Một số kết quả hoạt động kinh doanh chính của Ngân hàng Nông nghiệp và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện đồng hỷ thái nguyên (Trang 58 - 66)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Khái quát về Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Ch

3.1.4. Một số kết quả hoạt động kinh doanh chính của Ngân hàng Nông nghiệp và

và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Đồng Hỷ Thái Nguyên

3.1.4.1. Kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 3.1. Kết quả kinh doanh của Chi nhánh giai đoạn 2015 - 2017

Đơn vị: triệu đồng Năm 2015 2016 2017 So sánh 2016/2015 2017/2016 Số tiền % Số tiền % I. Tổng thu nhập 57.684 62.756 66.547 5.072 8,79 3.791 6,04

Thu từ lãi cho vay 57.032 61.895 65.425 4.863 8,53 3.530 5,7

Thu từ dịch vụ 652 861 1.122 209 32,06 261 30,31

II. Tổng chi phí 47.609 48.332 49.651 723 1,52 1.319 2,73

Chi phí trả lãi HĐV 43.568 44.268 45.378 700 1,61 1.110 2,51

Chi phí khác 4.041 4.064 4.273 23 0,57 209 5,14

II. Lợi nhuận trước thuế 10.075 14.424 16.896 4.349 43,17 2.472 17,14

IV. Tiền lương bình quân (Trđ/người/tháng)

4,5 5,2 6,3 0,7 15,56 1,1 21,15

V. Thu nhập bình quân (Trđ/người/năm)

54 62,4 75,6 8,4 15,56 13,2 21,15

Trong điều kiện ngày càng cạnh tranh mạnh mẽ thì việc cố gắng hoạt động sao cho thu nhập từ lãi vay và thu nhập từ dịch vụ khác tăng lên với chi phí hoạt động thấp để tạo ra lợi nhuận lớn đáp ứng nhu cầu phát triển và bền vững là một yếu tố quyết định sức mạnh của chính Ngân hàng đó. Do đó, các NHTM không ngừng phát triển lĩnh vực huy động vốn, cho vay và cải tiến các dịch vụ Ngân hàng qua các năm.

Tổng thu nhập của Chi nhánh bao gồm thu nhập từ hoạt động cho vay, thu nhập từ hoạt động đầu tư kinh doanh và thu nhập từ hoạt động kinh doanh dịch vụ. Trong đó thu nhập từ hoạt động cho vay chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập của Chi nhánh. Tốc độ tăng trưởng thu nhập từ lãi cho vay của Chi nhánh trong 2 năm 2016, 2017 lần lượt là 8,53% và 5,7%. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ của Chi nhánh trong những năm gần đây cũng tăng khá cao từ 652 triệu đồng vào năm 2015 lên 1.122 triệu đồng vào năm 2017.

Về chi phí của Chi nhánh có hai loại chính là chi phí trả lãi cho hoạt động huy động vốn và các chi phí khác. Trong đó, chi phí trả lãi là chi phí chính của Chi nhánh và tăng khá nhanh trong giai đoạn 2015-2017 với tốc độ tăng lần lượt là 1,61% vào năm 2016 và 2,51% vào năm 2017.

Qua bảng trên ta có thể thấy lợi nhuận của chi nhánh đều tăng qua các năm. Trong tổng thu nhập thuần, thì thu nhập lãi từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng cao nhất, luôn ở mức > 70% (năm 2015 là 71%, năm 2016 là 78%, năm 2017 là 83%). Thu nhập bình quân của người lao động tăng khá nhanh trong giai đoạn 2015-2017 đảm bảo người lao động yên tâm làm việc và cống hiến cho Ngân hàng. Như vậy, có thể nói hoạt động tín dụng vẫn đem lại phần lớn thu nhập cho Ngân hàng, song song với nhiều cố gắng trong các năm qua nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh doanh từ sản phẩm truyền thống sang cung cấp dịch vụ Ngân hàng hiện đại.

3.1.4.2. Kết quả hoạt động huy động vốn

Đối với hệ thống Ngân hàng nguồn vốn luôn được coi trọng và là mục tiêu hàng đầu, là cơ sở để các NHTM tổ chức mọi hoạt động kinh doanh của mình. Để thực hiện được hoạt động tín dụng, ngân hàng phải thu hút được đủ vốn từ các tổ chức kinh tế và KHCN trên địa bàn.

Bảng 3.2. Tình hình huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh huyện Đồng Hỷ

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh 2016/2015 So sánh 2017/2016 Số tiền Số tiền Số tiền Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Tổng nguồn vốn huy động 728.382 938.283 1.129.182 209.901 28,82 190.899 20,35

I. Theo kỳ hạn

Không kỳ hạn 132.390 224.392 271.281 92.002 69,49 46.889 20,90 Thời gian < 12 tháng 359.203 402.293 467.298 43.090 12,00 65.005 16,16 Thời gian >= 12 tháng 236.789 311.598 390.603 74.809 31,59 79.005 25,35

II. Theo thành phần kinh tế

TG của tổ chức kinh tế 272.329 354.291 402.381 81.962 30,10 48.090 13,57 TG của cá nhân 456.053 583.992 726.801 127.939 28,05 142.809 24,45

III. Theo loại tiền

TG nội tệ 642.329 824.291 982.254 181.962 28,33 157.963 19,16

TG ngoại tệ 86.053 113.992 146.928 27.939 32,47 32.936 28,89

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Agribank - Chi nhánh Đồng Hỷ)

Là một thành viên của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Chi nhánhHuyện Đồng Hỷ luôn bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ hoạt động đã đề ra, trên cơ sở đó để thực hiện hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Để thu hút tiền gửi vào Ngân hàng, ngoài các biện pháp khuyến khích Chi nhánh cũng sử dụng các phương thức gửi tiền thuận tiện và hợp lý.

- Huy động vốn theo kỳ hạn tiền gửi

Tiền gửi được chia làm 3 nhóm là tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng và tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên. Trong đó tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng luôn chiếm tỷ trọng cao nhất: Năm 2015 tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng là 359.203 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 49,32%; năm 2016 tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng tăng lên 224.392 triệu đồng tương ứng với mức tăng 12,00%. Đến năm 2017 tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng tăng lên 467.298 triệu đồng tương ứng mức tăng 190.899 triệu đồng, 20,35%. Các loại tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng chủ yếu là các khoản tiền gửi tiết kiệm trong dân cư.

Tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng có tỷ lệ cao thứ hai trong tổng tiền gửi với tỷ trọng dao động trong khoảng từ 32-35% tổng tiền huy động của Chi nhánh. Cụ thể năm 2015 số tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng là 236.789 triệu đồng và tăng lên 311.598 triệu đồng vào năm 2016 tương ứng tăng 31,50%, đây là một mức tăng rất ấn tượng, do tình hình nền kinh tế trên địa bàn đang ổn định lại, thu nhập người dân tăng lên nhiều. Đến năm 2017 đã tăng lên 390.603 triệu đồng với mức tăng 79.005 triệu đồng, tương ứng tăng 25,35%. Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên của chi nhánh có xu hướng tăng dần qua các năm do nguồn vốn trung - dài hạn giúp chi nhánh có được nguồn vốn lớn hơn để tài trợ cho hoạt động kinh doanh cũng như các khoản vay trung - dài hạn, do vậy, chi nhánh khá tập trung vào loại vốn này. Do lãi suất huy động đối với loại tiền gửi này thường cao hơn so với các loại tiền gửi khác nên có một lượng khách hàng nhất định lựa chọn kỳ hạn này. Việc duy trì một tỷ lệ nhất định nguồn vốn trung dài hạn là cần thiết vì nếu tỷ lệ này quá thấp sẽ dẫn tới tình trạng thiếu cân đối trong cơ cấu huy động - cho vay.

Tiền gửi thanh toán không kỳ hạn của Chi nhánh cũng liên tục tăng qua các năm. Cụ thể năm 2015 tiền gửi thanh toán của Chi nhánh là 132.390 triệu đồng và tăng lên 224.392 triệu đồng vào năm 2016 với số tiền huy động tăng lên là 209.901 triệu đồng; đến năm 271.281 triệu đồng vào năm 2017 với tỷ lệ tăng là 20,90%. Do chi nhánh đã tích cực trong việc tìm kiếm các khách hàng mới, tiếp cận các doanh nghiệp liên kết với ngân hàng để trả lương cho nhân viên qua tài khoản ATM, tiếp thị đến nhiều KHCN mở thẻ thanh toán với chi phí ưu đãi và dịch vụ thanh toán. Chính điều này đã giúp cho lượng tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng gia tăng qua từng năm. Nguồn vốn không kỳ hạn xét về mặt tài chính có nhiều lợi thế do lãi suất huy động thấp (2-3%/năm), tuy nhiên tính ổn định của loại nguồn vốn này không cao, tăng giảm thất thường phụ thuộc vào việc sử dụng vốn của người gửi. Do vậy, ngân hàng cần phải kiểm soát và duy trì tỷ trọng nguồn tiền này một cách hợp lý, tránh rơi vào tình trạng bị động trong hoạt động kinh doanh, gây lãng phí cho ngân hàng.

Nhờ thực hiện tốt được huy động vốn thông qua việc chuyển đổi cơ cấu sang hướng ổn định với thời kỳ dài, tăng trưởng tiền gửi dân cư thông qua đa dạng hóa

các hình thức huy động nên nguồn vốn của Agribank - Chi nhánh Đồng Hỷ đã dần được ổn định, đạt được những thành tích đáng khích lệ.

- Huy động tiền gửi theo thành phần kinh tế

Nguồn vốn huy động từ KHCN là nguồn vốn rất quan trọng đối với ngân hàng bởi đặc điểm vốn tiền gửi dân cư thường có quy mô lớn, bởi lẽ những khoản huy động từ dân cư là những khoản tiền nhàn rỗi tạm thời trong xã hội và được người dân tích lũy sử dụng trong tương lai, thêm vào đó dân cư là đối tượng đông nhất trong nền kinh tế, do đó về tổng thể thì tập trung vào đối tượng này sẽ huy động được một nguồn vốn có quy mô lớn cho NHTM. Thêm vào đó, do nguồn huy động từ dân cư là nguồn ổn định vì thường người dân khi gửi tiền vào NHTM đều có mục đích là tích lũy cho tương lai, do đó có kế hoạch và có thể dự báo được thời điểm tăng giảm. Còn nguồn vốn huy động từ các tổ chức tín dụng, hay các tổ chức kinh tế khác thường không ổn định do sự dịch chuyển liên tục của dòng tiền trong nền kinh tế.

Nguồn vốn huy động từ dân cư trong năm 2015 là 456.053 triệu đồng và có xu hướng tăng dần, đến năm 2016 vốn huy động từ KHCN tăng 127.939 triệu đồng, tương ứng tốc độ tăng là 28,05%. Năm 2017 lượng vốn huy động được là 726,801 triệu đồng, tăng 142.809 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 24,45%. Nguồn vốn dân cư là nguồn vốn có thời gian tương đối dài, các NHTM sẽ dùng lượng tiền này để cho vay trung và dài hạn. Bởi lẽ, người dân thường trích một tỷ lệ trong phần thu nhập cá nhân để gửi tiết kiệm nên thường sẽ có ít trường hợp rút ra đột ngột một số tiền lớn mà sẽ gửi với khoảng thời gian tương đối dài. Sự gia tăng của nguốn vốn dân cư trong tổng vốn huy động thể hiện sự tin tưởng của các cá nhân vào ngân hàng làm cho các cá nhân cũng như các tổ chức kinh tế biết đến ngân hàng nhiều hơn.

Nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng nhỏ hơn trong tổng nguồn tiền gửi huy động, cụ thể năm 2015 tiền gửi của các tổ chức kinh tế là 272.329 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 37,39% và tăng lên 354.291 triệu đồng vào năm 2016 tương ứng với tốc độ tăng 30,10%. Đến năm 2017 nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế tăng lên 48.090 triệu đồng tương ứng với mức tăng 13,57%.

Có 2 nguyên nhân chính để lý giải cho sự tăng lên của nguồn vốn này là: thứ nhất, đối tượng khách hàng chủ yếu của chi nhánh là các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế; thứ hai, các tổ chức kinh tế này có nhu cầu sử dụng vốn liên tục với giá trị lớn. Do vậy, để tăng thêm thu nhập đồng thời đáp ứng cho nhu cầu sử dụng tiền trong thanh toán của mình, các tổ chức kinh tế thường lựa chọn hình thức gửi tiền có kỳ hạn dưới 12 tháng.

- Huy động tiền gửi theo loại tiền gửi

Nguồn vốn huy động nội tệ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn tiền gửi, năm 2015 tiền gửi nội tệ là 642.329 triệu đồng chiếm tỷ trọng 88,19%; đến năm 2017 tiền gửi này tăng lên 982.254 triệu đồng với tỷ trọng là 86,99%. Nguyên nhân của sự tăng lên đáng kể này là do ngân hàng nằm trên vùng địa bàn có nền kinh tế còn đang phát triển chủ yếu là trồng chè, người dân vẫn còn thói quen sử dụng đồng tiền nội tệ cho tiêu dùng.

Tiền gửi ngoại tệ năm 2015 là 86.053 triệu đồng, đến năm 2016 tăng lên 113.992 triệu đồng tương ứng mức tăng 32,47%, một mức tăng trưởng khá nhanh thể hiện các hoạt động ngoại thương, thanh toán quốc tế trên địa bàn đã phát triển khác nhanh. Đến năm 2017 nguồn huy động từ ngoại tệ đã tăng lên 146.928 triệu đồng tương ứng với giá trị tăng là 32.936 triệu đồng, tốc độ tăng tương ứng 28,89%. Việc chú trọng phát triển các dịch vụ du lịch, xuất nhập khẩu đã góp phần làm tăng nguồn vốn ngoại tệ trong dân cư, ngoài ra, còn có lượng ngoại tệ gửi về từ bộ phận lao động làm việc ở nước ngoài cũng gia tăng tạo điều kiện để ngân hàng đưa ra các hoạt động khuyến mãi với hình thức rút thăm trúng thưởng, tỷ giá ngoại tệ. Ngoài ra nhờ do biến động giá cả nên cá nhân có xu hướng chuyển sang gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ, tuy nhiên lượng tiền huy động bằng ngoai tệ vẫn còn quá thấp.Ngân hàng cần mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại hối thu hút thêm khách hàng doanh nghiệp, cá nhân để tăng nguồn vốn bằng ngoại tệ.

Việc xác định cơ cấu nguồn vốn huy động của ngân hàng là rất quan trọng, nó vừa giúp chi nhánh duy trì ổn định hoạt động của mình, xây dựng được chính xác chiến lược phát triển lâu dài, đặc biệt là xác định được đúng đối tượng khách hàng, từ đó có những chính sách hợp lý, tạo điều kiện để nâng cao hiệu quả hoạt

động kinh doanh, cũng như việc hoạch định chính sách huy động vốn sao cho có hiệu quả. Ngoài ra Ngân hàng còn chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các ngân hàng khác, cũng như KH có thêm nhiều lựa chọn đầu tư vào các lĩnh vực khác.

Dù vậy xét trên cả giai đoạn thì ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Đồng Hỷ đã thực hiện tốt công tác huy động nguồn vốn cho vay hoạt động tín dụng của mình, Ngân hàng không để xảy ra tình trạng thiếu vốn vay trong cả giai đoạn 2015-2017.

3.1.4.3. Kết quả hoạt động cho vay

Nghiệp vụ sử dụng vốn có một vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, hầu hết các NHTM của Việt Nam hiện nay thu nhập đem lại từ hoạt động tín dụng chiếm hơn 80% tổng thu nhập. Từ đó nếu huy động tốt nhưng không cho vay được sẽ gây ứ đọng, lãng phí vốn và như vậy nguồn vốn không được sử dụng và phân bổ một cách hiệu quả. Vì vậy, hoạt động cho vay luôn được các NHTM coi là mục tiêu số một.

Nhận thức đúng đắn vấn đề này, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh huyện Đồng Hỷ luôn coi trọng nghiệp vụ sử dụng vốn, đặt công tác tín dụng lên hàng đầu, hoạt động tín dụng luôn bám sát các chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế tại địa phương như cho vay dự án đầu tư phát triển tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, du lịch, đặc biệt là cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn và coi đây là thị trường mục tiêu không thể đánh mất, với phương châm “An toàn - hiệu quả - bền vững”, công tác sử dụng vốn ngày càng được nâng cao cả về chất và lượng.

Doanh số cho vay tại Chi nhánh hàng năm tăng trưởng cao và khá ổn định cả về số tuyệt đối và tỷ trọng. Tăng trưởng doanh số cho vay đạt cao và tăng ổn định qua các năm một mặt phản ánh nhu cầu vốn tín dụng trên địa bàn là tương đối lớn, khả năng hấp thụ vốn tín dụng còn tiềm năng, mặt khác điều này cũng phản ánh những nỗ lực của bản thân Chi nhánh trong việc thực hiện chiến lược khách hàng. Chi tiết về hoạt động cho vay của Chi nhánh được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.3. Doanh số cho vay của Chi nhánh trong giai đoạn 2015-2017

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh 2016/2015 So sánh 2017/2016 Số tiền Số tiền Số tiền Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Tổng doanh số cho vay 673.742 848.283 1.025.962 174.541 25,91 177.679 20,95

I. Phân theo thời gian

Cho vay ngắn hạn 463.858 594.364 731.281 130.506 28,13 136.917 23,04 Cho vay trung và dài hạn 209.884 253.919 294.681 44.035 20,98 40.762 16,05

II. Phân theo loại hình khách hàng

Cho vay các TCKT 212.329 284.291 302.381 71.962 33,89 18.090 6,36

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện đồng hỷ thái nguyên (Trang 58 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)