Giá trị tham khảo cho tổ chức và hoạt động phòng, chống tham nhũng đối với Thanh tra Chính Phủ

Một phần của tài liệu Vai trò của thanh tra chính phủ trong phòng, chống tham nhũng ở việt nam hiện nay (Trang 95 - 99)

Thứ nhất, hiện nay, chức năng hành pháp được phân công cho Chính phủ; bao gồm các bộ và cơ quan ngang bộ (cơ cấu số lượng Chính phủ hiện nay gồm 18 bộ và 4 cơ quan ngang bộ), trong đó, TTCP là một cơ quan ngang bộ. Nếu so sánh với lịch sử, thiết chế Lục khoa đã bị tiêu biến. Như vậy, hiện nay hệ thống hành pháp chỉ bị kiểm soát bởi một vòng quyền lực, đó là vòng quyền lực của thanh tra nhà nước (các hình thức giám sát của cơ quan quyền lực, và các phương thức kiểm soát từ bên ngoài được xem xét với tính chất rất khác). Tình trạng này dẫn đến việc có rất nhiều khả năng bỏ sót các sai phạm, việc kiểm soát cũng bị nới lỏng hơn. Vả lại, chủ thể và đối tượng kiểm soát lại thường là ngang cấp, cùng thuộc một cơ quan QLNN chung – chẳng hạn thanh tra tỉnh với các sở của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh – cho nên tính răn đe, phòng ngừa thường theo đó mà bị giảm sút.

Việc thiết lập mô hình kiểm soát theo cơ chế vòng trong, vòng ngoài sẽ làm gia tăng một cách đáng kể hiệu lực và hiệu quả của hoạt động kiểm soát; hạn chế được tính bất cập của cơ chế một vòng khi có các kẽ hở của pháp luật, dễ dàng tạo điều kiện cho các chủ thể vi phạm đứng ngoài hay đứng trên pháp luật. Về bản chất, khối lượng lớn công việc sẽ do vòng kiểm soát thứ nhất (vòng trong) thực hiện; vòng kiểm soát thứ hai thường nhằm mục đích bịt kín các lỗ hổng mà vòng thứ nhất tạo ra, hoặc không kiểm soát được. Đồng thời, vòng ngoài sẽ đảm nhận luôn cả chức năng kiểm soát chính vòng trong. Khi nhắc đến cơ quan thanh tra, người ta đặt ra một câu hỏi lớn: Ai sẽ tiến hành

thanh tra đối với cơ quan thanh tra? Trong hầu hết tình huống, người được hỏi không thể có được câu trả lời, và nếu có thì gần như không thể thuyết phục được người hỏi. Tuy nhiên, khi cơ chế kiểm soát bởi hai vòng quyền lực sẽ giải quyết được phần lớn bài toán đó.

Thứ hai, theo kinh nghiệm về tổ chức và hoạt động của một số mô hình tổ chức cơ quan PCTN trên thế giới nêu trên, thì các cơ quan làm nhiệm vụ PCTN cần có tính độc lập tương đối, tổ chức tinh gọn, được pháp luật trao cho nhiều quyền hạn, được bố trí những cán bộ, công chức có phẩm chất, năng lực, kinh nghiệm, trách nhiệm, trong sạch, uy tín làm công tác này, đồng thời có cơ chế giám sát hoạt động của cơ quan này. Đây là những kinh nghiệm tốt có thể tham khảo cho TTCP và công tác PCTN ở Việt Nam.

Ở Viêt Nam, Chiến lược PCTN đến năm 2020 đã đề cập đến vấn đề này ở hai điểm: Một là, PCTN là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, phát huy sức mạnh tổng hợp của các ngành, các cấp, nhấn mạnh trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị, đề cao vai trò của xã hội, các tổ chức đoàn thể và quần chúng nhân dân; Hai là, xây dựng lực lượng chuyên trách đủ mạnh, có phẩm chất chính trị, bản lĩnh đạo đức nghề nghiệp làm nòng cốt trong công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng theo hướng chuyên môn hóa với các phương tiện, công cụ, kỹ năng phù hợp, bảo đảm vừa chuyên sâu, vừa bao quát các lĩnh vực, các mặt của đời sống kinh tế - xã hội.

Chính từ cách tiếp cận này mà chúng ta luôn có quan điểm tăng cường các thiết chế hiện có, hướng hoạt động của các thiết chế này vào công tác đấu tranh chống tham nhũng. Nếu như trước kia, cơ quan thanh tra thường có trách nhiệm rất lớn trong công tác PCTN, đóng vai trò thường trực trong hầu hết các thiết chế đấu tranh chống tham nhũng thì gần đây, vai trò của các cơ quan khác như cơ quan kiểm toán, công an, kiểm sát cũng bắt đầu được nhấn

mạnh. Một điểm đáng lưu ý nữa có thể thấy là hoạt động của Ban Chỉ đạo PCTN được thành lập theo Luật PCTN không đạt được hiệu quả như mong muốn nên vai trò này chuyển sang cơ quan Đảng, với các thành viên là các cán bộ, công chức lãnh đạo cao cấp nhất của Đảng và một số cơ quan nhà nước. Điều này cho thấy tính chất gay gắt của cuộc đấu tranh chống tham nhũng hiện nay và cũng thể hiện sự quan tâm nhiều hơn đến công tác phát hiện và xử lý tham nhũng vốn là mối quan tâm lớn của xã hội.

Có thể khẳng định rằng nếu nói về “cơ quan PCTN” thì có thể bao gồm tất cả các cơ quan nhà nước. Tuy nhiên nếu nói về trách nhiệm chủ yếu hay “cơ quan có chức năng PCTN” thì chúng ta có thể quan niệm “đó là các cơ quan, tổ chức được (pháp luật hay các văn bản của Đảng) quy định thực hiện những nhiệm vụ cụ thể thể hiện vai trò quan trọng và chủ yếu của nó trong việc thực hiện các giải pháp phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng, coi đó như một nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động của mình”. Với một quan niệm như vậy thì cơ quan (có chức năng) PCTN hiện nay sẽ bao gồm các cơ quan thanh tra nhà nước, kiểm toán nhà nước, kiểm tra Đảng, Viện Kiểm sát nhân dân, Cơ quan điều tra và các cơ quan có vai trò chỉ đạo công tác PCTN của Đảng và Nhà nước. Luật PCTN 2018 đã giao thêm nhiều nhiệm vụ, quyền hạn cho các cơ quan có chức năng PCTN, trong đó có TTCP.

Kết luận Chương 2

Tham nhũng ở Việt Nam hiện nay đã gây ra những hậu quả to lớn cho xã hội, nó không chỉ gây thiệt hại về vật chất mà lớn hơn nó làm tha hóa, biến chất một bộ phận cán bộ, công chức của bộ máy Nhà nước, của Đảng và các đoàn thể xã hội, làm xói mòn lòng tin, gây nên sự bất bình của nhân dân vào bộ máy công quyền, làm giảm hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước, đe dọa sự tồn vong của quốc gia.

Chương 2 của luận án đã làm rõ được một số khái niệm cơ bản như: tham nhũng; phòng, chống tham nhũng; vai trò của Thanh tra Chính phủ trong phòng, chống tham nhũng; …

Với vị trí là cơ quan của Chính phủ, Thanh tra Chính phủ là một trong số những cơ quan được Đảng và Nhà nước giao phó nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng. Vai trò phòng, chống tham nhũng của Thanh tra Chính phủ được thể hiện ở một số nội dung như: quản lý nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tiến hành các hoạt động thanh tra theo thẩm quyền nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi tham nhũng; thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo về tham nhũng; phối hợp với các cơ quan có chức năng phòng, chống tham nhũng.

Vai trò của Thanh tra Chính phủ trong phòng, chống tham nhũng có được đảm bảo hay không sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: chính trị, pháp luật, văn hóa, xã hội, hợp tác quốc tế, ý thức pháp luật của người dân cho đến năng lực đội ngũ nhân sự ngành thanh tra làm công tác phòng, chống tham nhũng… Nghiên cứu, phân tích và làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản, trọng tâm nhất về vai trò của Thanh tra Chính phủ trong phòng, chống tham nhũng (khái niệm, nội dung thể hiện, các yếu tố ảnh hưởng…) là cơ sở quan trọng trong hoàn thiện nhận thức, đánh giá thực trạng, kiến nghị giải pháp hoàn thiện vai trò của Thanh tra Chính phủ trong phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay.

Kinh nghiệm tổ chức cơ quan chống tham nhũng và thanh tra trong lịch sử Việt Nam và của một số nước trên thế giới được tổng hợp trong luận án cũng là những tham khảo tốt cho tổ chức và phòng, chống tham nhũng của Thanh tra Chính phủ. Tuy nhiên, không thể vận dụng một cách máy móc, mà phải có chọn lọc, vì mỗi quốc gia có chế độ chính trị khác nhau, tổ chức bộ máy nhà nước khác nhau, nền văn hóa, truyền thống khác nhau…

Chương 3: THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA THANH TRA CHÍNH PHỦ

Một phần của tài liệu Vai trò của thanh tra chính phủ trong phòng, chống tham nhũng ở việt nam hiện nay (Trang 95 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)