CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGHÈO VÀ GIẢM NGHÈO
1.4. Kinh nghiệm giảm nghèo ở một số địa phương và bài học kinh nghiệm rút ra cho
1.4.1.2. Kinh nghiệm giảm nghèo của Huyện Đắk Hà, tỉnh KonTum
Đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, từ năm 2016 đến nay, huyện Đăk Hà triển khai nhiều giải pháp hiệu quả nhằm hỗ trợ hộ nghèo sản xuất kinh doanh thông qua các mô hình phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế hợp tác, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. Nhờ vậy, công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện trong những năm qua đạt được kết quả tích cực, nhiều hộ dân không chỉ thoát nghèo bền vững mà còn vươn lên làm giàu.
- Thời gian qua, huyện Đăk Hà chủ động lồng ghép chính sách, dự án của Trung ương và của tỉnh để tập trung đầu tư phát triển ở những xã khó khăn, kết nối phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng trong địa bàn nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở những vùng khó khăn, coi đây là một trong những giải pháp để thực hiện có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững, bên cạnh việc hỗ trợ trực tiếp cho các hộ nghèo thông qua các mô hìnhđầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa bàn.
- Theo đó, huyện Đăk Hà triển khai thực hiện chính sách ưu đãi về đất đai, thuế, tín dụng của Nhà nước và của tỉnh; đồng thời đẩy mạnh thực hiện cải cách thủ tục hành chính, hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động đầu tư nhằm thu hút doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn. Qua đó, góp phần đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động tại chỗ, nâng cao khả năng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường tại các xã khó khăn, có đông đồng bào DTTS. Trong đó, huyện chú trọng phát triển mạnh các tổ hợp tác sản xuất cà phê sạch; tích cực thu hút doanh nghiệp đầu tư sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn (quy mô 5 ha tại thôn 2, xã Đăk Mar); tạo điều kiện để các doanh nghiệp chế biến sâu, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ, tham gia các hoạt động quảng bá sản phẩm, xúc tiến đầu tư trên lĩnh vực nông nghiệp...
Đến nay, trên địa bàn huyện Đăk Hà có 2 công ty, 4 hợp tác xã sản xuất, chế biến, kinh doanh cà phê, cung ứng ra thị trường trong nước hơn 5.000 tấn cà phê bột; 5 tấn cà phê hòa tanĐăk Mar, 38 tấn sản phẩm cà phê hòa tanĐăk Hà; xuất khẩu gần 30.000 tấn cà phê nhân; doanh thu đạt gần 1.000 tỷ đồng.
UBND huyện Đăk Hà chỉ đạo các xã, thị trấn phối hợp với các ngành chức năng của huyện đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động, khuyến khích các hộ nghèo tích cực tham gia các dự án như dự ánchính sách hỗ trợ phát triển sản xuất; dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững...
Trong giai đoạn 2016-2020, huyện triển khai thực hiện 2 dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững nhằm thực hiện chính sách hỗ trợ có điều kiện gắn với sự tham gia của người dân là Dự án luân chuyển vốn hỗ trợ hộ nghèo chăm sóc cây cà phê, chăm sóc cây cao su, chăn nuôi heo nhằm giảm nghèo bền vững tại xã Đăk Hring và Dự án luân chuyển vốn hỗ trợ hộ nghèo chăm sóc cây cà phê, chăm sóc cây cao su nhằm giảm nghèo bền vững trên địa bàn xãĐăk La mang lại hiệu quả thiết thực.
UBND huyện Đăk Hà cũng quan tâm chỉ đạo ngành chức năng triển khai các nguồn vốn tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo, hộ cận nghèo đến tận từng đối tượng thụ hưởng chính sách, đồng thời chú ý đến việc quả sử dụng nguồn vốn; thực hiện điều chỉnh đối tượng, mức vay, lãi suất cho vay phù hợp theo quy định của Nhà nước, gắn với chính sách
khuyến nông, khuyến công, khuyến lâm, khuyến ngư, chuyển giao khoa học kỹ thuật, xây dựng, nhân rộng mô hình thoát nghèo gắn kết với cộng đồng dân cư trên địa bàn.
Đến nay, vốn tín dụng chính sách xã hội được đầu tư được triển khai đến 100% xã, thị trấn trên địa bàn huyện Đăk Hà và đã góp phần mang lại những hiệu quả kinh tế- xã hội trong thực tế. Trong đó, tập trung ưu tiên cho vay khu vực DTTS và miền núi, đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo.
Trong giai đoạn 2016-2019, huyện Đăk Hà ưu tiên nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng và phát triển, nâng cao nguồn nhân lực cho vùng đồng bào DTTS; xã, thôn đặc biệt khó khăn theo Chương trình 135 với số tiền 41.821,51 triệu đồng; thực hiện hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho người dân theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg cho 1.939 hộ được hưởng thụ, trong đó, hỗ trợ đất ở cho 14 hộ, hỗ trợ đất sản xuất 11 hộ, hỗ trợ chuyển đổi nghề 366 hộ và hỗtrợ nước sinh hoạt cho 1.548 hộ...
Cùng với đầu tư phát triển kinh tế, hạ tầng, hỗ trợ nguồn vốn, huyện chú trọng đầu tư giáo dục, y tế, đào tạo nghệ cho lao động nông thôn. Đến nay, hệ thống trường, lớp học, chất lượng giáo dục được cải thiện; công tác phổ cập giáo dục được duy trì và củng cố vững chắc. Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn được triển khai tích cực, nâng tỷ lệ lao động được đào tạo từ 26,50% năm 2015 lên 32,51% năm 2019. 100% hộ cận nghèo trên địa bàn huyện đều được cấp thẻ bảo hiểm y tế khám chữa bệnh; cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực y tế luôn được quan tâm, đầu tư xây dựng và nâng cấp đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân.
Với nhiều giải pháp triển khai thiết thực, hiệu quả nên tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo ở Đăk Hà giảm qua từng năm. Đầu năm 2016, tổng số hộ nghèo theo phương pháp tiếp cận đa chiều huyện Đăk Hà là 3.921 hộ, chiếm tỷ lệ 24,76%; hộ cận nghèo 967 hộ, chiếm tỷ lệ 6,11%. Đến cuối năm 2019, tổng số hộ nghèo theo phương pháp tiếp cận đa chiều là 2.322 hộ, chiếm tỷ lệ 13,28% tổng số hộ toàn huyện và số hộ cận nghèo là 1.440 hộ, chiếm tỷ lệ 8,23% tổng số hộ dân cư toàn huyện. Như vậy, từ đầu năm 2016 đến cuối năm 2019, toàn huyện có gần 2.600 hộ thoát nghèo.
Để nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn, huyện Đăk Đăk Hà đề ra nhiều giải pháp tiếp tục triển khai thực hiện trong thời gian tới. Trong đó chú ý
chú trọng đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong triển khai thực hiện chính sách giảm nghèo; nhân rộng điển hình tiên tiến, đồng thời khơi dậy truyền thống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, ý chí tự lực, tự cường, nỗ lực vươn lên thoát nghèo; tập trung chỉ đạo, giải quyết những khó khăn trong vùng đồng bào DTTS để đồng bào ổn định cuộc sống; thực hiện các giải pháp hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo sinh kế ổn định cho đồng bào vùng DTTS, miền núi như: Hỗ trợ trồng rừng, bảo vệ rừng; hỗ trợ phát triển sản xuất, xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi chủ lực để sản xuất hàng hóa tập trung, tạo ra các sản phẩm có giá trị cao...[17]