Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.1. Các tiêu chí phản ánh tình kết quả kinh doanh của Chi nhánh
- Thu nhập của ngân hàng, có từ các nguồn sau:
+ Thu lãi cho vay, thu lãi chiết khấu, phí cho thuê tài chính, phí bảo lãnh,..
+ Các khoản thu từ hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ (thu lãi tiền gửi, dịch vụ thanh toán, dịch vụ ngân quỹ…)
+ Các khoản thu từ hoạt động khác: Thu từ lãi góp vốn, mua cổ phần; Thu từ mua bán chứng khoán; Thu từ kinh doanh ngoại tệ, vàng bạcđá quí;Thu từ nghiệp vụ uỷ thác, đại lý; Thu từ dịch vụ tư vấn; Thu từ các hoạt động kinh doanh bảo hiểm; Thu từ dịch vụ ngân hàng khác (bảo quản cho thuê tủ két sắt, cầm đồ…); Các khoản thu bất thường khác.
- Chi phí gồm: Chi phí về hoạt động huy động vốn; Chi phí cho dịch vụ thanh toán và ngân quỹ; Chi cho nộp thuế, các khoản phí, lệ phí; Chi phí cho nhân viên; Chi phí cho hoạt động khác;…..
- Lợi nhuận: Chênh lệch giữa lợi tức cho vay và lợi tức nhận gửi sau khi trừ đi những chi phí về nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng cộng với các thu nhập khác về kinh doanh tư bản tiền tệ hình thành nên lợi nhuận ngân hàng.
2.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của Chi nhánh
- Số lượng KHCN có quan hệ với ngân hàng
Số lượng khách hàng cá nhân có quan hệ với ngân hàng thể hiện quy mô cho vay của ngân hàng theo khách hàng cá nhân. Chỉ tiêu này được đánh giá thông qua số lượng khách hàng cá nhân có quan hệ tín dụng với ngân hàng theo từng năm. Để phát triển cho vay khách hàng cá nhân các ngân hàng luôn nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp để gia tăng số lượng khách hàng cá nhân.
-Mức tăng, giảm số KHCN = Số lượng KHCN năm (t) - số lượng KHCN năm (t-1).
- Doanh số cho vay KHCN:
Doanh số cho vay KHCN là tổng số tiền ngân hàng cho vay đối với KHCN trong kỳ, nó phản ánh một cách khái quát nhất về hoạt động cho vay KHCN của ngân hàng theo một thời kỳ nhất định thường tính theo năm tài chính.
- Số lượng sản phẩm cho vay KHCN:
Số lượng sản phẩm dịch vụ cho vay KHCN thể hiện sự tăng lên ở sản phẩm dịch vụ cho vay KHCN. Số lượng sản phẩm dịch vụ cho vay KHCN là càng tăng cho thấy sự phát triển về sản phẩm dịch vụ cho vay càng mở rộng.
- Thu nhập từ hoạt động cho vay KHCN
Công thức tính: Thu nhập tín dụng KHCN = Thu từ tín dụng KHCN - Chi phí cho tín dụng KHCN
- Tăng trưởng thu nhập từ hoạt động cho vay KHCN
Công thức tính:
Tăng trưởng thu nhập tín dụng (TNTD)
KHCN =
TNTDKHCN năm nay - TNTDKHCN năm trước
*100 TNTDKHCN năm trước
Chỉ tiêu tăng trưởng thu nhập tín dụng cho vay KHCN cho biết tốc độ tăng trưởng thu nhập từ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân năm (t) so với năm (t-1). Khi chỉ tiêu này tăng lên, thể hiện rằng thu nhập từ hoạt động cho vay KHCN qua các năm của ngân hàng đã tăng lên về số tương đối
- Chỉ tiêu về lãi suất, hình thức cho vay, thời gian cho vay các loại hình dịch vụ cho vay cá nhân được triển khai tại Chi nhánh.
Hoạt động cho vay KHCN phải cạnh tranh với rất nhiều các ngân hàng khác trên thị trường, bởi vậy lãi suất có vai trò rất quan trọng để thu hút được nhiều KHCN.
Hình thức cho vay và thời gian cho vay đa dạng sẽ giúp NH có cơ hội để đáp ứng đa dạng các nhu cầu của những nhóm KHCN khác nhau, qua đó giúp đẩy mạnh hoạt động cho vay KHCN.
- Doanh số thu nợ: Là toàn bộ các món nợ mà ngân hàng đã thu về từ các khoản cho vay của ngân hàng kể cả năm nay và những năm trước đó.
- Tỷ lệ nợ xấu cho vay KHCN
Nợ xấu là các khoản nợ dưới chuẩn, có thể quá hạn và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của chủ nợ. Tỷ lệ nợ xấu cho vay KHCN thể hiện tỷ lệ các khoản nợ xấu của KHCN trên tổng dư nợ KHCN tại Ngân hàng.
Công thức tính: Tỷ lệ nợ xấu tín dụng KHCN = Nợ xấu KHCN *100 Dư nợ tín dụng KHCN
Ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu KHCN càng cao chứng tỏ chất lượng tín dụng KHCN của ngân hàng càng kém và ngược lại. Theo quy định phân loại nợ, nợ xấu là nợ được xếp từ nợ nhóm 3 trở lên.
Thông thường thì tỷ lệ nợ xấu tốt nhất là ở mức 3%. Tuy nhiên, chỉ tiêu này đôi khi cũng chưa phản ánh hết chất lượng tín dụng của một ngân hàng. Bởi vì bên cạnh những ngân hàng có được tỷ lệ nợ quá hạn hợp lý do đã thực hiện tốt các khâu trong qui trình tín dụng, còn có những ngân hàng có được tỷ lệ nợ quá hạn thấp thông qua việc cho vay đảo nợ, không chuyển nợ quá hạn theo đúng qui định,…
- Tỷ lệ trích lập dự phòng đối với nợ của KHCN
Tỷ lệ trích lập dự phòng đối với nợ của KHCN theo các nhóm nợ trên như sau:
+ Nhóm 1: 0% + Nhóm 2: 5% + Nhóm 3: 20%
+ Nhóm 4: 50% + Nhóm 5: 100%
- Tăng trưởng thu nhập từ hoạt động cho vay KHCN của NH
Thu nhập từ hoạt động cho vay được coi là nguồn thu nhập chính của các Ngân hàng, nó chiếm đến 70% tổng thu nhập của Ngân hàng. Trong đó hoạt động cho vay KHCN đóng vai trò quan trọng trong tín dụng ngân hàng. Bởi vậy tăng trưởng thu nhập từ hoạt động cho vay KHCN được coi là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay KHCN.
- Kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng
Tiêu chí đánh giá kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN tại NHTM bao gồm:
- Mức giảm tỷ lệ nợ xấu
- Xu hướng biến động cơ cấu nhóm nợ - Mức giảm tỷ lệ trích lập dự phòng - Mức giảm tỷ lệ xóa nợ ròng
Chương 3
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN