Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện đồng hỷ thái nguyên (Trang 34 - 39)

6. Kết cấu của luận văn

1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân

1.1.4.1. Nhân tố chủ quan - Chính sách cho vay

Chính sách cho vay của ngân hàng là hệ thống các chủ trương, quy định chi phối hoạt động cho vay do hội đồng quản trị đưa ra nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn để tài trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân (Nguyễn Văn Tiến, 2014). Chính sách cho vay phản ánh cương lĩnh tài trợ của một ngân hàng, trở thành hướng dẫn chung cho cán bộ tín dụng và các nhân viên ngân hàng, tăng cường chuyên môn hoá trong phân tích cho vay, tạo sự thống nhất chung trong hoạt động cho vay nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao khả năng sinh lời.

- Chính sách khách hàng

Khách hàng vay vốn rất đa dạng, từ cá nhân, hộ gia đình, cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp Nhà nước,...Vì thế, ngân hàng cần phải tiến hành phân loại khách hàng để có chính sách riêng phục vụ phù hợp. Đối với KHCN thường vay các món nhỏ lẻ, thời hạn ngắn, còn các doanh nghiệp thường vay các món lớn, thời hạn đa dạng. Ngân hàng cũng cần phải phân loại khách hàng truyền thống có quan hệ tốt, sử dụng nhiều dịch vụ tiện ích của ngân hàng để hưởng các chính sách ưu đãi hơn so với khách hàng mới hoặc các khách hàng có quan hệ không tốt và sử dụng ít dịch vụ tiện tích của ngân hàng. Ngân hàng

phải luôn cố gắng để giữ chân khách hàng truyền thống đồng thời thu hút khách hàng mới có tình hình tài chính lành mạnh. Có như thế hoạt động cho vay của ngân hàng mới đạt hiệu quả bền vững, tạo tiền đề cho ngân hàng ngày càng phát triển tốt.

- Quy trình cho vay

Quy trình cho vay bao gồm những bước phải thực hiện trong quá trình cho vay nhằm đảm bảo an toàn vốn tín dụng. Quy trình bắt đầu từ khi chuẩn bị cho vay, phát tiền vay, kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay. Quy trình cho vay KHCN càng đơn giản và tạo điều kiện cho khách hàng thì sẽ càng tạo điều kiện hơn cho KHCN.

- Quy mô và giới hạn

Đó là việc ngân hàng cam kết tài trợ vốn cho khách hàng với một giới hạn vốn và thời gian nhất định. Số lượng tài trợ có thể chia nhỏ trong khoảng thời gian khác nhau và dưới các hình thức tiền tệ khác nhau. Ngân hàng có thể xem xét tính khả thi và khả năng trả nợ của khoản vay để tài trợ toàn bộ vốn nhu cầu xin vay hoặc theo một hạn mức nhất định. Quy mô cho vay nếu vượt quá khả năng trả nợ của khách hàng sẽ làm ngân hàng gặp thiệt hại khi rủi ro xảy ra, còn nếu ngân hàng cho vay quá ít so với nhu cầu thì khách hàng sẽ gặp trở ngại trong kinh doanh, trực tiếp ảnh hưởng xấu đến khả năng trả nợ.

- Năng lực tài chính của ngân hàng

Năng lực tài chính của ngân hàng được thể hiện qua các chỉ số tài chính như lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA), lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE), quy mô vốn chủ sở hữu, tỷ lệ tăng trưởng thu nhập qua các năm, tỷ trọng nợ quá hạn/tổng dư nợ,... Các ngân hàng có năng lực tài chính mạnh có điều kiện để nâng cao hiệu quả cho vay tốt hơn các ngân hàng có năng lực tài chính yếu kém. Với khả năng vốn lớn, tỷ trọng nợ quá hạn/ tổng dư nợ thấp là điều kiện thuận lợi để ngân hàng lựa chọn được các khoản vay có chất lượng tốt. Ngân hàng có năng lực tài chính mạnh sẽ không phải bỏ qua những dự án tốt, quy mô vốn cao do thiếu vốn. Ngân hàng cũng sẽ san sẻ rủi ro do đa dạng hóa các khoản mục cho vay nhờ nguồn vốn lớn. Ngoài ra, ngân hàng có khả năng quản lý tốt sẽ giảm thiểu được các rủi ro xảy ra đối với khoản vay xuất phát từ phía ngân hàng. Lãnh đạo ngân hàng thấy rõ được thực lực và điều kiện cho vay của ngân hàng mình để phân phối nguồn vốn vay hợp lý cho đối tượng khách hàng, thời hạn vay phù hợp. Tất cả sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động cho vay.

- Trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng ngân hàng

Cán bộ tín dụng là người trực tiếp tiếp xúc và đưa ra quyết định cho vay đối với khách hàng, vì vậy có thể coi họ chính là hình ảnh của ngân hàng (Bùi Minh Hòa, 2013). Đội ngũ cán bộ tín dụng đông đảo cùng với phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn tốt chính là yếu tố có tác động tích cực đối với hoạt động cho vay KHCN. Ngân hàng có đội ngũ cán bộ với những khả năng trên sẽ thúc đẩy hoạt động cho vay trở nên nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian, chất lượng cho vay cao, hạn chế được rủi ro tạo ấn tượng cho khách hàng, nhờ đó thu hút khách hàng, mở rộng được cho vay KHCN. Đội ngũ cán bộ tín dụng chuyên nghiệp cũng góp phần tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm dịch vụ của ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay KHCN nói riêng.

Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ tín dụng cũng cần phải xét đến kỹ năng bán hàng. Đội ngũ cán bộ tín dụng nói chung và cán bộ tín dụng cá nhân nói riêng tại ngân hàng thương mại có kỹ năng bán hàng tốt sẽ thu hút được nhiều khách hàng đến vay vốn tại ngân hàng. Khách hàng sẽ tiếp tục tìm đến ngân hàng khi có nhu cầu vay vốn. Mặt khác, họ còn chủ động giới thiệu bạn bè, người thân tìm đến ngân hàng để vay vốn khi cần. Nó sẽ giúp ngân hàng bớt được chi phí do phải đi tìm kiếm khách hàng. Kỹ năng bán hàng của đội ngũ cán bộ tín dụng cá nhân tốt sẽ nâng cao sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ của ngân hàng, nhiều khách hàng sẽ tìm đến các dịch vụ của ngân hàng, ngân hàng sẽ mở rộng được hoạt động cho vay. Từ đó có thể kết luận kỹ năng bán hàng của đội ngũ cán bộ tín dụng cá nhân ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động đẩy mạnh phát triển cho vay cá nhân tại ngân hàng thương mại.

- Mạng lưới của ngân hàng

Số lượng các chi nhánh, phòng giao dịch nói lên quy mô của một ngân hàng, để thuận lợi cho việc giao dịch giữa khách hàng với ngân hàng, các ngân hàng thường mở rộng các chi nhánh và các phòng giao dịch, nhằm thu hút sự quan tâm của khách hàng đối với ngân hàng. Các ngân hàng có càng nhiều chi nhánh, phòng giao dịch thì việc mở rộng cho vay đối với KHCN càng trở nên thuận lợi, nhất là khi các chi nhánh, phòng giao dịch này đặt tại các khu dân cư có nhiều nhu cầu vay vốn. Tại đây ngân hàng dễ dàng đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng, đồng thời ngân hàng

nắm bắt được thông tin từng khách hàng trên cơ sở đó tiến hành thẩm định, giải ngân và thu nợ. Do đó, việc mở rộng mạng lưới các chi nhánh, phòng giao dịch là nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng cho vay KHCN của ngân hàng thương mại.

- Trình độ công nghệ

Công nghệ của ngân hàng có ảnh hưởng tới hệ thống thông tin khách hàng cá nhân, qua đó ảnh hưởng tới quyết định cho vay của ngân hàng. Trên thực tế không phải khách hàng nào cũng sử dụng vốn vay đúng mục đích và có chất lượng vì vậy hoạt động cho vay muốn tăng trưởng, có hiệu quả đòi hỏi phải có hệ thống thông tin hữu hiệu phục vụ nắm bắt kịp thời, chính xác các nguồn thông tin về khách hàng. Như vậy, ngân hàng cũng cần nâng cao năng lực công nghệ để phân tích tìm ra những cơ hội tốt trong kinh doanh cũng như để phòng chống rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động của mỗi ngân hàng thương mại.

1.1.4.2. Nhóm nhân tố khách quan

a. Nhóm nhân tố thuộc về khách hàng - Nhu cầu vốn của khách hàng

Nhân tố này thuộc về phía người vay, nó ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của khoản vay. Vì suy cho cùng thì người sử dụng vốn chính là khách hàng, và việc sử dụng vốn có hiệu quả không tùy thuộc vào khách hàng. Nhu cầu vốn của khách hàng vay vốn sẽ quyết định quy mô của các khoản vay. Đối với những khách hàng là cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh lớn có tình hình tài chính mạnh thì thường có khả năng sử dụng vốn có hiệu quả và nhu cầu vốn dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh lớn và thường xuyên. Ngân hàng có thể xem xét khả năng này thông qua tình hình kinh doanh trong quá khứ của khách hàng, thu thập thông tin từ bạn hàng của khách hàng, xem tiều sử vay vốn của khách hàng…Đối với những khách hàng là cá nhân vay vốn phục vụ mục đích tiêu dùng thì nhu cầu vốn vay thường ít và không thường xuyên. Nếu nhu cầu vốn vay của khách hàng lớn tức là quy mô vốn vay lớn và ngân hàng cần tập trung vào nhóm đối tượng khách hàng này để mở rộng hoạt động cho vay KHCN tại ngân hàng thương mại.

- Khả năng đáp ứng các điều kiện của khách hàng khi vay

Nhân tố này có nghĩa là khách hàng có đáp ứng được các điều kiện như Ngân hàng đã quy định hay không? Các điều kiện như là tài sản đảm bảo cũng như

các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu và sử dụng hợp pháp tài sản …Nếu Ngân hàng xét thấy khách hàng không thể hoặc không đủ khả năng đáp ứng thì sẽ không cấp vốn hoặc trong quá trình cho vay phát sinh những vấn đề tiêu cực thì Ngân hàng có thể ngừng giải ngân. Chính vì thế mà khả năng của khách hàng trong việc đáp ứng các điều kiện tín dụng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động cho vay của Ngân hàng nói chung và đối tượng là KHCN nói riêng.

b. Nhóm nhân tố thuộc về môi trường hoạt động của ngân hàng - Môi trường kinh tế

Tình trạng hiện tại của một nền kinh tế có ảnh hưởng tới tất cả mọi hoạt động kinh tế diễn ra trong nó, và hoạt động cho vay khách hàng cá nhân cũng không nằm ngoài quy luật đó.Thậm chí hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng chịu ảnh hưởng rất lớn bởi tình trạng này. Khi môi trường kinh tế trong trạng thái hưng thịnh thì hoạt động của các NHTM cũng trong xu hướng diễn ra mạnh mẽ, khi đó nhu cầu vay tiền của khách hàng cá nhân cũng gia tăng, cùng với đó là sự gia tăng trong cạnh tranh giữa các NHTM càng trở nên gay gắt hơn.

- Môi trường luật pháp

Hoạt động tín dụng ngân hàng được qui định chặt chẽ bởi các văn bản qui phạm pháp luật do NHNN ban hành. Các đối tượng khách hàng nằm trong chiến lược mở rộng cho vay của ngân hàng cần được thừa nhận về mặt pháp lý. Đây là điều kiện để người vay vốn yên tâm, mạnh dạn đầu tư, sản xuất còn ngân hàng thì thuận lợi hơn khi ra các quyết định cho vay.

Mặt khác, mở rộng cho vay nhưng vẫn phải duy trì chất lượng và hiệu quả cho ngân hàng. Nếu hệ thống pháp luật không đồng bộ, việc thực thi pháp luật không nghiêm sẽ tạo ra kẽ hở trong quản lý tín dụng, gây nên những rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng như khách hàng có hành vi lừa đảo để vay vốn, cán bộ ngân hàng có hành vi sai trái... ảnh hưởng đến chất lượng cho vay.

- Môi trường văn hoá - xã hội

Môi trường văn hóa - xã hội như: lối sống, thói quen, phong tục tập quán… cũng ảnh hưởng đến hiệu quả và mở rộng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng, cụ thể như sau: Người dân miền Bắc có thói quen tiết kiệm hơn người dân miền Nam, nên hoạt động cho vay tiêu dùng đối với người miền Nam phát triển khá mạnh. Người có trình độ học vấn cao, thu nhập ổn định thường vay ngân hàng để thỏa

nãm nhu cầu chi tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống, hơn là đối với những người có mức sống trung bình thường chỉ vay ngân hàng để đáp ứng nhu cầu cần thiết.

- Sự phát triển của Khoa học - Công nghệ

Sự phát triển của khoa học công nghệ sẽ giúp ngân hàng có thể giảm thời gian giao dịch, giảm chi phí,… Khách hàng có thể giao dịch qua tài khoản ở ngân hàng sẽ giúp khách hàng giảm chi phí đi lại. Ngân hàng qua tài khoản của khách hàng cũng nắm bắt được tình hình kinh doanh của khách hàng. Sự phát triển của khoa học công nghệ cho phép xây dựng những chính sách cho vay với từng khách hàng cụ thể, qua đó giảm thiểu chi phí và thời gian thẩm định, nâng cao độ chính xác của các thông tin. Từ đó hiệu quả cho vay được nâng cao đồng thời mở rộng hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại.

- Đối thủ cạnh tranh

Sự xuất hiện các đối thủ cạnh tranh trên thị trường tài chính dẫn đến thị phần cho vay KHCN bị chia nhỏ và khiến cho ngân hàng phải tìm ra các chiến lược, các chính sách đặc trưng của ngân hàng nhằm thu hút được khách hàng, không chỉ giữ chân khách hàng cũ mà còn thu hút thêm khách hàng mới. Như vậy, với sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh sẽ khiến thị phần cho vay KHCN của ngân hàng bị giảm sút, điều này sẽ gây ra sự khó khăn cho ngân hàng trong việc mở rộng qui mô cho vay KHCN nhưng sẽ khuyến khích tăng chất lượng cho vay đối với KHCN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện đồng hỷ thái nguyên (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)