòng luẩn quẩn: Đói nghèo, thu nhập thấp dẫn đến cơ hội tiếp cận với các dịch vụ xã hội thấp, kéo theo cơ hội việc làm ít từ đó lại sinh ra đói nghèo. Đói nghèo đã và đang tồn tại như một thách thức đối với sự phát triển của các quốc gia, nó đem đến cho con người sự mặc cảm, tự ti và nỗi đau dai dẳng. Xóa đói giảm nghèo trở thành vấn đề xã hội mang tính chất toàn cầu.

Ngày nay, trong xu thế toàn cầu hóa, đói nghèo là một trong những trở ngại, thách thức lớn nhất đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của mỗi quốc gia. Mỗi một quốc gia ở các cấp độ khác nhau đều phải quan tâm, giải quyết vấn đề nghèo đói nhằm đẩy lùi những trở ngại, đảm bảo cho sự phát triển phồn vinh và từng bước đạt tới sự công bằng xã hội. Tuy nhiên các chế độ xã hội khác nhau thì mục tiêu và mức độ quan tâm việc xóa đói, giảm nghèo cũng khác nhau. Song đây là vấn đề toàn cầu nên thu hút sự quan tâm, phối hợp, cam kết bằng những nỗ lực giải quyết cộng đồng quốc tế.

Ở Việt Nam vấn đề đói nghèo đã vàđang được Đảng và Nhà nước quan tâm và đặt lên hàng đầu trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đặc biệt là từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12/1986) thực hiện đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng, chuyển từ nền kinh tế tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước và theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì công tác giảm nghèo càng được quan tâm, chú trọng hơn và nghèo đói đang từng bước bị đẩy lùi, nền kinh tế phát triển mạnh, tăng trưởng hàng năm khá, các loại dịch vụ xã hội từng bước hoàn thiện. Song mặt trái của nền kinh tế thị trường cũng đang đặt ra cho chúng ta những thách thức lớn, đó là sự phân hóa giàu nghèo, hố ngăn cách giữa bộ phận dân cư giàu và nghèo đang có chiều hướng mở rộng, nhất là giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo…Chính vì vậy, vấn đề đói nghèo phải được sự quan tâm của toàn bộ xã hội và thực tế trong những năm qua thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, cùng với sự nổ lực của các cấp, các ngành. Đặc biệt là sự cố gắng vươn lên của người dân đãđem lại những kết quả khả quan trong công

tác xóa đói, giảm nghèo. Nhiều vùng, nhiều hộ trong cả nước được sự quan tâm, giúp đỡ cảu toàn xã hội đã tự vươn lên thoát khỏi cảnh nghèo đói, làm giàu cho bản thân, đồng thời cũng chính là làm giàu cho xã hội, tiến tới mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội

công bằng, dân chủ văn minh”. Vì vậy, xóa đói giảm nghèo toàn diện, bền vững luôn được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm và xác định là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội và là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần phát triển đất nước.

Ngọc Hồi là một huyện miền núi, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn, điều kiện tự nhiên không thuận lợi, cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém, tình hình an ninh, chính trị chưa ổn định. Vấn đề đặt ra đối với chính quyền và nhân dân trong huyện là phải tận dụng những lợi thế sẵn có, phát huy nội lực, đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ đầu tư của tỉnh, Trung ương và các tổ chức trong và ngoài nước để từng bước thực hiện công nghiệp hóa –hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn và đời sống nông dân trên địa bàn huyện nói chung và đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng.

Tuy nhiên, công tác giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số của huyện Ngọc Hồi đang phải đứng trước những khó khăn và thách thức mới. Đó là chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra còn chậm, ngành nông nghiệp vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế của huyện, trong ngành sản xuất nông nghiệp còn mang tính độc canh nên tính rủi ro cao. Bên cạnh đó là tỷ lệ gia tăng dân số vùng dân tộc thiểu số cònở mức cao, trìnhđộ dân trí còn thấp, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là hệ thống giao thông, thủy lợi.

Từ thực tế đó giải quyết vấn đề giảm nghèo trên địa bàn huyện đòi hỏi nguồn lực to lớn, phải có sự phối hợp đồng bộ nhiều ngành, nhiều cấp… và sự vào cuộc của toàn xã hội; đòi hỏi hết sức cao về ý thức, trách nhiệm của từng cơ quan, của từng cán bộ, Đảng viên, nhân dân.

Mặc dù công tác giảm nghèo nói chung, giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Ngọc Hồi nói riêng đạt được nhiều kết quả quan trọng, nhưng các xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số cư trú điều kiện tự nhiên không thuận lợi, cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém, phong tục tập quán còn lạc hậu, tình hình an ninh, chính trị còn tiềm ẩn nhiều yếu tố gây mất ổn định, nên hiện nay tỉ lệ nghèo trong đồngbào dân tộc thiểu số còn rất cao, tình

trạng tái nghèo, phát sinh nghèo vẫn còn xảy ra hằng năm. Đây là những thách thức lớn cho công tác giảm nghèo của huyện trong thời gian tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

• Báo cáo chính phủ về chuẩn nghèo giai đoạn 2006-2010, số 21/LĐTBXH-BTXH • Báo cáo chính thức 2016 – 2020: Tổng hợp kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo của

huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum

• Báo cáo kết quả thực hiện công tác giảm nghèo giai đoạn 2015 – 2020 trên địa bàn huyện Ngọc Hồi

• Báo cáo kết quả thực hiện Đề án giảm nghèo theo phương pháp tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016 – 2020 trên địa bàn huyện Ngọc Hồi , Báo cáo sơ kết 1 năm thực hiện Đề án giảm nghèo theo phương pháp tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016-2020. • Báo cáo Tổng kết, đánh giá công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn

huyện Ngọc Hồi.

• Bùi Văn Ba (2017), “Giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện Sơn Tây,

tỉnh Quãng Ngãi”, Luận văn Thạc sĩ quản lý kinh tế, Đại học Đà Nẵng.

• Lê Xuân Bá (2001), “Nghèo đói và xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam”, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

• Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2015), Đề án tổng thể “Chuyển đổi phương

pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều dựa vào thu nhập sang đa chiều áp dụng giai đoạn 2016 – 2020”, Nxb Khoa học và xã hội.

• Chi cục Thống kê huyện Ngọc Hồi (2017) Niên giám thống kê năm 2016, Ngọc Hồi. • Chu Văn Hiền (2017),“Giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Đắk Hà,

tỉnh Kon Tum”, Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế, Đại học Đà Nẵng.

• Công văn 4999/LĐTBXH-KHTC hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020

• Đạ Huoai giảm nghèo bền vững: https://dantocmiennui.vn/da-huoai-giam-ngheo- ben-vung/3406.html

• Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2011, tr.79

• Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII. Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 1996, tr.92https://tinhuyquangtri.vn/nhung-thay-doi-trong- quan-diem-va-phuong-thuc-xoa-doi-giam-ngheo-o-viet-nam

• Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, H.2008, tr.101

• Đỗ Thị Dung (2011), “Giải pháp xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Nông Sơn

tỉnh Quãng Nam”, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Đại học Đà Nẵng.

• Giảm nghèo ở huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum: http://baokontum.com.vn/kinh- te/giam-ngheo-o-dak-ha-9087.html ,https://baovemoitruong.org.vn/dak-ha-kon-tum- ty-le-ho-ngheo-giam-con-1733/

• Hồ Chí Minh toàn tập, NXB CTQG, Hà Nội, 1995, tập 4, tr.161-162

• Trần Ngọc Hoàng (2011),Xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Kon Tum, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Đại học Đà Nẵng.

• Viên Thị Lan (2014), “Xóa đói giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc ít người ở tỉnh Hà Giang”, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

• Ngân hàng phát triển Châu Á (2010), Chính sách giảm nghèo – Thực trạng về giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật.

• Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020

• https://vi.wikipedia.org/wiki/Kr%C3%B4ng_Ana • http://www.hocvienchinhtribqp.edu.vn/index.php/bai-bao-khoa-hoc/quan-diem-cua- dang-nha-nuoc-ve-xoa-doi-giam-ngheo-trong-giai-doan-hien-nay.html • PHỤ LỤC ---

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA KINH TẾ CHÍNH TRỊ

PHIẾU ĐIỀU TRA

Kính chào ông/bà!

Tôi tên là Y Ngọc Nhung, sinh viên lớp K51 Kinh tế Chính trị, trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế. Hiện nay tôi đang thực hiện nghiên cứu đề tài: “Giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại Huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum”. Tôi xây dựng một bảng hỏi nhằm tìm hiểu về một số thông tin để phục vụ cho đề tài nghiên cứu này. Vì vậy, kính mong ông/bà tạo điều kiện giúp tôi trả lời một số câu hỏi được nêu dưới đây.

Tôi xin cam kết, toàn bộ thông tin sẽ được bảo mật và chỉ dùng cho mục đích nghiên cứu.

Rất mong nhận được sự hợp tác của Ông/Bà giúp chúng tôi thực hiện thành công đề tài nghiên cứu này.

Ông/Bà có thể trả lời bằng cách đánh dấu X vào ô mà Ông/Bà chọn hoặc viết câu trả lời vào phần (……….).

BẢNG KHẢO SÁT VỀ HỘ NGHÈO, CẬN NGHÈO Số:……..

Địa điểm:... Thời gian:... I. THÔNG TIN HỘ GIA ĐÌNH.

Họ và tên chủ hộ:... Năm sinh:... Giới tính: □ Nam □ Nữ

Thuộc diện: □ Hộ nghèo □ Cận nghèo □ Hộ không nghèo

1. Trìnhđộ học vấn (chủ hộ): □ Không đi học

□Tiểu học □ THCS □ THPT

□ Cao đẳng-Đại học □ Sau đại học

2. Số thành viên trong gia đình (số nhân khẩu trong hộ):... 3. Số lao động chính trong gia đình:...

4. Công việc hiện tại của Ông/Bà là gì: ... □ Công nhân

□ Nông dân □ Dịch vụ

□ Công chức Nhà nước

Nghề khác (ghi rõ): ... 5. Loại hìnhđất đai của hộ?

STT Loại đất ĐVT Diện tích Ghi chú

1 Đất nông nghiệp M2

2 Đất thổ cư( nhà vườn ) M2

3 Đất rừng M2

4 Ao hồ M2

5 Đất chưa sử dụng M2

6. Nhà Ông/Bà hiện tại được xây dựng theo mức nào?

□ Nhà kiên cố □ Nhà bán kiên cố □ Nhà cấp 4 □ Nhà tạm bợ

7. Trang bị phương tiện phục vụ sinh hoạt của hộ?

Trang thiết bị Có Không

Xe đạp

Xe máy Tủ lạnh Máy giặt Nồi cơm điện Bếp gas Internet Tivi

Khác ( ghi rõ ):

8. Gia đình Ông/Bà có con bỏ học giữa chừng không? □ Có

Nguyên nhân bỏ học:... □ Không

9. Con em Ông/Bà có được hưởng chính sách miễn giảm học phí cho con em hộ nghèo đi học không?

□ Dưới 50% học phí □ Trên 50% học phí □ Không được hưởng

10. Ông/Bà có được hưởng chính sách vay vốn phát triển kinh tế dành cho hộ nghèo không?

□ Có □ Không

11. Ông/Bà có được hưởng BHYT dành cho người nghèo không? □ Có

□ Không

12. Vốn để thực hiện hoạt động sản xuất Ông/Bà có được từ đâu? □ Vốn tự có

□ Vay mượn

□ Hỗ trợ từ các chính sách của Nhà nước

13. Nếu là vốn có được từ vay mượn thì vay mượn từ … □ Ngân hàng chính sách xã hội

□ Người thân □ Khác (ghi rõ):

14. Ông/Bà sử dụng vốn vay chính sách cho việc gì? □ Tiêu dùng hàng ngày

□ Mua sắm đồ dùng sinh hoạt □ Sử dụng vào phát triển kinh tế □ Mục đích khác (ghi rõ):

15. Trong phát triển kinh tế Ông/Bà gặp những khó khăn gì? □ Thiếu vốn

□ Thiếu kinh nghiệm □ Thiếu đất canh tác □ Thiếu nhân lực □ Thiếu TLSX □ Khó khăn khác

16. Ông/Bà có hài lòng với các chính sách của địa phương không? □ Rất hài hài lòng

□ Hài lòng □ Bìnhthường □ Không hài lòng □ Rất không hài lòng

II. THU NHẬP CỦA HỘ GIA ĐÌNH.

1. Nguồn thu hàng năm của Ông/Bà từ?

Lĩnh vực Loại hình Số tiền (nghìn

đồng)

Nông nghiệp Cao su Cà phê

Sắn Chăn nuôi Trồng lúa Trồng hoa màu Khác: ………... ………. Công nghiệp ………. ………. ………. Dịch vụ ………. ………. ………. 2. Thu nhập bình quân hàng tháng của Ông/Bà bao nhiêu? □ Dưới 500.000 nghìnđồng.

□ Từ 500.000 nghìnđồng –2 triệu □ Từ 1 triệu –2 triệu

□ Trên 2 triệu

3. Chi tiêu hàng tháng của Ông/Bà là bao nhiêu? □ Dưới 500.000 nghìnđồng.

□ Từ 500.000 nghìnđồng –2 triệu □ Từ 1 triệu –2 triệu

□ Trên 2 triệu

4. Số tiền thu được sau 1 năm Ông/Bà sử dụng như thế nào? □ Tiêu dùng hết

□ Tiêu dùng 1 phần, 1 phần dùng để đầu tư mở rộng sản xuất cho năm sau □ Gửi tiết kiệm

III. ĐIỀU KIỆN SINH HOẠT CỦA HỘ.

Điều kiện sử dụng trong sinh hoạt Không

Sử dụng nước sạch trong sinh hoạt Có nhà tắm xây

Hồ xí tự hoại

Sử dụng bếp điện nấu ăn

IV. BIỂU HIỆN, NGUYÊN NHÂN NGHÈO ĐÓI.

1. Ông/Bà nghĩ biểu hiện của nghèo đói ở huyện mình là gì? □ Thu nhập thấp

□ Chưa tiếp cận đầy đủ các dịch vụ hỗ trợ □ Nhàở xuống cấp

□ Thiếu lương thực

□ Khác (ghi rõ): ... 2. Ông/Bà nghĩ nguyên nhân nào dẫn đến sự nghèo đói ở huyện mình?

Một phần của tài liệu GIẢM NGHÈO CHO ĐỒNG bào dân tộc THIỂU số tại HUYỆN NGỌC hồi, TỈNH KONTUM (Trang 94 - 105)