Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%)
Quảng cáo truyền hình,
truyền thanh 42.370 37.380 36.890 -4.990 -11,78 -490 -1,31 Quảng cáo báo giấy 12.560 11.620 10.880 -940 -7,48 -740 -6,37 Tổ chức sự kiện 54.890 58.840 61.230 3.950 7,20 2.390 4,06 Khuyến mại, giảm giá 57.980 62.848 66.150 4.868 8,40 3.302 5,25
Tông cộng 167.800 170.688 175.150 2.888 1,72 4.462 2,61
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Agribank - Chi nhánh Đồng Hỷ)
Hoạt động quảng cáo trên truyền hình, truyền thanh và quảng cáo trên báo giấy đang được Chi nhánh giảm chi phí do hiệu quả đạt được không cao bằng hai phương pháp còn lại. Tổng chi phí dành cho hoạt động quảng cáo của Chi nhánh đã tăng lên đáng kể trong giai đoạn 2015-2017. Cụ thể năm 2015 tổng chi phí là 167.800 triệu đồng, năm 2016 chi phí tăng lên 170.688 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng 1,72%; năm 2017 chi phí tăng lên 175.462 nghìn đồng với tốc độ tăng 2,61% thể hiện Chi nhánh đã hiểu được tầm quan trọng của hoạt động quảng cáo đối với cho vay KHCN.
3.2.3.6. Kiểm soát rủi ro
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Đồng Hỷ đã rất quan tâm đến việc thực hiện hoạt động kiểm soát rủi ro bằng việc xây dựng và thực hiện đúng quy trình quản lý rủi ro tín dụng KHCN tại Chi nhánh. Chi nhánh đã xây dựng chính sách quản lý rủi ro tín dụng hộ sản xuất, cá nhân cho từng thời kỳ, trong đó nêu ra định hướng tín dụng cho từng ngành, thành phần kinh tế, định hướng đầu tư vào một số vùng kinh tế, các sản phẩm tín dụng, quy định về thẩm quyền phê duyệt với một số nội dung cơ bản sau:
- Cơ chế phân cấp ủy quyền
Ngân hàng phân cấp cho chi nhánh quyền phán quyết tín dụng tối đa cho từng loại khách hàng, phù hợp với các yêu cầu sau đây:
+ Tuân thủ các quy định của pháp luật và chế độ của Ngân hàng về hoạt động tín dụng, đảm bảo an toàn, chất lượng và hiệu quả, hạn chế thấp nhất rủi ro tín dụng.
+ Đảm bảo cho vay chính xác kịp thời, xác định quyền chủ động, tự chịu trách nhiệm của các cấp điều hành trong hoạt động tín dụng, phù hợp với quy trình nghiệp vụ và mạng lưới hoạt động của Ngân hàng, với đặc điểm của chi nhánh và năng lực kiểm soát rủi ro của đơn vị phân cấp.
- Sản phẩm tín dụng: bao gồm toàn bộ các hình thức cấp tín dụng cho mọi ngành nghề, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mà pháp luật không cấm đối với các đối tượng khách hàng là hộ sản xuất, cá nhân.
- Xây dựng giới hạn tín dụng toàn hệ thống
Mục tiêu là giảm tỷ trọng cho vay trung và dài hạn. Xây dựng giới hạn tín dụng cho các ngành, sản phẩm trên cơ sở phân tích thực tế và tiềm năng phát triển, về nhu cầu và mức độ rủi ro đem lại. Chi nhánh cần xây dựng giới hạn tín dụng phù hợp với từng thành phần, từng sản phẩm và từng khu vực địa lý.
- Chính sách khách hàng trong hoạt động tín dụng
Lựa chọn khách hàng theo các yêu cầu: Có đầy đủ tư cách pháp nhân, thể nhân theo luật định. Có tình hình tài chính lành mạnh; Thời gian được phép kinh doanh hợp lý với thời gian vay vốn, hoạt động kinh doanh có lãi; Thực hiện chuyển dịch cơ cấu khách hàng theo hướng hợp lý.
- Thực hiện giao dịch đảm bảo
Nội dung đảm bảo tiền vay được thực hiện phù hợp với các quy định của chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Việc nhận tài sản đảm bảo cần được xem xét cụ thể đối với từng khách hàng, trên cơ sở khả năng vay trả, định dạng rủi ro tín dụng, khả năng phát mại tài sản thế chấp, cầm cố… Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Đồng Hỷ có bốn hình thức giao dịch bảo đảm là:
+ Thế chấp tài sản: là việc một bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ đối với Agribank và chuyển giao tài sản đó cho Agribank.
+ Cầm cố tài sản: là việc một bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ đối với Agribank và chuyển giao tài sản đó cho Agribank.
+ Ký quỹ: Là việc khách hàng có nghĩa vụ gửi một khoản tiền vào tài khoản phong tỏa để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự với Agribank.
+ Bảo lãnh: là việc người thứ ba (bên bảo lãnh) cam kết với Agribank sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho khách hàng vay vốn, nếu khi đến thời hạn mà khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình.
- Trích lập dự phòng rủi ro: dựa trên thông tư của NHNN về việc trích lập DPRR tín dụng (thông tư số 22/2014/TT-NHNN phát hành ngày 04/06/2014). Agribank chi nhánh huyện Đồng Hỷ cũng đã có quyết định trích lập DPRR tín dụng phù hợp. Đối với doanh nghiệp vừ và nhỏ, Chi nhánh có mức trích lập DPRR tín dụng như sau:
+ Dự phòng chung: chi nhánh thực hiện trích lập dự phòng chúng với tỷ lệ 0,75% tổng dư nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4.
+ Dự phòng cụ thể: Nợ nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn): 0% Nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý): 5%
Nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn): 20% Nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ): 50%
Nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn): 100%.
3.2.4. Kết quả hoạt động cho vay KHCN của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Đồng Hỷ Thái Nguyên triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Đồng Hỷ Thái Nguyên
3.2.4.1. Mức độ tăng trưởng quy mô cho vay KHCN