Công trình nghiên cứu về vai trò của thanhtra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, trong đó có Thanh tra Chính phủ

Một phần của tài liệu Vai trò của thanh tra chính phủ trong phòng, chống tham nhũng ở việt nam hiện nay (Trang 32 - 36)

Thanh tra nhà nước nói chung, TTCP nói riêng là thiết chế có chức năng kiểm soát thực hiện quyền hành pháp, có vai trò trọng tâm và quan trọng trong PCTN ở nước ta, do vậy những thiết chế này cũng nhận được nhiều sự quan tâm nghiên cứu, có thể kể tới những công trình sau:

- Đinh Văn Mậu (2011), Thanh tra - quyền kiểm soát quyền lực của bộ máy hành pháp [77], Thanhtravietnam.vn. Tác giả phân tích vai trò kiểm soát việc thực hiện quyền lực trong bộ máy hành pháp của thanh tra. Quyền hành pháp bảo đảm quyền của cá nhân, công dân, tổ chức, nhưng nếu quyền này không được đảm bảo thì thanh tra có quyền đánh giá, kiểm soát; hành pháp có quyền và nghĩa vụ giải quyết các tranh chấp hành chính (khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính) giữa công dân, cơ quan, tổ chức với các cơ quan hành chính. Trong đó thanh tra có vai trò đánh giá tính hợp pháp, hợp lý

của các quyết định hành chính, hành vi hành chính; hành pháp có quyền cưỡng chế hành chính - khi có lạm quyền thì cần có cơ quan đánh giá việc lạm quyền; hành pháp quản lý phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, để quản lý có hiệu quả thì cần có hoạt động thanh tra, kiểm tra. Thanh tra đánh giá tính hợp pháp, hợp lý của quyết định hành chính.

- Nguyễn Quốc Hiệp, Sách chuyên khảo “Đổi mới tổ chức và hoạt động ngành Thanh tra nhằm tăng cường năng lực PCTN”, Nhà xuất bản Chính trị - Hành chính [49]. Tác giả đã làm rõ được các nội dung: Thứ nhất, một số vấn đề chung về công tác thanh tra - cơ sở thiết lập tổ chức và hoạt động của ngành Thanh tra, trong đó đề cập đến vị trí, vai trò, đặc điểm của công tác thanh tra; thứ hai, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thanh tra; thứ ba, yêu cầu đối với công tác thanh tra trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và cải cách hành chính.

- Nguyễn Văn Tuấn (2015), Vai trò của cơ quan Thanh tra nhà nước trong kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh [116]. Đề tài nghiên cứu về vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước được tổ chức theo cấp hành chính là TTCP, Thanh tra tỉnh, Thanh tra huyện; các cơ quan thanh tra được tổ chức theo ngành, lĩnh vực là Thanh tra bộ, Thanh tra sở trong kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp.

Nghiên cứu trực tiếp về vai trò của thanh tra nhà nước, trong đó có TTCP trong PCTN ở Việt Nam hiện nay, cần phải kể tới các công trình sau:

- Nguyễn Thị Bích Hường (2008), Vai trò của các cơ quan Thanh tra Nhà nước trong PCTN ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội [55]. Nội dung đề tài xoay quanh những vấn đề chính như: Lý luận cơ bản về vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong PCTN (khái niệm, vai trò, nội dung hoạt động của cơ quan thanh tra trong PCTN…);

Thực trạng việc thực hiện vai trò của cơ quan thanh tra nhà nước trong PCTN. Từ đó tác giả đưa ra một số phương hướng, giải pháp tăng cường vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong PCTN.

- Lương Văn Liệu (2014), Vai trò của Thanh tra nhà nước trong PCTN ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội [70]. Luận văn đã làm rõ được những vấn đề lý luận cơ bản nhất về vai trò của thanh tra nhà nước trong PCTN. Phân tích thực trạng từ đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao vai trò của hệ thống cơ quan thanh tra nhà nước trong PCTN ở Việt Nam.

- Phạm Văn Phong (2018), Vai trò của Thanh tra nhà nước trong phòng ngừa tham nhũng ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ, Học viện Khoa học Xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam [89]. Thứ nhất, tác giả đã hệ thống hóa các quan điểm khoa học về tham nhũng, phòng ngừa tham nhũng; về thanh tra và tổ chức thanh tra trong cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước; làm rõ khái niệm và các phương diện thể hiện vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng ngừa tham nhũng. Từ đó rút ra nhận định trong số những thiết chế giữ vai trò chủ đạo trong phòng ngừa tham nhũng nói riêng và PCTN nói chung ở Việt Nam thì thanh tra nhà nước có vai trò chủ đạo. Thứ hai,

cùng với việc đánh giá thực trạng quy định pháp luật hiện hành có liên quan đến vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng ngừa tham nhũng, tác giả đã phân tích thực trạng thực hiện vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng ngừa tham nhũng, để từ đó chỉ ra được những thành công, hạn chế cũng như những nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế đó ở Việt Nam hiện nay.

Thứ ba, tác giả xác định mục đích, quan điểm và đề xuất hệ thống các giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong phòng ngừa tham nhũng ở Việt Nam hiện nay. Điểm khác biệt cơ bản của công trình này với đề tài mà Nghiên cứu sinh đang nghiên cứu là luận án

này tập trung đi sâu vào luận giải những nội dung phòng ngừa tham nhũng nói chung của hệ thống thanh tra nhà nước. Luận án tiếp cận khía cạnh vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng ngừa tham nhũng từ phương diện thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng của cơ quan thanh tra. Trong khi Nghiên cứu sinh tiếp cận khía cạnh vai trò của TTCP với tư cách là thiết chế đứng đầu của ngành thanh tra có cả vai trò trong phòng ngừa, phát hiện và xử lý.

Nghiên cứu trực tiếp về vai trò của cơ quan thanh tra trong PCTN của các tác giả nước ngoài có thể kể tới:

- Vu Ka Vai (2007), Role of Ombudsman in Combating Corruption - Vai trò của Thanh tra trong đấu tranh chống tham nhũng, Mélia Ha Noi, April 25-28, Government Inspectorate [147]. Tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng quy định pháp luật về tham nhũng để từ đó làm rõ hành vi tham nhũng với những hành vi vi phạm pháp luật hành chính khác; các cơ quan tiếp nhận, giải quyết KNTC hành vi tham nhũng và KNTC đối với hành vi vi phạm khác của công chức; mối liên hệ, phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện nhiệm vụ thanh tra, PCTN. Đặc biệt tác giả đã đi sâu làm rõ chức năng thanh tra và chống tham nhũng của Uỷ ban chống tham nhũng, tổ chức và hoạt động của cơ quan thanh tra, cơ quan chống tham nhũng trực thuộc Uỷ ban chống tham nhũng. Việc tuyển dụng, đào tạo công chức làm việc tại cơ quan thanh tra, PCTN của Uỷ ban chống tham nhũng. Trình tự, thủ tục xem xét xử lý các vụ việc thuộc thẩm quyền; các vụ việc điển hình đã được thụ lý giải quyết bởi Uỷ ban chống tham nhũng trong thời gian qua.

Ngoài ra, ở bình diện quốc tế, có thể kể tới một số công trình nghiên cứu cơ bản của một số thiết chế quốc tế như: Ngân hàng Thế giới (WB), Chương trình phát triển thế giới (UNDP), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).

- UNDP (2012), Phân tích so sánh pháp luật quốc tế về PCTN: Bài học về những cơ chế xử lý và thực thi cho Việt Nam, thuộc loạt báo cáo nghiên cứu chính sách về cải cách hành chính và chống tham nhũng – UNDP, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia [121].

- Nicholas Tarling, Corruption and good governance in Asia (Tham nhũng và vấn đề quản trị nhà nước tốt tại Châu Á), Routledge, New York 2005 [140]. Tập bài viết phân tích về nguyên nhân sự tham nhũng trong Chính phủ ở các quốc gia thuộc khu vực Châu Á. Trong đó bao gồm các nước Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc, Việt Nam, Hồng Kông, Singapore, Philippin… Hay Curbing corruption (Kiềm chế tham nhũng ) do 2 tác giả Rick Stapenhurst, S. J. Kpundch biên soạn tại Washington, D. C: The World Bank, 1999. Cuốn sách nhấn mạnh tham nhũng chính trị và nghiên cứu một số bài học rút ra từ Hồng Kông, Trung Quốc, Sinhgapore, Bolivia, Uganđa, Tanzania…

Một phần của tài liệu Vai trò của thanh tra chính phủ trong phòng, chống tham nhũng ở việt nam hiện nay (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)