Công trình nghiên cứu về tham nhũng và phòng, chống tham nhũng có liên quan đến thanh tra

Một phần của tài liệu Vai trò của thanh tra chính phủ trong phòng, chống tham nhũng ở việt nam hiện nay (Trang 27 - 32)

- Những nghĩa vụ chủ yếu và vấn đề đặt ra đối với Việt Nam sau khi phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng, Đề tài nghiên cứu khoa

học cấp Bộ năm 2010 do Hà Trọng Công làm chủ nhiệm [26]. Nhóm nghiên cứu đã đạt được những kết quả: Thứ nhất, đề tài đưa ra được khái quát những vấn đề chung về Công ước và quá trình đàm phán, ký kết và phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng của Việt Nam cũng như những nghĩa vụ chủ yếu của các quốc gia thành viên; thứ hai, Nghĩa vụ chủ yếu của Việt Nam với tư cách là thanh viên công ước và thực trạng thực thi Công ước Liên hợp quốc về Chống tham nhũng tại Việt Nam; thứ ba, nhóm nghiên cứu đưa ra một số chủ trương và giải pháp để thực thi có hiệu quả Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng tại Việt Nam.

- Một số vấn đề về quản lý nhà nước trong PCTN, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 2012 do Ngô Mạnh Hùng làm chủ nhiệm [54]. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là làm rõ những vấn đề chung của QLNN về PCTN; Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động QLNN về PCTN; Vai trò, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có liên quan trong việc thực hiện chức năng QLNN về PCTN; Đề xuất được những nội dung cơ bản về QLNN về PCTN và cơ sở để phân định trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các nội dung của QLNN về PCTN; Đề xuất phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả của QLNN về PCTN. Kết quả nghiên cứu đề tài này có nhiều nội dung tác giả có thể tham khảo, chọn lọc kế thừa.

- Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng, Đề tài khoa học năm 2012 do Trần Văn Long làm chủ nhiệm, [72]. Đề tài đã phân tích các khái niệm, chế độ trách nhiệm, vai trò, ý nghĩa, hình thức trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng; quy định pháp luật về trách nhiệm và xử lý trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng. Từ đó đưa ra giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật và nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện các quy định này trên thực tiễn.

- Tổ chức và hoạt động của các cơ quan có chức năng PCTN và một số vấn đề đặt ra, Đề tài khoa học cấp bộ năm 2014 do Đinh Văn Minh làm chủ

nhiệm [82]: nêu khái quát được tổ chức và hoạt động của các lực lượng PCTN ở Việt Nam như Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, Thanh tra nhà nước, Kiểm toán nhà nước, Ủy ban kiểm tra Đảng, Cục điều tra Tội phạm về tham nhũng của Bộ Công an, Vụ Thực hành quyền công tố và Kiểm sát điều tra án tham nhũng của VKSND tối cao. Nghiên cứu đã chỉ ra được thực trạng tổ chức, hoạt động và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động của các cơ quan này.

- Thực thi công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng tại Việt Nam – thực trạng và giải pháp, Đề tài khoa học cấp bộ năm 2014 do Huỳnh Phong Tranh làm chủ nhiệm [110]. Đề tài đã phân tích làm rõ một số vấn đề lý luận về nội hàm khái niệm thực thi Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng; quan điểm của Đảng về PCTN; khái quát quá trình nghiên cứu, phê chuẩn Công ước và tác động của việc thực thi Công ước tại Việt Nam; các yếu tố đảm bảo việc thực thi có hiệu quả Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng tại Việt Nam; thứ hai, đánh giá việc thực thi Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng ở Việt Nam trong thời gian qua, chỉ ra những khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân của những khó khăn, vướng mắc đó trong việc thực thi Công ước, đó là: rà soát, nội luật hóa các quy định pháp luật có liên quan đến nội dung của Công ước; Việc thực thi các biện pháp phòng ngừa tham nhũng; Việc hình sự hóa các hành vi tham nhũng và thực thi pháp luật; việc thu hồi các tài sản bị thất thoát do hành vi tham nhũng; Hợp tác quốc tế trong việc thực thi Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng tại Việt Nam; cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng về PCTN trong quá trình thực thi Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng; thứ ba, đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của việc thực thi Công ước tại Việt Nam, trong đó tập trung và các giải pháp, kiến nghị về tổ chức thực hiện tốt hơn những vấn đề được nội luật hóa và tiếp tục nội luật hóa những yêu cầu mà Việt Nam chưa đáp ứng được.

- Trần Đăng Vinh (2012), Hoàn thiện pháp luật về PCTN ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ, Đại học Luật Hà Nội[126]. Luận án đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản nhất về PCTN và hệ thống pháp luật về PCTN ở Việt Nam. Bên cạnh những mặt tích cực đạt được, hệ thống pháp luật về PCTN ở Việt Nam vẫn còn nhiều điểm bất cập, hạn chế. Từ đó, tác giả đã đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về PCTN ở Việt Nam hiện nay.

Một số công trình khác nghiên cứu về tham nhũng và phòng chống ở Việt Nam, cần kể tới là:

- Phan Xuân Sơn và Phạm Thế Lực (đồng chủ biên), Sách chuyên khảo

Nhận diện tham nhũng và các giải pháp PCTN ở Việt Nam hiện nay”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản năm 2008 và tái bản năm 2010 [94]. Các nội dung chính đã được phân tích như cơ sở lý luận và thực tiễn để nhận diện và thiết lập các biện pháp PCTN; nhận diện, đặc điểm, nguyên nhân và kết quả của tham nhũng tại Việt Nam; thực trạng và những vấn đề đặt ra hiện nay veef PCTN; từ đó đưa ra được phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh PCTN ở nước ta hiện nay.

- Nguyễn Quốc Sửu (2013), Sách chuyên khảoPCTN trong hoạt động công vụ ở Việt Nam, lý luận và thực tiễn”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - sự thật [97]. Cuốn sách đã phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về tham nhũng, PCTN trong hoạt động công vụ; từ đó, tạo cơ sở lý luận cho việc soi chiếu thực tiễn công tác này, gợi mở những định hướng, các giải pháp đấu tranh PCTN trong hoạt động công vụ một cách hiệu quả.

- Nguyễn Quốc Hiệp (2013), Sách chuyên khảoSổ tay công tác PCTN”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia do [52]. Nội dung cuốn sách bao gồm những vấn đề cơ bản nhất về tham nhũng như: hành vi tham nhũng, giải pháp PCTN; vai trò, trách nhiệm của các cơ quan và xã hội trong PCTN.

- Viện nghiên cứu pháp luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2018),

Sách chuyên khảoPháp luật phòng, chống tham nhũng- những vấn đề lý luận và thực tiễn” [125]. Cuốn sách tập hợp 22 bài nghiên cứu của các chuyên gia về lĩnh vực này. Cuốn sách đề cập khá toàn diện các vấn đề từ khái niệm, nguyên nhân của tham nhũng, đến thực trạng các quy định của pháp luật hiện hành về PCTN. Nhiều bài viết trong cuốn sách, bên cạnh việc phân tích thực trạng, chỉ ra những bất cập, còn đưa ra các kiến nghị, đề xuất khả thi, góp phần hoàn thiện pháp luật PCTN.

- Nguyễn Thị Quế Anh, Vũ Công Giao, Nguyễn Hoàng Anh (2020),

Sách tham khảo “Những vấn đề pháp lý đặt ra trong phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay” [3]. Công trình này là tập hợp của 28 bài viết của các tác giả khác nhau, trong đó triển khai đến 3 nội dung chính: Cơ sở lý thuyết và chính sách, pháp luật về PCTN; các giải pháp PCTN; môi trường, thiết chế và giám sát xã hội trong PCTN. Đây cũng là một trong số ít các công trình xuất bản sau khi Luật PCTN 2018 được thông qua, vì vậy có nhiều giá trị tham khảo trong thực tiễn hiện nay.

Bên cạnh đó, về chủ đề khái niệm, đặc điểm, nhận diện tham nhũng có thể kể tới một số công trình như: Nguyễn Minh Đoan (2004), Bàn về tham nhũng, Tạp chí Lập pháp; Nguyễn Thị Hồi (2006), Kinh nghiệm chống tham nhũng của một số nước, Tạp chí Nhà nước và pháp luật; Ngọ Văn Nhân (2007), Phát huy vai trò của dư luận xã hội đối với công tác phòng, chống các hành vi tiêu cực trong đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở ở nước ta hiện nay, Tạp chí Luật học, số 8 (87)/2007 [86].

Gần đây, có một số bài báo nghiên cứu về PCTN và một số biện pháp PCTN như: Nhất Anh (2014), Phòng ngừa tham nhũng và một số biện pháp nâng cao hiệu quả thực hiện trong thời gian tới, Tạp chí Thanh tra [2]; Nguyễn Thị Thu Nga (2014), Về xử lý trách nhiệm người đứng đầu khi để xảy

ra tham nhũng, Tạp chí Thanh tra [85]; Tác giả Tạ Thu Thủy (2017) đã phân tích các yếu tố bảo đảm thực hiện vai trò của công dân trong PCTN trong Tạp chí Thanh tra như: Bảo đảm các yếu tố về mặt chính trị - pháp lý; bảo đảm quyền con người, quyền công dân; bảo đảm dân chủ hóa các lĩnh vực của đời sống xã hội và cơ chế kiểm tra, giám sát của các chủ thể xã hội; bảo đảm quyền được tiếp cận thông tin của công dân và việc thực hiện công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước là trách nhiệm của Nhà nước bên cạnh ý thức trách nhiệm của công dân trong nỗ lực PCTN [119]; Nguyễn Thị Bích Hường (2017), Tác động của phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng với việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân, Tạp chí Thanh tra [56]; Nguyễn Mạnh Cường (2017), Hoạt động giám sát của Quốc hội đối với công tác PCTN – Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả, Tạp chí Thanh tra [29]…

1.1.3. Công trình nghiên cứu về vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, trong đó có Thanh tra Chính phủ

Một phần của tài liệu Vai trò của thanh tra chính phủ trong phòng, chống tham nhũng ở việt nam hiện nay (Trang 27 - 32)