Quan niệm về phòng, chống tham nhũng và các tổ chức có chức năng, nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Vai trò của thanh tra chính phủ trong phòng, chống tham nhũng ở việt nam hiện nay (Trang 48 - 53)

năng, nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam

2.1.2.1. Quan niệm về phòng, chống tham nhũng

Hiện nay, chưa có khái niệm chính thức về “phòng, chống tham nhũng”.

là: "phòng ngừa tham nhũng", "phát hiện tham nhũng” và “xử lý tham nhũng" nhằm thực hiện mục tiêu ngăn chặn, đẩy lùi được tình trạng tham nhũng.

Phòng ngừa tham nhũng là những biện pháp được áp dụng để đề phòng, ngăn ngừa các hành vi tham nhũng có thể xảy ra. Tùy theo hoàn cảnh kinh tế, chính trị, xã hội mà mỗi quốc gia có cách thức, biện pháp phòng ngừa khác nhau. Trong đó có biện pháp được xem là quan trọng và được nhiều quốc gia tổ chức thực hiện, đó là tăng cường tính công khai, minh bạch đối với hoạt động của Nhà nước; minh bạch tài sản, thu nhập của công chức; kiểm soát chặt chẽ tài sản, thu nhập của những người có chức vụ, quyền hạn; cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ tin học vào quản lý; thực hiện thanh toán không bằng tiền mặt; nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức; thực hiện tốt quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp; tăng cường công tác quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội trên các lĩnh vực. Việc thực hiện các biện pháp này là cần thiết để phòng ngừa các hành vi tham nhũng nẩy sinh trên thực tế.

Một biện pháp quan trọng khác song song với phòng ngừa tham nhũng là phát hiện và xử lý tham nhũng.

Phát hiện tham nhũng là quá trình tìm ra các hành vi tham nhũng được thực hiện bởi các chủ thể cụ thể. Do chủ thể tham nhũng thường là những người có chức vụ, quyền hạn và một số trường hợp còn được các công cụ quyền lực bảo vệ, che chắn, do đó việc phát hiện tham nhũng để xử lý là rất khó khăn. Các quốc gia trên thế giới áp dụng nhiều cách thức để phát hiện tham nhũng, nhưng chủ yếu là việc thông quan cơ chế kiểm soát quyền lực của các nhánh quyền lực, trong đó, có những công cụ phát hiện của Nhà nước nhưng cũng có những công cụ từ xã hội. Công cụ quan trọng mà nhiều quốc gia áp dụng để phát hiện tham nhũng là thông qua hoạt động của các cơ quan chức năng, chuyên trách về phòng, chống tham nhũng như: Thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, kiểm sát.

Tham gia phát hiện tham nhũng còn có vai trò hết sức quan trọng của các cơ quan thông tấn, báo chí và việc tố cáo hành vi tham nhũng của công dân.

Xử lý hành vi tham nhũng là Nhà nước áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với người có hành vi tham nhũng. Việc này không chỉ có mục đích trừng trị người có hành vi tham nhũng mà còn có mục đích răn đe, giáo dục những người khác để họ kiềm chế không thực hiện hành vi tham nhũng.

Việc kết luận và xử lý hành vi tham nhũng là trách nhiệm của các cơ quan chức năng được pháp luật quy định, theo một trình tự, thủ tục chặt chẽ. Các quốc gia quy định hình thức, biện pháp xử lý người có hành vi tham nhũng khác nhau tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi tham nhũng. Thông thường các nhà nước thường áp dụng các biện pháp như: xử lý kỷ luật, hành chính, kinh tế hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những người có hành vi tham nhũng.

Như vậy, PCTN là tổng hợp các biện pháp mà Nhà nước áp dụng để phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi tham nhũng theo quy định của pháp luật.

2.1.2.2. Các tổ chức có chức năng, nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay

Ở Việt Nam, PCTN được xác định là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của các tổ chức đảng, các cơ quan nhà nước, Mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị- xã hội và của toàn dân. Việt Nam không lựa chọn mô hình một cơ quan chuyên trách về PCTN mà giao trách nhiệm này cho một số cơ quan và tổ chức dựa trên cơ sở các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị và bộ máy nhà nước đó là các cơ quan thực thi pháp luật và tổ chức kiểm tra của Đảng. Các cơ quan trong hệ thống Đảng Cộng sản Việt nam được trao chức năng PCTN bao gồm: Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị; Ban Nội chính Trung ương và các Ban Nội chính Tỉnh ủy; Uỷ ban kiểm tra đảng các cấp. Các cơ quan trong bộ

máy nhà nước có chức năng PCTN bao gồm: Kiểm toán nhà nước; Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Bộ Công an; Thanh tra Chính phủ; …

Yêu cầu và nguyên tắc tổ chức, hoạt động của các cơ quan này được thể hiện trong các Nghị quyết của Đảng gồm Nghị quyết TW3 (Khóa X), Nghị quyết TW4 (Khóa IX), Kết luận số 21-KL/TW của Hội nghị Trung ương 5 (khóa XI), Chiến lược quốc gia về PCTN đến năm 2020 của Chính phủ, Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Có thể phân tích một số yếu tố căn bản nhằm bảo đảm hiệu quả hoạt động của cơ quan, tổ chức có chức năng PCTN như sau:

Thứ nhất, cơ quan, tổ chức có chức năng PCTN phải có được sự độc lập cần thiết. Đây là yếu tố quan trọng đầu tiên cần phải đề cập đến bởi lẽ, đối tượng của hoạt động PCTN chính là những người có chức vụ, quyền hạn trong bộ máy nhà nước đã thực hiện hành vi tham nhũng. Những người này thường nắm giữ những vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước, có thế lực, có tầm ảnh hưởng rộng và luôn sẵn sàng sử dụng những lợi thế này để chống lại bất hành động nào xâm phạm tới địa vị và lợi ích của mình. Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, cơ quan PCTN phải đối mặt với nguy cơ thường xuyên chịu sự can thiệp từ nhiều phía vì vậy nếu không xây dựng được vị thế độc lập tương đối thì cơ quan PCTN sẽ không thể thực hiện được trọng trách của mình.

Tính độc lập của cơ quan có chức năng PCTN phải được đặc biệt nhấn mạnh trên phương diện tổ chức, đây chính là cơ sở cho sự độc lập trong hoạt động của cơ quan này.

Thứ hai, cơ quan, tổ chức có chức năng PCTN phải được trao thẩm quyền đủ mạnh. Hành vi tham nhũng mang đặc trưng là rất tinh vi, khó phát hiện, do đó, để có thể phát hiện và lần theo dấu vết của hành vi tham nhũng, cơ quan PCTN cần được pháp luật trao những thẩm quyền đủ mạnh, trong đó

đặc biệt là thẩm quyền điều tra, xác minh, thu thập thông tin. Thẩm quyền này được cụ thể hóa thành rất nhiều quyền hạn từ quyền yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin tài liệu cho đến các thẩm quyền điều tra đặc biệt như tình báo tài chính. Vì trong rất nhiều trường hợp, người thực hiện hành vi tham nhũng đã dùng mọi thủ đoạn để xóa dấu vết. Và để đảm bảo hiệu lực thực thi, những thẩm quyền này cần phải được bảo đảm bằng sự cưỡng chế của pháp luật.

Hiện nay, trong số các thẩm quyền của cơ quan có chức năng PCTN, thẩm quyền thu hồi tài sản do tham nhũng mà có bằng một quyết định hành chính của cơ quan có thẩm quyền đang được rất nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng. Tài sản bị thu hồi là những tài sản không chứng minh được nguồn gốc hợp pháp. Suy cho cùng vấn đề quan trọng nhất khi xử lý vụ việc tham nhũng vẫn là vẫn đề thu hồi tài sản do tham nhũng mà có. Về thủ tục thực hiện, việc thu hồi tài sản do tham nhũng mà có theo một quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có nhiều thuận lợi hơn so với thực hiện thủ tục tố tụng tại các cơ quan tố tụng.

Thứ ba, đội ngũ cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan, tổ chức có chức năng PCTN phải có bản lĩnh vững vàng, có năng lực, trình độ và kinh nghiệm.

Con người cụ thể luôn là vấn đề đặc biệt quan trọng khi triển khai thực hiện bất kỳ một hoạt động gì. Đối với cơ quan, tổ chức có chức năng PCTN thì yếu tố này càng trở nên quan trọng. Cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ PCTN thường xuyên phải đối mặt với rất nhiều áp lực từ phía các cơ quan nhà nước, từ phía xã hội, và cả từ phía những người thực hiện hành vi tham nhũng có địa vị và nhiều ảnh hưởng. Tất cả những điều đó đòi hỏi người làm nhiệm vụ PCTN phải có được bản lĩnh vững vàng, không bị uy hiếp cũng như gục ngã vì những cám dỗ. Đồng thời với đó, người cán bộ, công chức làm nhiệm

vụ PCTN phải được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết trong phòng ngừa và phát hiện hành vi tham nhũng. Những kiến thức kỹ năng này còn đòi hỏi phải được trải nghiệm hay nói cách khác, cán bộ, công chức PCTN phải có được vốn kinh nghiệm nhất định.

Thứ tư, cơ quan, tổ chức có chức năng PCTN phải được bảo đảm về các phương tiện vật chất cho hoạt động. Đây cũng một yếu tố hết sức quan trọng trong việc duy trì hoạt động của cơ quan PCTN bởi lẽ nếu cơ quan PCTN phụ thuộc vào cơ quan hành pháp khác về mặt kinh phí hoạt động thì yếu tố đầu tiên là sự độc lập tương đối sẽ không thể được bảo đảm. Để đáp ứng được yếu tố này, cơ quan PCTN cần có nguồn kinh phí ổn định và được phê duyệt bởi cơ quan quyền lực nhà nước.

Thứ năm, cần có cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan, tổ chức có chức năng PCTN. Trong một hệ thống có nhiều cơ quan được giao chức năng PCTN, việc xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan và xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan là điều vô cùng quan trọng và cần thiết.

2.2. Khái niệm, nội dung thể hiện vai trò, các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của Thanh tra Chính phủ trong phòng, chống tham nhũng

Một phần của tài liệu Vai trò của thanh tra chính phủ trong phòng, chống tham nhũng ở việt nam hiện nay (Trang 48 - 53)