Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng Nông
3.2.4. Kết quả hoạt động cho vay KHCN của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Đồng Hỷ Thái Nguyên
3.2.4.1. Mức độ tăng trưởng quy mô cho vay KHCN
Bảng 3.11. Mức độ tăng trưởng quy mô cho vay KHCN
Năm Đơn vị 2015 2016 2017
Cho vay KHCN Triệu
đồng 461.413 563.992 723.581 Mức độ tăng trưởng quy mô cho vay KHCN % - 22,23 28,30
Biểu đồ 3.2. Tình hình quy mô cho vay KHCN tại Chi nhánh
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Agribank - Chi nhánh Đồng Hỷ)
Như đã phân tích ở trên, quy mô hoạt động cho vay KHCN tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh huyện Đồng Hỷ phát triển khá nhanh. Tốc độ tăng trưởng quy mô hoạt động cho vay KHCN tại Chi nhánh vào năm 2016 so với năm 2015 là 22,23% và của năm 2017 so với năm 2016 tăng thêm là 28,30%. Đây là tốc độ tăng trưởng khá cao thể hiện Chi nhánh đã thực hiện tốt hoạt động cho vay KHCN trong giai đoạn 2015-2017.
3.2.4.3. Tăng trưởng thu nhập từ hoạt động cho vay KHCN của NH
Bảng 3.12. Tăng trưởng thu nhập từ hoạt động cho vay KHCN
Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh 2016/2015 So sánh 2017/2016 Số tiền Số tiền Số tiền Giá
trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Tổng thu nhập 57.684 62.756 66.547 5.072 8,79 3.791 6,04
Thu nhập từ cho vay
KHCN 35.281 37.838 40.583 2.557 7,24 2.745 7,25 Tỷ lệ trong tổng thu
nhập 61,16 60,29 60,98 - - - -
Trong hoạt động kinh doanh của các NHTM tại Việt Nam thì hoạt động tín dụng đem lại nguồn thu chủ yếu, nguồn thu từ lãi cho vay luôn chiếm tỷ trọng lớn (thường khoảng hơn 75%) trong tổng thu nhập.
Tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh huyện Đồng Hỷ, với định hướng phát triển KHCN nên thu nhập từ cho vay KHCN chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng thu nhập của Chi nhánh với tỷ trọng khoảng 60%. Cụ thể năm 2015 thu nhập từ cho vay KHCN đóng góp vào tổng doanh thu 61,16%; năm 2016 là 60,29% và năm 2017 là 60,98%. Như vậy, việc phát triển hoạt động cho vay KHCN tại Chi nhánh có vai trò rất quan trọng đối với tình hình thu nhập của Chi nhánh.
3.2.4.4. Kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng
Để đánh giá kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng, luận văn sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu KHCN. Ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu càng cao chứng tỏ chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém và ngược lại. Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, ngân hàng nhà nước luôn khống chế một tỷ lệ nợ xấu nhất định đối với các ngân hàng thương mại để đảm bảo hệ thống NHTM không gặp rủi ro nhiều khi không thu hồi được công nợ. Nếu vượt qua ngưỡng đó NHTM sẽ bị Ngân hàng Nhà nước cho vào diện kiểm soát đặc biệt.Tình hình nợ xấu của Chi nhánh được thể hiện cụ thể qua bảng số liệu sau:
Bảng 3.13. Tình hình nợ xấu KHCN tại Chi nhánh giai đoạn 2015-2017
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Nợ xấu KHCN 16.796 20.436 26.089 Tổng dư nợ KHCN 461.413 563.992 723.581 Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ (%) 3,64 3,62 3,61
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Agribank - Chi nhánh Đồng Hỷ)
Như vậy, nợ xấu năm 2016 tăng hơn so với năm 2015 là 3.640 triệu đồng; từ 16.796 triệu đồng lên đến 20.436 triệu đồng, tuy nhiên so với tổng dư nợ thì tỷ lệ nợ xấu giảm xuống từ 3,64% xuống còn 3,62%. Nợ xấu năm 2017 tăng hơn so với năm 2016 từ 20.436 triệu đồng lên 26.089 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ nợ xấu giảm
xuống còn 3,61%. Các tỷ lệ này đều dưới mức 5% nhưng chưa đáp ứng được mục tiêu của Ngân hàng đã đề ra trong việc kiểm soát rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng (dưới 3%). Tuy nhiên, có một nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến dư nợ xấu của Ngân hàng, đó là Ngân hàng sử dụng qũy DPRR để xử lý một lượng lớn dư nợ xấu ra ngoại bảng nhằm làm trong sạch bảng cân đối kế toán. Điều này là thách thức lớn và cũng là mục tiêu cần giải quyết để thực hiện tốt công tác quản lý rủi ro tín dụng của Chi nhánh.