Kết quả đạt được và nguyên nhân

Một phần của tài liệu GIẢM NGHÈO CHO ĐỒNG bào dân tộc THIỂU số tại HUYỆN NGỌC hồi, TỈNH KONTUM (Trang 70 - 73)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGHÈO VÀ GIẢM NGHÈO

2020

2.3. Đánh giá chung về công tác giảm nghèo ở huyện Ngọc Hồi, tỉnh KonTum gia

2.3.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân

- Thành tựu:

Công tác giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số đạt kết quả tích cực góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh của huyện. Trong giai đoạn 2016 – 2020, Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện và các ban ngành đoàn thể của huyện và các xã, thị trấn đã chỉ đạo, triển khai thực hiện đồng bộ các chính sách, dự án hỗ trợ cho người nghèo nói chung, hộ nghèo dân tộc thiểu số nói riêng trên tất cả các lĩnh vực như giáo dục, y tế, nhà ở, vay vốn… đã mang lại hiệu quả đáng khích lệ; chương trình hỗ trợ vốn vay, vốn tiết kiệm nội lực trong nhân dân đã giải quyết cho hộ nghèo dân tộc thiểu số có nguồn vốn để phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập; công tác tập huấn chuyển giao kỹ thuật, kinh nghiệm làm ăn đã giúp cho các hộ nghèo dân tộc thiểu số định hướng đúng trong sản xuất, biết sử dụng đồng vốn, làm ăn hiệu quả ổn định kinh tế gia đình, đời sống được cải thiện, ý thức vươn lên của bản thân họ ngày càng được nâng cao; người nghèo dân tộc thiểu số được tiếp cận với các dịch vụ

y tế, giáo dục. Đặc biệt là việc giải quyết nhàở cũng như các điều kiện nước sạch, vệ sinh môi trường cho hộ nghèo dân tộc thiểu số luôn được quan tâm.

Với nhiều nguồn lực hỗ trợ của trung ương và địa phương đầu tư cơ sở vật chất và hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo cùng với sự đóng góp của hộ nghèo, sự tham gia của nhiều tổ chứcchính trị - xã hội, doanh nghiệp, Chương trình giảm nghèo trên địa bàn huyện đã thu được những kết quả nhất định. Thể hiện ở một số điểm sau:

%

Biểu đồ 2.2 : Tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo

(Nguồn: Phòng Laođộng thương binh và xã hội huyện Ngọc Hồi)

Tỷ lệ hộ nghèo ở huyện đã có những chuyển biến tích cực, với 5,7% năm 2016 đến năm 2020 còn 4,96%, trong gần 5 năm giảm 0,74%. Một con số không phải lớn nhưng đó cũng là những cố gắng của một huyện miền núi nằm sát biên giới. Tỷ lệ hộ cận nghèo tăng nhiều với 2,5% vào năm 2016 đến năm 2020 lên 4,26%, tăng đến 1,76%.

Bảng 2.11: Số hộ dân cư nghèo, thoát nghèo và tái nghèo

Năm Số hộ thoát nghèo Số hộ tái nghèo

2016 684 24

2017 383 0

2018 336 25

2019 275 7

(Nguồn: Phòng laođộng thương binh –xã hội huyện Ngọc Hồi)

Qua bảng trên có thể thấy, giai đoạn 2016 – 2019 số hộ thoát nghèo có sự thuyên giảm, cụ thể là giảm mạnh tới 409 hộ. Còn số hộ tái nghèo giảm mạnh tới 17 hộ, riêng 2017 không có hộ tái nghèo.

Bảng 2.12: Số hộ nghèo và cận nghèo là đồng bào DTTS

Năm 2016 2017 2018 2019 2020 Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Trường Đại học Kinh tế Huế

Nghèo 657 7,8 1332 8,30 1.073 12,01 909 10,07 740 8,39 Cận nghèo 284 3,36 564 3,52 600 6,72 593 6,57 608 6,89

(Nguồn: Phòng Laođộng thương binh và xã hội huyện Ngọc Hồi)

Theo thống kê, huyện có số hộ nghèo và hộ cận nghèo là đồng bào DTTS năm 2016 là 657 hộ và 284 hộ, đến năm 2020 có tương ứng là 740 hộ và 608 hộ.

Trong giai đoạn 5 năm, hộ nghèo là đồng bào DTTS đã tăng 83 hộ và hộ cận nghèo là đồng bào DTTS tăng 324 hộ. Bảng 2.13: Tỷ lệ hộ nghèo là đồng bào DTTS ở các xã, thị trấn. Đơn vị tính: % STT Xã, thị trấn Năm 2016 2017 2018 2019 2020 1 Thị Trấn Plei Kần 45,5 98 97,8 99,0 98,8 2 XãĐắk Nông 80,0 86,3 87,5 94,7 89,1 3 XãĐắk Dục 80,0 100 94,1 94,6 92,6 4 XãĐắk Ang 99,7 100 100 100 100 5 XãĐắk Xú 95,7 73,4 78,2 76,0 81,0 6 Xã Bờ Y 84,0 77,7 80,4 79,6 79,3 7 Xã Sa Loong 64,0 95,2 96 94,8 95,4 8 XãĐắk Kan 95,2 71,4 74,4 72,2 80,6

(Nguồn: Phòng Laođộng thương binh và xã hội huyện Ngọc Hồi)

Qua bảng trên ta có thể thấy rằng, hộ nghèo là đồng Bào DTTS chiếm đa số ở các xã. Cóđến 8 xã, thị trấn có trên 50% tỷ lệ hộ nghèo là đồng bào DTTS. Trong đó, xãĐắk Ang có tỷ lệ hộ nghèo là đồng bào DTTS cao nhất, với tỷ lệ 100%.

- Nguyên nhân của thành tựu:

Nhờ có hệ thống chính sách đồng bộ từ Trung ương đến địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi cho cấp huyện tổ chức thực hiện Chương trình giảm nghèo tại địa phương. Sự quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền các cấp trong việc chỉ đạo điều hành, sự phối

hợp chặt chẽ của các cơ quan chuyên môn cũng như các tổ chức chính trị - xã hội tham gia thực hiện chương trình,đặc biệt là sự cố gắng vươn lên của các hộ nghèo.

Một phần của tài liệu GIẢM NGHÈO CHO ĐỒNG bào dân tộc THIỂU số tại HUYỆN NGỌC hồi, TỈNH KONTUM (Trang 70 - 73)