Bài học kinh nghiệm về đẩy mạnh hoạt động cho vay khách hàng cá nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện đồng hỷ thái nguyên (Trang 44)

6. Kết cấu của luận văn

1.2.3. Bài học kinh nghiệm về đẩy mạnh hoạt động cho vay khách hàng cá nhân

cho Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Huyện Đồng Hỷ Thái Nguyên

Qua bài học kinh nghiệm của các ngân hàng: Citibank, tập đoàn ngân hàng ING, Sacombank chi nhánh Tân Bình và Ngân hàng Đông Nam Á Chi nhánh Sài Gòn trong việc đẩy mạnh hoạt động cho vay KHCN thì ngân hàng cần quan tâm tới: Thứ nhất, tăng cường hoạt động huy động vốn, đảm bảo đủ nguồn vốn cung ứng cho nhu cầu cho vay của khách hàng.

Thứ hai, tăng cường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đặc biệt là các cán bộ tín dụng về thái độ phục vụ và phong cách phục vụ của nhân viên ngân hàng.

Thứ ba, thực hiện tốt các chính sách lãi suất hấp dẫn và tạo được sức cạnh tranh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các khách hàng có nhu cầu vay vốn tại ngân hàng.

Thứ tư, tăng cường đầu tư các trang thiết bị khoa học công nghệ để tạo thuận lộ cho quá trình làm việc của nhân viên, tăng cường năng lực quản lý và cạnh tranh cho ngân hàng.

Thứ năm, đa dạng hóa sản phẩm tín dụng nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của các nhóm khách hàng cá nhân. Tất cả các khách hàng cá nhân có đủ năng lực hành vi đều có khả năng được cấp tín dụng, với điều kiện: khoản cho vay đó sử dụng để phục vụ cho hoạt động tiêu dùng cho cá nhân, hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ, hoạt động kinh doanh của các chủ cửa hàng, cửa hiệu... Tuy thế, để phòng ngừa rủi ro, Chi nhánh vẫn có những giới hạn về đối tượng nhận cho vay ví dụ như giới hạn về độ tuổi…

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu của đề tài, tác giả xây dựng câu hỏi nghiên cứu như sau:

(1) Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân, những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế? Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Đồng Hỷ Thái Nguyên?

(2) Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Đồng Hỷ Thái Nguyên là gì?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra chọn mẫu có sử dụng bảng hỏi và phỏng vấn sâu.

- Đối tượng điều tra:

+ Để đánh giá hoạt động cho vay và đẩy mạnh cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Đồng Hỷ, tác giả nghiên cứu tiến hành điều tra: Đại diện các khách hàng là cá nhân hiện có giao dịch với Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Đồng Hỷ;

+ Để tham vấn ý kiến chuyên gia chuyên sâu về vấn đề nghiên cứu: các lãnh đạo cấp trên; lãnh đạo chi nhánh và các nhà khoa học (từ 6-7 người)

- Kỹ thuật chọn mẫu khảo sát KHCN: luận văn sử dụng kỹ thuật chọn mẫu “phi xác suất, thuận tiện”.

- Quy mô mẫu: Trong nghiên cứu này, để xác định số khách hàng sẽ được điều tra đánh giá về cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Đồng Hỷ, tác giả sử dụng công thức Slovin (1960) để xác định quy mô mẫu điều tra, cụ thể như sau:

n= N/(1+N*e2) (1)

Trong đó:

n là quy mô mẫu N: số lượng tổng thể e: sai số chuẩn.

Với N = 18.000 (là tổng số khách hàng đang có giao dịch với Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Đồng Hỷ tính đến thời điểm 31/12/2017)

Chọn khoảng tin cậy là 95%, nên mức độ sai lệch e = 0,05 Như vậy, đề tài sẽ lựa chọn số mẫu là:

n = 18.000/ ( 1 + 18.000 * 0,052) = 391,3

Quy mô mẫu: 395 mẫu

Đối tượng điều tra khách hàng cá nhân có quan hệ giao dịch với Chi nhánh, tác giả thực hiện khảo sát là 395 người có phát sinh các giao dịch với Chi nhánh một cách thường xuyên trong vòng 01 năm gần đây, các khách hàng là cá nhân được lựa chọn ngẫu nhiên trong số các khách hàng là cá nhân đến giao dịch tại Chi nhánh, với sự hỗ trợ của các đồng nghiệp, tác giả đã khảo sát đầy đủ 395 khách hàng, trong thời gian từ ngày 20/03/2018 - 20/04/2018.

*Thang đo của bảng hỏi: Để đánh giá hoạt động cho vay khách hàng cá nhân, luận văn sử dụng thang đo Likert 5 cấp độ cho các câu hỏi. Điểm trung bình của mỗi tiêu chí sẽ được dùng để đánh giá hoạt động cho vay và đẩy mạnh cho vay khách hàng cá nhân của các đối tượng được khảo sát.

- Giá trị bình quân của thang đo Likert cho từng câu hỏi: Xi = (∑ Xi*fi)/ (∑fi)

Trong đó:

Xi: là biến quan sát theo thang đo Likert Fi: Số người trả lời cho giá trị Xi

-Ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối của thang đo khoảng: Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum)/ n = (5 -1)/ 5= 0,8 Từ đó ta có: Giá trị trung bình và ý nghĩa của thang đo Likert:

Rất không tốt Không tốt Bình thường Tốt Rất tốt

1.00 - 1.80 1.81 - 2.60 2.61 - 3.40 3.41 - 4.20 4.21 - 5.00

2.2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

- Tác giả nghiên cứu và thu thập thông tin thứ cấp qua các ấn phẩm đã được công bố như: Một số giáo trình, công trình nghiên cứu về lĩnh vực cho vay khách hàng cá nhân; các văn bản của Chính phủ, của các Bộ, Ban, ngành có liên quan; Các Báo cáo thống kê; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Đồng Hỷ, của Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Thái Nguyên, Ngân hàng Nhà nước... về các vấn đề liên quan đến đề tài.

- Các số liệu nghiên cứu được thu thập về hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Đồng Hỷ trong thời gian từ 2015 - 2017 bao gồm: Số liệu từ báo cáo tổng kết năm 2015, 2016, 2017; các báo cáo tài chính năm 2015, 2016, 2017; tạp chí Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam năm 2015, 2016, 2017.

2.2.2. Phương pháp phân tích thông tin

Phương pháp phân tích thông tin được tổng hợp và hệ thống hoá chủ yếu dựa trên cơ sở phân tích, tổng hợp, đánh giá và phân tích số liệu và các dữ liệu thứ cấp và sơ cấp đã thu thập được. Cụ thể như sau:

a. Phương pháp phân tích, tổng hợp

Phương pháp này sử dụng các bảng biểu, đồ thị và tính toán số liệu nhằm tóm tắt tổng hợp dữ liệu. Bao gồm: thu thập dữ liệu, sắp xếp dữ liệu, tóm tắt tổng hợp dữ liệu, diễn đạt dữ liệu,... với mục đích là mô tả hiện trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Đồng Hỷ. Tập trung lấy số liệu từ năm 2015 - 2017.

b. Phương pháp so sánh

Được sử dụng để so sánh kết quả kinh doanh cũng như những biến động về hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của chi nhánh ở những thời điểm khác nhau trong những năm gần đây. Trong luận văn tác giả tập trung sử dụng phương pháp so sánh về diễn biến tình hình hoạt động, kinh doanh của Chi nhánh qua các năm giai

đoạn 2015-2017; so sánh các kết quả phản ánh hoạt động đẩy mạnh cho vay khách hàng cá nhân tại chi nhánh giai đoạn 2015-2017, so sánh các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân giai đoạn 2015-2017.

c. Phương pháp tổng hợp ý kiến chuyên gia

Được dùng để tham vấn ý kiến chuyên gia chuyên sâu về vấn đề nghiên cứu. Các chuyên gia được hỏi ý kiến là các cán bộ lãnh đạo, các cán bộ công tác lâu năm trong ngành, các nhà khoa học,.... Những ý kiến chuyên gia được tổng hợp lại đã giúp tác giả phát hiện vấn đề nghiên cứu và phân tích để rút kết quả khảo sát và đề ra các giải pháp cho hoạt động cho vay của Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Đồng Hỷ. Sau đó, tổng hợp và phân tích những điều đã đạt được và chưa đạt được để đưa ra các giải pháp đẩy mạnh cho vay khách hàng cá nhân tại Chi nhánh trong thời gian tới.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Các tiêu chí phản ánh tình kết quả kinh doanh của Chi nhánh

- Thu nhập của ngân hàng, có từ các nguồn sau:

+ Thu lãi cho vay, thu lãi chiết khấu, phí cho thuê tài chính, phí bảo lãnh,..

+ Các khoản thu từ hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ (thu lãi tiền gửi, dịch vụ thanh toán, dịch vụ ngân quỹ…)

+ Các khoản thu từ hoạt động khác: Thu từ lãi góp vốn, mua cổ phần; Thu từ mua bán chứng khoán; Thu từ kinh doanh ngoại tệ, vàng bạcđá quí;Thu từ nghiệp vụ uỷ thác, đại lý; Thu từ dịch vụ tư vấn; Thu từ các hoạt động kinh doanh bảo hiểm; Thu từ dịch vụ ngân hàng khác (bảo quản cho thuê tủ két sắt, cầm đồ); Các khoản thu bất thường khác.

- Chi phí gồm: Chi phí về hoạt động huy động vốn; Chi phí cho dịch vụ thanh toán và ngân quỹ; Chi cho nộp thuế, các khoản phí, lệ phí; Chi phí cho nhân viên; Chi phí cho hoạt động khác;…..

- Lợi nhuận: Chênh lệch giữa lợi tức cho vay và lợi tức nhận gửi sau khi trừ đi những chi phí về nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng cộng với các thu nhập khác về kinh doanh tư bản tiền tệ hình thành nên lợi nhuận ngân hàng.

2.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của Chi nhánh

- Số lượng KHCN có quan hệ với ngân hàng

Số lượng khách hàng cá nhân có quan hệ với ngân hàng thể hiện quy mô cho vay của ngân hàng theo khách hàng cá nhân. Chỉ tiêu này được đánh giá thông qua số lượng khách hàng cá nhân có quan hệ tín dụng với ngân hàng theo từng năm. Để phát triển cho vay khách hàng cá nhân các ngân hàng luôn nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp để gia tăng số lượng khách hàng cá nhân.

-Mức tăng, giảm số KHCN = Số lượng KHCN năm (t) - số lượng KHCN năm (t-1).

- Doanh số cho vay KHCN:

Doanh số cho vay KHCN là tổng số tiền ngân hàng cho vay đối với KHCN trong kỳ, nó phản ánh một cách khái quát nhất về hoạt động cho vay KHCN của ngân hàng theo một thời kỳ nhất định thường tính theo năm tài chính.

- Số lượng sản phẩm cho vay KHCN:

Số lượng sản phẩm dịch vụ cho vay KHCN thể hiện sự tăng lên ở sản phẩm dịch vụ cho vay KHCN. Số lượng sản phẩm dịch vụ cho vay KHCN là càng tăng cho thấy sự phát triển về sản phẩm dịch vụ cho vay càng mở rộng.

- Thu nhập từ hoạt động cho vay KHCN

Công thức tính: Thu nhập tín dụng KHCN = Thu từ tín dụng KHCN - Chi phí cho tín dụng KHCN

- Tăng trưởng thu nhập từ hoạt động cho vay KHCN

Công thức tính:

Tăng trưởng thu nhập tín dụng (TNTD)

KHCN =

TNTDKHCN năm nay - TNTDKHCN năm trước

*100 TNTDKHCN năm trước

Chỉ tiêu tăng trưởng thu nhập tín dụng cho vay KHCN cho biết tốc độ tăng trưởng thu nhập từ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân năm (t) so với năm (t-1). Khi chỉ tiêu này tăng lên, thể hiện rằng thu nhập từ hoạt động cho vay KHCN qua các năm của ngân hàng đã tăng lên về số tương đối

- Chỉ tiêu về lãi suất, hình thức cho vay, thời gian cho vay các loại hình dịch vụ cho vay cá nhân được triển khai tại Chi nhánh.

Hoạt động cho vay KHCN phải cạnh tranh với rất nhiều các ngân hàng khác trên thị trường, bởi vậy lãi suất có vai trò rất quan trọng để thu hút được nhiều KHCN.

Hình thức cho vay và thời gian cho vay đa dạng sẽ giúp NH có cơ hội để đáp ứng đa dạng các nhu cầu của những nhóm KHCN khác nhau, qua đó giúp đẩy mạnh hoạt động cho vay KHCN.

- Doanh số thu nợ: Là toàn bộ các món nợ mà ngân hàng đã thu về từ các khoản cho vay của ngân hàng kể cả năm nay và những năm trước đó.

- Tỷ lệ nợ xấu cho vay KHCN

Nợ xấu là các khoản nợ dưới chuẩn, có thể quá hạn và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của chủ nợ. Tỷ lệ nợ xấu cho vay KHCN thể hiện tỷ lệ các khoản nợ xấu của KHCN trên tổng dư nợ KHCN tại Ngân hàng.

Công thức tính: Tỷ lệ nợ xấu tín dụng KHCN = Nợ xấu KHCN *100 Dư nợ tín dụng KHCN

Ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu KHCN càng cao chứng tỏ chất lượng tín dụng KHCN của ngân hàng càng kém và ngược lại. Theo quy định phân loại nợ, nợ xấu là nợ được xếp từ nợ nhóm 3 trở lên.

Thông thường thì tỷ lệ nợ xấu tốt nhất là ở mức  3%. Tuy nhiên, chỉ tiêu này đôi khi cũng chưa phản ánh hết chất lượng tín dụng của một ngân hàng. Bởi vì bên cạnh những ngân hàng có được tỷ lệ nợ quá hạn hợp lý do đã thực hiện tốt các khâu trong qui trình tín dụng, còn có những ngân hàng có được tỷ lệ nợ quá hạn thấp thông qua việc cho vay đảo nợ, không chuyển nợ quá hạn theo đúng qui định,…

- Tỷ lệ trích lập dự phòng đối với nợ của KHCN

Tỷ lệ trích lập dự phòng đối với nợ của KHCN theo các nhóm nợ trên như sau:

+ Nhóm 1: 0% + Nhóm 2: 5% + Nhóm 3: 20%

+ Nhóm 4: 50% + Nhóm 5: 100%

- Tăng trưởng thu nhập từ hoạt động cho vay KHCN của NH

Thu nhập từ hoạt động cho vay được coi là nguồn thu nhập chính của các Ngân hàng, nó chiếm đến 70% tổng thu nhập của Ngân hàng. Trong đó hoạt động cho vay KHCN đóng vai trò quan trọng trong tín dụng ngân hàng. Bởi vậy tăng trưởng thu nhập từ hoạt động cho vay KHCN được coi là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay KHCN.

- Kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng

Tiêu chí đánh giá kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN tại NHTM bao gồm:

- Mức giảm tỷ lệ nợ xấu

- Xu hướng biến động cơ cấu nhóm nợ - Mức giảm tỷ lệ trích lập dự phòng - Mức giảm tỷ lệ xóa nợ ròng

Chương 3

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

VIỆT NAM - CHI NHÁNH HUYỆN ĐỒNG HỶ THÁI NGUYÊN

3.1. Khái quát về Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Đồng Hỷ Thái Nguyên Chi nhánh huyện Đồng Hỷ Thái Nguyên

3.1.1. Lịch sử hình thành, phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Đồng Hỷ Thái Nguyên nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Đồng Hỷ Thái Nguyên

Đồng Hỷ là một huyện miền núi nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Thái Nguyên, với 427,73 km2 diện tích tự nhiên và 94.427 nhân khẩu, của 2 thị trấn và 13 xã. Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn huyện Đồng Hỷ có trụ sở chính tại thị trấn Chùa Hang và một PGD Trại Cau. Đây là một chi nhánh hoạt động ở khu vực có nhiều dân tộc: Nùng, Sán, Chay, Sán Dìu..., dân cư không tập trung, trình độ dân trí thấp, không còn hộ đói nhưng vẫn còn hộ nghèo, một số vùng sâu, vùng xa chưa có điện lưới quốc gia, không có khu công nghiệp mà chỉ có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện đồng hỷ thái nguyên (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)