Tình hình nợ xấu KHCN tại Chi nhánh giai đoạn 2015-2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện đồng hỷ thái nguyên (Trang 89 - 90)

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Nợ xấu KHCN 16.796 20.436 26.089 Tổng dư nợ KHCN 461.413 563.992 723.581 Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ (%) 3,64 3,62 3,61

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Agribank - Chi nhánh Đồng Hỷ)

Như vậy, nợ xấu năm 2016 tăng hơn so với năm 2015 là 3.640 triệu đồng; từ 16.796 triệu đồng lên đến 20.436 triệu đồng, tuy nhiên so với tổng dư nợ thì tỷ lệ nợ xấu giảm xuống từ 3,64% xuống còn 3,62%. Nợ xấu năm 2017 tăng hơn so với năm 2016 từ 20.436 triệu đồng lên 26.089 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ nợ xấu giảm

xuống còn 3,61%. Các tỷ lệ này đều dưới mức 5% nhưng chưa đáp ứng được mục tiêu của Ngân hàng đã đề ra trong việc kiểm soát rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng (dưới 3%). Tuy nhiên, có một nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến dư nợ xấu của Ngân hàng, đó là Ngân hàng sử dụng qũy DPRR để xử lý một lượng lớn dư nợ xấu ra ngoại bảng nhằm làm trong sạch bảng cân đối kế toán. Điều này là thách thức lớn và cũng là mục tiêu cần giải quyết để thực hiện tốt công tác quản lý rủi ro tín dụng của Chi nhánh.

3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHCN

3.3.1. Nhân tố chủ quan

3.3.1.1. Chính sách cho vay

Chính sách cho vay là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá chất lượng cho vay của ngân hàng. Chính sách cho vay càng thông thoáng, đơn giản thì độ hài lòng của khách hàng càng cao và ngược lại. Dưới đây là bảng đánh giá chính sách cho vay của khách hàng đối với ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh huyện Đồng Hỷ:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện đồng hỷ thái nguyên (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)