Khái niệm vai trò của Thanhtra Chính phủ trong phòng, chống tham nhũng

Một phần của tài liệu Vai trò của thanh tra chính phủ trong phòng, chống tham nhũng ở việt nam hiện nay (Trang 53 - 58)

hỏi phải được trải nghiệm hay nói cách khác, cán bộ, công chức PCTN phải có được vốn kinh nghiệm nhất định.

Thứ tư, cơ quan, tổ chức có chức năng PCTN phải được bảo đảm về các phương tiện vật chất cho hoạt động. Đây cũng một yếu tố hết sức quan trọng trong việc duy trì hoạt động của cơ quan PCTN bởi lẽ nếu cơ quan PCTN phụ thuộc vào cơ quan hành pháp khác về mặt kinh phí hoạt động thì yếu tố đầu tiên là sự độc lập tương đối sẽ không thể được bảo đảm. Để đáp ứng được yếu tố này, cơ quan PCTN cần có nguồn kinh phí ổn định và được phê duyệt bởi cơ quan quyền lực nhà nước.

Thứ năm, cần có cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan, tổ chức có chức năng PCTN. Trong một hệ thống có nhiều cơ quan được giao chức năng PCTN, việc xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan và xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan là điều vô cùng quan trọng và cần thiết.

2.2. Khái niệm, nội dung thể hiện vai trò, các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của Thanh tra Chính phủ trong phòng, chống tham nhũng vai trò của Thanh tra Chính phủ trong phòng, chống tham nhũng

2.2.1. Khái niệm vai trò của Thanh tra Chính phủ trong phòng, chống tham nhũng tham nhũng

- Khái niệm thanh tra:

Theo Đại Từ điển Tiếng Việt của của tác giả Nguyễn Như Ý, thanh tra theo nghĩa động từ là “điều tra, xem xét để làm rõ sự việc”; thanh tra theo nghĩa danh từ là “Người làm nhiệm vụ thanh tra” [125, tr. 1465].

Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, thanh tra là công tác rất quan trọng, “là tai mắt của trên, là người bạn của dưới”, là cầu nối giữa Trung ương với địa phương, giữa người lãnh đạo quản lý với người thực hiện, thanh tra giúp “trên thấu dưới, dưới thấu trên”. “Nếu như Trung ương Đảng, Chính phủ có nghị quyết, chỉ thị được đưa về các ngành, các địa phương, kết quả thế nào, không

có thanh tra khó mà biết được địa phương nào làm tốt, làm vừa, làm xấu, có làm hay không làm, trên không thấu dưới, dưới không thấu trên. Thanh tra là để theo dõi, xem xét các kế hoạch, chỉ thị, chính sách đó các địa phương đã chấp hành như thế nào.” [120, tr.7-10]

Theo pháp luật về thanh tra thì thanh tra có 2 nghĩa. Theo nghĩa danh từ, thanh tra chỉ các cơ quan thanh tra nhà nước, tổ chức thanh tra nhân dân, đoàn thanh tra, thanh tra viên,… Các cơ quan thanh tra nhà nước bao gồm: TTCP là cơ quan của Chính phủ; thanh tra bộ là cơ quan của bộ; thanh tra tỉnh là cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân tỉnh; thanh tra sở là cơ quan của sở; thanh tra huyện là cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân huyện. Còn “thanh tra nhân dân” là tổ chức giám sát của nhân dân, được thành lập ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước. Thanh tra nhân dân là hình thức giám sát của nhân dân thông qua Ban thanh tra nhân dân đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết KNTC, việc thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở.

Thanh tra hiểu theo nghĩa động từ, là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Hoạt động thanh tra nhà nước bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành, trong đó: Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ quan tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện chính sách pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn, kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó.

Hoạt động thanh tra do các cơ quan QLNN có thẩm quyền và các cơ quan thanh tra nhà nước (là chủ yếu) tiến hành, thông qua đoàn thanh tra (cả thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành) hoặc do công chức thanh tra tiến hành thanh tra độc lập (thanh tra chuyên ngành).

Mục đích của hoạt động thanh tra là: Thứ nhất, nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; thứ hai, nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật, giúp chấn chỉnh hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động QLNN; bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

- Khái niệm vai trò:

Theo Đại Từ điển Tiếng Việt của tác giả Nguyễn Như Ý thì vai trò (dt): chức năng, tác dụng của cái gì hoặc của ai trong sự vận động, phát triển của nhóm, tập thể nói chung [125, tr. 1736]. Vai trò của cơ quan hay tổ chức được xác định bởi hai yếu tố: thứ nhất, từ vị trí, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan hay tổ chức do pháp luật quy định và hiệu quả hoạt động của chúng trong thực tiễn; thứ hai, từ tác dụng, hiệu quả hoạt động của cơ quan hay tổ chức đó đem lại. Từ đó, có thể hiểu, vai trò của thanh tra nhà nước nói chung trong PCTN là việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và những đóng góp, hiệu quả hoạt động của thanh tra nhà nước trong hoạt động thanh tra, giải quyết KNTC và thực hiện một số hoạt động khác theo quy định của pháp luật. Trong quá trình hình thành và phát triển, các cơ quan thanh tra nhà nước đóng vai trò rất quan trọng trong công cuộc đấu tranh chống tham ô, lãng phí, chống bệnh quan liêu. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng huấn thị tại Hội nghị cán bộ thanh tra toàn miền bắc năm 1960: “Các ban thanh tra phải chú ý kiểm tra chống lãng phí, tham ô. Phát hiện ra những việc lãng phí, tham ô, chẳng những cần báo cáo với Trung ương và Chính phủ giải quyết mà còn phải giúp

các cấp lãnh đạo địa phương tìm ra được những biện pháp để tích cực chống lãng phí, tham ô” [78 tr. 81-82]

Nghị định số 50/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của TTCP như sau: “Thanh tra Chính phủ là cơ quan ngang Bộ của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước; thực hiện hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật”.

TTCP thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ và 18 nhóm những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể được quy định tại Nghị định số 50/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ.

Có một điều quan trọng là xác định phạm vi về đối tượng PCTN của TTCP. Ở một số quốc gia thành lập thiết chế thanh tra quốc hội. Nhưng ở Việt Nam hiện nay, hệ thống thanh tra nhà nước có nội hàm là thanh tra hành chính, chứ không có thanh tra quốc hội, tức hệ thống thanh tra là các cơ quan hành chính nhà nước, đối tượng của hoạt động thanh tra là các hoạt động hành chính nhà nước. Do vậy, bên cạnh chức năng QLNN về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết KNTC và PCTN trong phạm vi cả nước, TTCP còn có chức năng thực hiện hoạt động thanh tra, giải quyết KNTC và PCTN theo quy định của pháp luật, tức là thiết chế này có quyền trực tiếp thực hiện hoạt động thanh tra, giải quyết KNTC và PCTN trong lĩnh vực hành chính nhà nước. Từ đây, có thể hiểu, vai trò của TTCP trong PCTN là việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và những hoạt động của thiết chế này trong hoạt động PCTN, chủ yếu là PCTN trong lĩnh vực hành chính nhà nước.

Từ quan niệm về vai trò và các quy định khác, nghiên cứu sinh quan niệm vai trò của TTCP trong PCTN như sau:

“Vai trò của TTCP trong PCTN ở Việt Nam là những nội dung mà TTCP đảm nhận được thể hiện qua các quy định của pháp luật về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của TTCP trong PCTN ở nước ta.”

Như vậy, vai trò của TTCP được thể hiện ở hai khía cạnh: Một là, toàn bộ những nội dung mà TTCP đảm nhận theo quy định của pháp luật trong PCTN ở Việt Nam; Hai là, kết quả, hiệu quả, ý nghĩa, tác dụng của việc TTCP thực hiện các nội dung đó trên cơ sở các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định.

Nguyên tắc xác định vai trò của TTCP trong PCTN:

Thứ nhất, xác định vai trò của TTCP trong PCTN phải xuất phát từ vị trí pháp lý, chức năng, nhiệm vụ của TTCP

Pháp luật hiện hành đã khẳng định TTCP thuộc hệ thống hành pháp, là cơ quan ngang bộ và có phạm vi quản lý nhà nước ngành, lĩnh vực riêng. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, TTCP thực hiện và giúp thực hiện quản lý nhà nước về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và PCTN; tiến hành thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, PCTN theo quy định của pháp luật.

Thanh tra Chính phủ theo thẩm quyền của mình được phép tiến hành xây dựng thể chế về PCTN, công tác thanh tra; giải quyết KNTC… Thực hiện có hiệu quả những nội dung này không những đảm bảo TTCP hoàn thành nhiệm vụ cấp trên đề ra mà còn góp phần không nhỏ vào hiệu quả hoạt động PCTN. Ngoài ra, so với ngành, lĩnh vực khác thì thanh tra có những điểm đặc thù riêng biệt về năng lực chuyên môn, đối tượng, phạm vi tiến hành thanh tra… Muốn đảm bảo chất lượng hoạt động này tất yếu khi tiến hành xác định vai trò của TTCP trong PCTN nhất thiết phải xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ

của cơ quan này. Xác định vai trò của TTCP trong PCTN nếu không tương xứng với vị trí, vai trò của TTCP thì chắc chắn sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến tính thống nhất, phù hợp, hiệu lực, hiệu quả công cuộc PCTN của Đảng và Nhà nước.

Thứ hai, xác định vai trò của TTCP trong PCTN phải đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với các thiết chế nhà nước và xã hội khác

Sự phối kết hợp giữa các cơ quan có chức năng PCTN trong bộ máy nhà nước là rất quan trọng. Luật PCTN 2018 quy định trách nhiệm của TTCP, Kiểm toán Nhà nước, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao là những cơ quan có vai trò quan trọng trong công tác đấu tranh PCTN. Bên cạnh đó, còn có các kênh thông tin hữu hiệu để PCTN khác như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, cơ quan báo chí, doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề và Nhân dân…

Như vậy, PCTN là sự nghiệp chung của toàn Đảng, Nhà nước và xã hội cho nên trong quá trình xác định vai trò của TTCP cần đảm bảo tính thống nhất và hình thành cơ chế phối hợp với các thiết chế nhà nước và tổ chức khác. Nếu như TTCP và các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội nói trên phối hợp chặt chẽ, linh hoạt thì hoạt động PCTN sẽ đạt được hiệu quả cao. Ngược lại, nếu như TTCP và các thiết chế khác không có sự phối hợp thì công cuộc PCTN ở Việt Nam không thể đạt được thành công, vai trò PCTN của TTCP nói riêng và toàn bộ các cơ quan có chức năng PCTN nói chung cũng sẽ bị suy giảm.

Một phần của tài liệu Vai trò của thanh tra chính phủ trong phòng, chống tham nhũng ở việt nam hiện nay (Trang 53 - 58)