Nâng cao vai trò của Thanhtra Chính phủ trong hoạt động phòng, chống tham nhũng phải nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý

Một phần của tài liệu Vai trò của thanh tra chính phủ trong phòng, chống tham nhũng ở việt nam hiện nay (Trang 141 - 143)

phòng, chống tham nhũng phải nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nhà nước

Bộ máy hành chính nhà nước là một bộ phận không tách rời khỏi bộ máy nhà nước nói riêng và hệ thống chính trị của một quốc gia nói chung, nên nó chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các yếu tố chính trị, yếu tố kinh tế - xã hội, cũng như mang tính đặc trưng khác của mỗi quốc gia như truyền thống văn hóa, lịch sử hình thành và phát triển…

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII xác định: Xây dựng tổ chức bộ máy của toàn hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh đấu tranh PCTN, lãng phí, quan liêu; tập trung thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Ba đột phá chiến lược là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN; đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo; phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ cần được tiếp tục thực hiện có hiệu quả. Như vậy, năng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của nền hành chính vừa là mục tiêu của cải cách hành chính, vừa là nhiệm vụ hàng đầu của toàn Đảng, toàn dân trong xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. [31]

Để đánh giá trình độ phát triển của một nền hành chính cần dựa vào các tiêu chí như: Sự năng động và phù hợp của tổ chức bộ máy hành chính trong hoạt động quản lý xã hội; sự ổn định trật tự xã hội; sự công bằng trong xã hội; sự phát triển bền vững của nền kinh tế.

Điều 5, Luật Thanh tra năm 2010 quy định: “Cơ quan thanh tra nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện và giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải

quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật”. PCTN là một trong số những chức năng cơ bản của cơ quan thanh tra nhà nước. Do vậy, vai trò của TTCP trong PCTN nếu được nâng cao thì chắc chắn sẽ hạn chế tối đa sai phạm có thể xảy ra. Qua đó, hiệu quả quản lý nhà nước sẽ được đảm bảo, đặc biệt trong một số lĩnh vực “nhạy cảm” như thuế, hải quan, xây dựng, ngân hàng, quản lý đất đai...

Cải cách hành chính ở các nước khác nhau nên cũng mang sắc thái riêng, được tiến hành trên những cấp độ khác nhau, ở nội dung khác nhau. Ở Việt Nam, cải cách hành chính được xác định là một bộ phận quan trọng của công cuộc đổi mới, là trọng tâm của tiến trình cải cách nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam [123]. Để xây dựng một nền hành chính năng động, trách nhiệm, hiện đại, xây dựng tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả cần tiếp tục triển khai thực hiện những nhiệm vụ sau: Một là, tăng cường vai trò, trách nhiệm và quyết tâm chính trị của người đứng đầu cơ quan hành chính các cấp, của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong từng cơ quan, đơn vị là điều kiện quan trọng đảm bảo sự thành công của cải cách hành chính nói chung, cải cách tổ chức bộ máy hành chính nói riêng; hai là, việc thành lập các tổ chức hành chính trong hệ thống các cơ quan quan hành chính cần được thực hiện trên cơ sở đáp ứng các tiêu chí, điều kiện cụ thể theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng Bộ Nội vụ (cơ quan giúp Chính phủ QLNN về lĩnh vực tổ chức bộ máy); ba là, Nghị quyết số 39- NQ/TW của Bộ Chính trị đặt ra yêu cầu đối với các quy định về tổ chức bộ máy và biên chế cần được quy định thống nhất trong các văn bản pháp luật thuộc chuyên ngành tổ chức nhà nước; bốn là, triển khai thực hiện có hiệu quả Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Năm là, quy định cụ thể nguyên tắc "ba định" trong thành lập tổ chức là: xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức mới dự

kiến được thành lập có trùng lắp với tổ chức hiện có hay không, trên cơ sở đó xác định mô hình tổ chức được thành lập và quyết định số lượng biên chế của tổ chức mới đó; sáu là, phân cấp mạnh cho chính quyền địa phương để giải quyết các công việc về an ninh trật tự, phát triển kinh tế - xã hội đáp ứng nhu cầu của nhân dân địa phương; bảy là, kiên quyết thực hiện việc chuyển giao mạnh các nhiệm vụ, công việc không thuộc chức năng của hệ thống hành chính cho các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ, tổ chức sự nghiệp dịch vụ công, tổ chức doanh nghiệp, tư nhân đảm nhiệm, theo hướng đẩy mạnh xã hội hoá. [108]

Việc nâng cao vai trò của TTCP trong PCTN nhất thiết phải đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính. Trong đó, cụ thể tổ chức và hoạt động của TTCP thời gian tới cần được xây dựng một cách gọn nhẹ, linh hoạt và đồng bộ; không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ công chức thanh tra. Bên cạnh đó, cần ứng dụng có chọn lọc thành tựu khoa học kĩ thuật và kinh nghiệm của các quốc gia tiên tiến trên thế giới góp phần ngăn chặn triệt để vấn nạn tham nhũng có thể xảy ra ở Việt Nam trong tương lai.

Một phần của tài liệu Vai trò của thanh tra chính phủ trong phòng, chống tham nhũng ở việt nam hiện nay (Trang 141 - 143)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)