Đảm bảo mục tiêu ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước

Một phần của tài liệu Vai trò của thanh tra chính phủ trong phòng, chống tham nhũng ở việt nam hiện nay (Trang 139 - 141)

niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước

Mục tiêu của công tác PCTN, lãng phí được nêu trong Nghị quyết Trung ương 3 khóa X là: “Ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí; tạo bước chuyển biến rõ rệt để giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội; củng cố lòng tin của nhân dân; xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh; đội ngũ cán bộ, công chức kỷ cương, liêm chính.”

Năm 2009, Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũng đến năm 2020. Đặc biệt nhấn mạnh: “Phòng, chống tham nhũng là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, phát huy sức mạnh tổng hợp của các ngành, các cấp, nhấn mạnh trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị, đề cao vai trò của xã hội, các tổ chức đoàn thể và quần chúng nhân dân”. Với mục tiêu ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, loại bỏ dần các cơ hội, điều kiện phát sinh tham nhũng, góp phần xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu quả, đội ngũ cán bộ, công chức liêm chính; lành mạnh hóa các quan hệ xã hội thông qua việc thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng; củng cố lòng tin của nhân dân và cộng đồng quốc tế, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Nâng cao vai trò của TTCP trong PCTN phải phục vụ mục tiêu PCTN của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Vì vây, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ

của mình, TTCP cần quán triệt quan điểm của Đảng, trong đó nhấn mạnh sử dụng tổng thể các giải pháp PCTN; vừa tích cực, chủ động trong phòng ngừa, vừa kiên quyết trong phát hiện, xử lý với những bước đi vững chắc, có trọng tâm, trọng điểm, trong đó phòng ngừa là cơ bản, lâu dài; gắn PCTN với thực hành tiết kiệm, chống quan liêu, lãng phí. Ngoài ra, việc phát huy sức mạnh tổng hợp của các ngành, các cấp, nhấn mạnh trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị, đề cao vai trò của xã hội, các tổ chức đoàn thể và quần chúng nhân dân là một nhu cầu bức thiết trong giai đoạn hiện nay.

Cuộc đấu tranh PCTN, tiêu cực đã có những chuyển biến mạnh mẽ, mang lại hiệu quả tích cực, rõ nét, được nhân dân đồng tình, ủng hộ, bạn bè quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Nhưng đã có tư tưởng lo ngại rằng việc đẩy mạnh PCTN, xử lý nghiêm khắc nhiều cán bộ, đảng viên sai phạm, sẽ làm mất uy tín của Đảng, làm “chùn,” làm “chậm lại” sự phát triển.

Về vấn đề này, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã chỉ rõ: “Đừng sợ làm sẽ mất uy tín, sợ khuyết điểm là không tiến bộ được, mà làm để lấy lại uy tín.” [114] Ông khẳng định, đấu tranh PCTN, xây dựng, chỉnh đốn Đảng không làm "chùn," làm "chậm" sự phát triển, mà ngược lại đây chính là nguồn động lực to lớn thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, củng cố niềm tin, nâng cao uy tín của Đảng. Thực tiễn tệ quan liêu, tham nhũng và suy thoái về phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ, đảng viên đã và đang làm cho bộ máy của Đảng, Nhà nước suy yếu, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước giảm sút; làm xói mòn nghiêm trọng niềm tin của người dân vào hệ thống cơ quan công quyền.

Việc nâng cao vai trò của TTCP trong PCTN sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công cuộc PCTN của cả hệ thống chính trị. Khi đó công dân, tổ chức sẽ ngày càng tin tưởng hơn vào chất lượng công tác quản lý của hệ thống cơ quan công quyền, bạn bè quốc tế tin tưởng và sẵn sàng hợp tác trên các lĩnh vực.

Một phần của tài liệu Vai trò của thanh tra chính phủ trong phòng, chống tham nhũng ở việt nam hiện nay (Trang 139 - 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)