Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng Nông
3.2.2. Nội dung hoạt động cho vay KHCN tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Đồng Hỷ Thái Nguyên
3.2.2.1. Tiếp nhận hồ sơ xin vay của KHCN
Trong những năm qua, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm đẩy mạnh cho vay KHCN. Một trong những thành công nhất của Chi nhánh là thời gian giải quyết hồ sơ tín dụng của chi nhánh khá nhanh đối với KHCN.
Bảng 3.2. Quy định về thời gian giải quyết hồ sơ cho vay KHCN của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh
huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên
Thời gian giải
quyết hồ sơ Từ năm 2015 đến nay Giai đoạn trước 2015
Vay ngắn hạn 24h đối với cả KH cũ và mới 24h đối với cả KH cũ và mới Vay trung
và dài hạn
3 ngày đối với khách hàng cũ 5-7 ngày đối với khách hàng cũ 3-7 ngày đối với khách hàng mới 7-10 ngày đối với khách hàng mới
Từ bảng trên cho thấy, các chính sách cho vay đối với KHCN tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên trong thời gian qua đã có những thay đổi theo hướng tích cực. Chi nhánh đã linh hoạt hơn trong công tác xét duyệt hồ sơ vay vốn của khách hàng bằng cách giảm thiểu các thủ tục giấy tờ, rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ....Từ đây đã rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ vay vốn của khách hàng theo thời hạn vay, cụ thể Chi nhánh đã rút ngắn từ 2-4 ngày trong công tác giải quyết khoản vay trung và dài hạn cho khách hàng cũ và 3-4 đối với khách hàng mới. Điều nay đã giảm sự phiền hà và chi phí đi lại cho khách hàng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho các khoản vay của Chi nhánh cũng cần có những biện pháp nhằm sàng lọc các khoản vay hạn chế nợ xấu cho ngân hàng, cụ thể trong công tác xét duyệt hồ sơ mặc dù thời gian xét duyệt được rút ngắn song tiêu chuẩn xét duyệt đối với khách hàng cao hơn, khách hàng không chỉ phải đáp ứng về khả năng tài chính, khách hàng còn phải đảm bảo yêu cầu đạo đức đề ra của Chi nhánh. Đối với những khách hàng mới, giao dịch lần đầu, Chi nhánh còn thực hiện các cuộc điều tra về tình hình tài chính, khả năng chi trả khoản vay của khách hàng thông qua người thân và đồng nghiệp của khách hàng. Từ đây, khiến chất lượng các khoản vay cá nhân của Chi nhánh được nâng lên thể hiện ở các chỉ tiêu nợ quá hạn và nợ xấu giảm dần.
Năm 2016 cả hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam thực hiện chuyển đổi mô hình cấp tín dụng, Theo đó, đã tách biệt các bộ phận trong các phòng khách hàng: bộ phận bán hàng, bộ phận thẩm định, và đặc biệt thành lập bộ phận hỗ trợ tín dụng (chuyên tác nghiệp soạn thảo hợp đồng, công chứng thế chấp, đăng ký giao dịch đảm bảo, giải ngân và quản lý hồ sơ khách hàng). Việc phân tách như trên đã tạo sự đồng bộ cũng như tăng tính chuyên nghiệp trong công tác phục vụ khách hàng. Tuy nhiên, do mới triển khai, chưa được đào tạo bài bản, cán bộ vẫn theo nếp làm việc cũ nên xuất hiện một số vấn đề trong khâu phối hợp giữa các bộ phận. Hồ sơ khách hàng từ lúc gửi hồ sơ đến lúc giải ngân phải qua rất nhiều bộ phận gây chậm chễ phiền hà cho khách hàng.
3.2.2.2. Thẩm định tín dụng
Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ vay vốn từ khách hàng, nhân viên khách hàng sẽ tiến hành gửi hồ sơ tài sản đảm bảo. Nhân viên thẩm định tín dụng sẽ tiến hành lập
tờ trình thẩm định về tư cách và khả năng tài chính của khách hàng bao gồm: việc kiểm tra hồ sơ pháp lý, kiểm tra những thông tin liên quan đến KH dựa vào thông tin do KH cung cấp, khảo sát thực tế và thông tin từ các nguồn khác nhau. Căn cứ vào thông tin tổng hợp về KH, chấm điểm cho khách hàng theo hệ thống chấm điểm tín dụng cá nhân với yêu cầu đảm bảo tính khách quan, trung thực. Chuyển hồ sơ vay vốn đến các cấp có thẩm quyền xét duyệt khoản vay.
Bảng 3.8. Kết quả công tác thẩm định tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2015-2017
TT Chỉ tiêu ĐVT 2015 2016 2017
1 Hồ sơ đề nghị vay vốn Hồ sơ 1293 1332 1528
2
Hồ sơ được giải quyết cho vay và ký kết hợp đồng
Hồ sơ 1066 1105 1283
3 Hồ sơ không được chấp nhận Hồ sơ 227 227 245 4 Cán bộ thực hiện công tác tín dụng Cán bộ 16 16 17 5 Hồ sơ/cán bộ Hồ sơ 81 83 90
(Nguồn: Báo cáo hoạt động cho vay của Agribank - Chi nhánh Đồng Hỷ)
Trong năm 2015 số hồ sơ đề nghị vay vốn của Chi nhánh là 1293 hồ sơ, trong đó có 1066 hồ sơ được giải quyết cho vay chiếm 82% và 227 hồ sơ không được duyệt do nhiều nguyên nhân khác nhau. Mỗi cán bộ phải thực hiện thẩm định cho khoảng 81 hồ sơ, thể hiện lượng khách đến giao dịch tại ngân hàng là khá nhiều.
Trong năm 2016 và 2017 do tình hình kinh tế đang phục hồi lại sau khủng hoảng kinh tế thế giới nên số lượng hồ sơ đề nghị vay vốn tăng lên. Cụ thể năm 2016 có 1332 hồ sơ và năm 2017 là 1528 hồ sơ đề nghị vay vốn. Số hồ sơ được giải quyết cho vay chiếm tỷ trọng trên 80%. Trong khi số cán bộ tín dụng chỉ tăng 1 người vào năm 2017 nên số lượng hồ sơ một cán bộ phải xử lý tăng lên 83 hồ sơ/cán bộ vào năm 2016 và 90 hồ sơ/cán bộ vào năm 2017.
3.2.2.3. Thẩm định tài sản đảm bảo
Hồ sơ tài sản đảm bảo sẽ được gửi cho nhân viên định giá tài sản hoặc định giá tài sản thế chấp tại chi nhánh nếu nằm trong hạn mức cho phép, để định giá tài
sản thế chấp, cầm cố. Nhân viên định giá tài sản sẽ lập tờ trình thẩm định tài sản sau khi đã thẩm định tài sản đảm bảo để nhân viên thẩm định tín dụng quyết định xét duyệt hồ sơ.
3.2.2.4. Xét duyệt và ký kết hợp đồng tín dụng
Các cấp, quản lý lãnh đạo thực hiện việc kiểm soát các điều kiện vay vốn, kiểm tra nội dung tờ trình và phê duyệt khoản vay. Trường hợp cấp có thẩm quyền từ chối cho vay hoặc yêu cầu bổ sung, kiểm tra lại thông tin, nhân viên KHCN thông báo trả lời KH hoặc thẩm định và hoàn thiện hồ sơ theo phê duyệt.
Sau khi hợp đồng được xét duyệt, được sự đồng ý của kiểm soát về dự thảo hợp đồng, cán bộ tín dụng trao đổi với khách hàng về điều kiện hợp đồng, chú ý phải thống nhất với phương án cho vay đã được lãnh đạo phê duyệt. Khi đã thống nhất với khách hàng về các điều kiện của hợp đồng, chuyên viên hỗ trợ trình dự thảo cuối cùng đã được khách hàng đồng ý lên kiểm soát, kiểm soát kiểm tra lại các điều khoản hợp đồng tín dụng, hợp đồng đảm bảo tiền vay đúng với các điều kiện đã được lãnh đạo phê duyệt. Trình lên lãnh đạo xem xét và tiến hành ký hợp đồng với khách hàng trước sự chứng kiến của cả 2 bên cùng công chứng viên.
Qua bảng 3.8 có thể thấy, trong giai đoạn 2015-2017, số lượng hồ sơ được xét duyệt cho vay và ký kết hợp đồng có xu hướng tăng lên. Năm 2015 có 1066 hồ sơ được giải quyết và ký kết hợp đồng thì đến năm 2016 có 1105 hồ sơ được giải quyết và ký kết hợp đồng tương ứng với tốc độ tăng 3,66%. Đến năm 2017 số hồ sơ được giải quyết và ký kết hợp đồng tiếp tục tăng lên 1283 hồ sơ với tỷ trọng tương ứng là 16,11% so với năm 2016 do trong năm 2017 Chi nhánh có thêm 1 nhân viên phụ trách tín dụng nhằm đáp ứng số hồ sơ vay vốn tại Chi nhánh tăng nhanh.
3.2.2.5. Giải ngân và kiểm soát trong khi cấp tín dụng
Sau khi hợp đồng được ký, cán bộ tín dụng phối hợp với các bộ phận có liên quan để giải ngân hoặc thanh toán theo yêu cầu của khách hàng. Các hình thức phát tiền vay, giải ngân gồm có:
- Rút tiền mặt trực tiếp: áp dụng đối với các khoản cho vay lương, thưởng, các nhu cầu thanh toán nhỏ lẻ, nhu cầu vay cá nhân, số tiền vay trị giá không quá lớn.
- Thanh toán chuyển khoản trên địa bàn hoặc trong lãnh thổ quốc gia theo yêu cầu của khách hàng.
- Thanh toán quốc tế theo yêu cầu của khách hàng.
Hiện nay đối với việc giải ngân cho khách hàng là KHCN, ngân hàng khuyến khích sử dụng phương thức giải ngân bằng chuyển khoản trực tiếp đến người thụ hưởng, đảm bảo khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, hạn chế tối đa các khoản giải ngân bằng tiền mặt.
Hoạt động kiểm soát trong khi cấp tín dụng tại chi nhánh bao gồm các nội dung: - Kiểm tra trước khi cho vay. Agribank thực hiện kiểm tra hồ sơ vay vốn, khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng và các điều kiện cho vay, quy định cho vay dựa vào quy trình thẩm định từ khâu nhận diện rủi ro nêu trên.
- Kiểm tra trong khi cho vay: Chi nhánh kiểm soát và ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay (nếu có), kiểm tra việc giải ngân cho vay theo quy định.
- Kiểm tra sau khi cho vay:
Việc thực hiện kiểm soát trong khi cấp tín dụng là kịp thời phát hiện các hành vi sử dụng vốn vay sai mục đích, không đúng đối tượng cho vay đã cam kết để ngân hàng có các biện pháp xử lý thích hợp. Chi nhánh đã thực hiện kiểm tra qua hồ sơ chứng từ giải ngân, kiểm tra sổ sách kế toán, kiểm tra tại hiện trường (nơi khách hàng đang triển khai phương án, dự án vay vốn để xem xét kiểm tra tình hình), tuy nhiên hình thức kiểm tra này chỉ được rất ít cán bộ tín dụng thực hiện. Cần phải theo dõi chặt chẽ về việc khách hàng có trả nợ gốc và lãi đầy đủ theo quy định trong hợp đồng tín dụng đã ký kết hay không.
Nội dung kiểm soát vay tại Chi nhánh bao gồm:
- Việc sử dụng vốn vay theo muc đích đã ghi trong hợp đồng tín dụng;
- Biện pháp tổ chức triển khai và tiến độ thực hiện dự án, đánh giá hiệu quả và khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn;
- Hiện trạng, tình hình biến động, thay đổi TSĐB tiền vay (số lượng, giá trị…) - Nguồn thu nhập của khách hàng vay, tình hình tài chính doanh nghiệp, đánh giá tiến độ và khả năng trả nợ;
- Thu thập thông tin, thực hiện chấm điểm, xếp hạng khách hàng theo quy định của Agribank;
- Xác định mức độ thiệt hại của dự án, phương án đầu tư của khách hàng khi xảy ra rủi ro bất khả kháng.
3.2.2.6. Thu nợ hoặc đưa ra các phán quyết tín dụng mới
Trong giai đoạn 2015-2017 hoạt động thu nợ đã được Chi nhánh rất quan tâm, số lượng nợ thu được có xu hướng tăng lên, số lượng nợ quá hạn, nợ xấu trên tổng dư nợ của Chi nhánh có xu hướng giảm nhẹ. Tình hình thu nợ của Chi nhánh được thể hiện cụ thể qua bảng số liệu dưới đây:
(Nguồn: Báo cáo hoạt động cho vay của Agribank - Chi nhánh Đồng Hỷ)
Biểu đồ 3.1. Tình hình thu nợ của NHNo-PTNT chi nhánh huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2015-2017
Năm 2015 Chi nhánh thu được 282.584 triệu đồng tiền nợ, đến năm 2016 số lượng nợ thu được tăng lên 302.365 triệu đồng (tương ứng tỷ lệ tăng 7% so với năm 2015). Đến năm 2017 tổng số nợ thu được của Chi nhánh tăng 20,87% so với năm 2016, tương ứng đạt mức 365.467 triệu đồng.
Trong thời gian cho vay, các vấn đề phát sinh rất đa dạng, việc xử lý các phát sinh đó có thể chia thành các nhóm bao gồm:
- Chi nhánh thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, trên cơ sở khả năng tài chính của mình và kết quả đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng. Khách hàng không có khả năng trả nợ đúng kỳ hạn nợ gốc và/hoặc lãi vốn vay trong phạm vi thời hạn cho vay đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, có đề nghị điều chỉnh kỳ hạn trả nợ
gốc và/hoặc lãi, chi nhánh đánh giá là có khả năng trả nợ trong các kỳ hạn tiếp theo sau khi cơ cấu thì xem xét quyết định điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc/hoặc lãi vốn vay. Khách hàng không có khả năng trả nợ đúng kỳ hạn, có đề nghị gia hạn nợ gốc và/hoặc lãi, chi nhánh đánh giá khả năng trả nợ trong một khoảng thời gian nhất định sau thời hạn gia hạn nợ sẽ xem xét quyết định cho gia hạn nợ phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng.
Sau khi thời gian cho vay kết thúc khách hàng phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ đến hạn đúng thời hạn cam kết trong HĐTD nếu không khoản vay sẽ chuyển nợ quá hạn và phải chịu lãi phạt cùng các biện pháp thu hồi nợ của Chi nhánh ngân hàng. Việc trả nợ được thực hiện đúng cam kết sẽ tạo điều kiện cho hai bên thuận lợi hơn khi ký kết các HĐTD tiếp theo.
- Xử lý TSĐB: Agribank chi nhánh huyện Đồng Hỷ thực hiện xử lý TSĐB theo những quy định sau:
+ Các trường hợp xử lý TSĐB:
Chi nhánh thực hiện xử lý TSĐB khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định theo thỏa thuận.
. Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được đảm bảo trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
. Pháp luật quy định TSĐB phải được xử lý để bên đảm bảo thực hiện nghĩa vụ khác.
. Bên có nghĩa vụ là pháp nhân được tổ chức lại (cổ phần hóa, chia, tách, sáp nhập, chuyển đổi…) mà không thực hiện các quy định như đã thỏa thuận với chi nhánh.
. Các trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định. + Nguyên tắc xử lý TSĐB:
. Trường hợp tài sản được dùng để đảm bảo thực hiện một nghĩa vụ thì việc xử lý tài sản đó được thực hiện theo thỏa thuận của các bên nếu giá trị TSĐB sau khi xử lý đủ để thu nợ gốc, lãi, phí, nếu không thì tài sản được bán đấu giá theo quy định của pháp luật.
. Trường hợp tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì việc xử lý tài sản đó được thực hiện theo thỏa thuận của bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm; nếu không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được bán đấu giá theo quy định của pháp luật.
. Việc xử lý TSĐB để thu hồi nợ không phải là hoạt động kinh doanh của Agribank.
. Agribank chi nhánh huyện Đồng Hỷ căn cứ vào nội dung đã được thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm để tiến hành xử lý TSĐB mà không cần phải có văn bản ủy quyền xử lý tài sản của bên bảo đảm.
. Trường hợp TSĐB là quyền sử dụng đất, nhà ở thì tổ chức, cá nhân mua TSĐB hoặc nhận chính TSĐB để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm phải thuộc đối tượng được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các TSĐB khác, trường hợp tổ chức, cá nhân không thuộc đối tượng được cấp Giấy chứng nhận thì chỉ được hưởng giá trị quyền sử dụng đất, giá trị nhà ở.
+ Các phương thức xử lý TSĐB theo thỏa thuận: Agribank và khách hàng có thể thỏa thuận áp dụng một trong những phương pháp sau để xử lý TSĐB.
. Bán TSĐB
. Agribank nhận chính TSĐB để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm.