Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng và của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

Một phần của tài liệu Vai trò của thanh tra chính phủ trong phòng, chống tham nhũng ở việt nam hiện nay (Trang 160 - 162)

về phòng, chống tham nhũng và của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; xây dựng mối quan hệ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có chức năng phòng, chống tham nhũng

Từ khi thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN đến nay, nhất là sau hơn 4 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, cuộc đấu tranh PCTN được lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện ráo riết, quyết liệt, kiên trì, đồng bộ, toàn diện, bài bản, đi vào chiều sâu; phát huy sức mạnh tổng hợp, kết hợp giữa phòng ngừa với phát hiện, xử lý, giữa PCTN với xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, giữa trong nội bộ với ngoài xã hội, giữa trong nước với ngoài nước; thực hiện đồng bộ các biện pháp chính trị, tư tưởng, tổ chức, hành chính, kinh tế, hình sự. Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN đã có sự chỉ đạo thống nhất, chặt chẽ, quyết liệt, vững chắc, phù hợp; sự đồng thuận, phối hợp chặt chẽ, kịp thời, hiệu quả giữa các cơ quan của Đảng với các cơ quan của Nhà nước nói chung, chú trọng phát huy vai trò nòng cốt và sự phối hợp giữa các cơ quan kiểm tra, giám sát, nội chính của Đảng với cơ quan thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án nói riêng. Bảo đảm sự liêm chính của đội ngũ cán bộ, công chức trong các cơ quan, đơn vị PCTN.

Tuy nhiên, các vụ án tham nhũng, kinh tế xảy ra trong thời gian qua rất phức tạp, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, gây thiệt hại rất lớn; hành vi phạm tội có sự đan xen, gắn kết giữa hành vi vi phạm trật tự quản lý kinh tế, chức vụ và hành vi tham nhũng; đối tượng phạm tội là người có chức vụ, quyền hạn, có cả cán bộ cấp cao, cả cán bộ trong lực lượng chống tham nhũng, có kiến thức và kinh nghiệm, dùng mọi thủ đoạn đối phó, né tránh, che giấu sai phạm, tiêu hủy chứng cứ, tẩu tán tài sản do phạm tội mà có..., gây khó khăn cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong điều tra, xử lý; nhưng cũng có nhiều đối tượng là cán bộ, công chức, người lao động phụ thuộc, chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của đối tượng phạm tội là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, bị ràng buộc bằng cơ chế hành chính, mệnh lệnh, chưa nhận thức rõ hành vi phạm tội.

Do vậy, quá trình chỉ đạo, xử lý phải quán triệt nguyên tắc “không có vùng cấm”, “không có ngoại lệ”, “rõ đến đâu xử lý đến đó”; xem xét, đánh giá đúng bản chất, vai trò, tính chất, mức độ hành vi sai phạm của các đối tượng, đúng nguyên tắc hoạt động của cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước trong các mối quan hệ giữa chủ thể chủ trì và chủ thể phối hợp (một việc chỉ giao một cơ quan, tổ chức, một người chủ trì chịu trách nhiệm chính), giữa thủ trưởng và nhân viên, giữa người có thẩm quyền quyết định và người tham mưu, giúp việc, thực hiện; từ đó xác định rõ trách nhiệm hình sự hay hành chính và cá thể hóa cho phù hợp, tránh xử lý hình sự tràn lan; đồng thời phải chú trọng thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt, khoan hồng tương xứng đối với những người ăn năn, hối lỗi, tích cực khắc phục hoàn toàn hậu quả do mình gây ra.

Để nâng cao hiệu quả phối hợp giữa TTCP với các cơ quan, tổ chức trong PCTN cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp như sau:

Thứ nhất, sự phối hợp giữa TTCP với các cơ quan, tổ chức có liên quan trong PCTN phải được thực hiện đồng bộ trong tất cả các hoạt động. Công tác

thực hiện các giải pháp PCTN của TTCP cần được thực hiện đồng bộ, đảm bảo sự phối hợp kịp thời với cơ quan điều tra, kiểm sát, kiểm toán... góp phần tháo gỡ khó khăn, khắc phục hậu quả xảy ra. Đồng thời khôi phục kinh tế, ổn định chính trị - xã hội từ đó hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách, cơ chế lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả PCTN.

Thứ hai, đảm bảo tính thường xuyên, liên tục, chủ động trong sự phối kết hợp giữa TTCP với các cơ quan, tổ chức có liên quan trong thực hiện nhiệm vụ PCTN. Thực tiễn đã chứng minh, tham nhũng có thể xảy ra ở bất kỳ cấp chính quyền, ngành, lĩnh vực nào, do vậy sự phối hợp giữa TTCP với các cơ quan như kiểm toán, điều tra, kiểm sát hay báo chí cần diễn ra thường xuyên và liên tục. Bên cạnh đó, công tác phối kết hợp cần đảm bảo tính chủ động tích cực, không phải là sự phối hợp thụ động, hình thức. Cần xác định thanh tra giữ vai trò chủ đạo, phối kết hợp giữa các cơ quan trong phòng, chống tham nhũng phải được xác định là nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức đó; phải được quán triệt trong quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt.

Một phần của tài liệu Vai trò của thanh tra chính phủ trong phòng, chống tham nhũng ở việt nam hiện nay (Trang 160 - 162)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)