Tăng cường các hoạt động giám sát của Quốc hội, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội đối với hoạt động của Thanh tra

Một phần của tài liệu Vai trò của thanh tra chính phủ trong phòng, chống tham nhũng ở việt nam hiện nay (Trang 153 - 160)

Chính phủ trong phòng, chống tham nhũng

Thực hiện quy định của Luật PCTN, Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, các văn bản pháp luật có liên quan, trong những năm qua, hoạt động giám sát công tác PCTN nói chung và việc phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng nói riêng của Quốc hội đã từng bước được tăng cường và đạt được những hiệu quả bước đầu.

Trong một số kỳ họp gần đây, Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã quan tâm, dành thời gian để thảo luận về báo cáo công tác PCTN của Chính phủ; thảo luận về Báo cáo giám sát chuyên đề về việc phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng; giám sát việc ban hành văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật PCTN; ban hành các Nghị quyết của Quốc hội trong đó có nội dung về công tác PCTN… Các cơ quan của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, các đại biểu Quốc hội cũng đã tích cực tham gia vào các hoạt động giám sát công tác PCTN như tham gia thẩm tra báo cáo công tác PCTN của Chính phủ, tham gia hoạt động chất vấn về công tác phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng, tham gia các Đoàn giám sát về công tác phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng, xử lý đơn thư KNTC về tham nhũng…

Để công tác PCTN hiệu quả hơn nữa, Quốc hội tiếp tục tăng cường hoạt động giám sát công tác PCTN, nhất là đối với việc thi hành các quy định mới của Luật PCTN năm 2018 và hoạt động của các cơ quan có chức năng PCTN.

Điều 23 Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 2015 quy định rõ vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên Mặt trận trong việc tham gia PCTN với các nội dung cơ bản: (1) Tuyên truyền,

vận động nhân dân và các thành viên tổ chức mình thực hiện pháp luật về PCTN; kiến nghị các biện pháp nhằm phát hiện và phòng ngừa tham nhũng; (2) Cung cấp thông tin và phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc phát hiện, xác minh, vụ việc tham nhũng, xử lý người có hành vi tham nhũng; (3) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng biện pháp phòng ngừa tham nhũng, xác minh vụ giám sát việc thực hiện pháp luật về PCTN; (4) Kiến nghị cơ quan Nhà nước bảo vệ, khen thưởng đối với người có công phát hiện, tố cáo tham nhũng.

Công tác đấu tranh PCTN của Mặt trận Tổ quốc triển khai mạnh mẽ, rộng khắp từ Trung ương đến địa phương thể hiện ở một số mặt:

Một là, tham gia và giám sát công tác xây dựng chính sách, pháp luật. Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tham gia góp ý, phản biện đối với khoảng 30 dự án Luật, pháp lệnh và nghị định. Trong đó, nhiều dự án luật, pháp luật, nghị định liên quan đến công tác PCTN như: Luật PCTN, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Luật KNTC; Luật cán bộ, công chức; Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; Nghị định của Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập.

Hai là, tham gia tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhằm nâng cao ý thức PCTN trong nhân dân. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên phối hợp với các cơ quan, tổ chức của Nhà nước để tuyên truyền, phổ biến pháp luật về PCTN cho nhân dân, đoàn viên, hội viên, từ trung ương tới cơ sở, khu dân cư. Các báo, tạp chí của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên Mặt trận thường xuyên đăng tải các chuyên đề, chuyên trang, chuyên mục, tin, bài về PCTN; lên án, phê phán các hành vi tham nhũng; nêu gương người tốt, việc tốt trong đấu tranh PCTN. Thông qua tuyên truyền, vận động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, người dân tham gia ngày càng tích cực vào công tác kiểm tra, giám sát việc xây dựng các quy chế, quy định

của đơn vị, địa phương, công tác thanh tra nhân dân, góp phần quan trọng trong việc phòng ngừa, phát hiện tiêu cực, tham nhũng. Nhân dân cũng tích cực tham gia đóng góp ý kiến trực tiếp với cán bộ, đảng viên ở các cấp, các ngành; gửi đơn thư đến các cơ quan chức năng, cơ quan thông tấn, báo chí phản ánh về sai phạm kinh tế, tiêu cực, tham nhũng.

Ba là, vận động nhân dân tham gia PCTN. Mặt trận Tổ quốc các cấp vận động nhân dân tích cực tham gia đấu tranh PCTN thông qua các hoạt động như: Tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với một số chức danh theo quy định tại Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn năm 2007 và Điều 31 Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 2015. Thông qua đợt lấy phiếu tín nhiệm giúp cho cán bộ có điều kiện gần dân, lắng nghe ý kiến đóng góp của nhân dân về ưu điểm, nhược điểm của bản thân để điều chỉnh, sửa chữa, góp phần phòng ngừa tham nhũng. Mặt trận Tổ quốc thành lập, chỉ đạo, hướng dẫn và động viên, tạo điều kiện hỗ trợ hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân xã, phường, thị trấn, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng trong việc phòng ngừa và phát hiện những hành vi tham nhũng, nhất là những lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng như: Quản lý đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng, cấp phép xây dựng, các khoản đóng góp của nhân dân…

Bốn là, giám sát việc thực hiện pháp luật về công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, trong kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản, thu nhập. Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCTN, lãng phí “bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị”, Mặt trận Tổ quốc Việt nam các cấp luôn quan tâm bảo đảm thông tin cho nhân dân thông qua tham gia xây dựng thể chế, pháp luật; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tới nhân dân; giám sát việc thực hiện pháp luật về minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức,

đảng viên, những người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan nhà nước theo Nghị định số 37/2007/NĐ-CP ngày 09-3-2007 của Chính phủ trước đây và hiện nay là Nghị định số 78/NĐ-CP của Chính phủ ngày 17-7-2013 về minh bạch tài sản, thu nhập. Ngoài việc cung cấp thông tin, cử đại diện tham gia giám sát, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về minh bạch tài sản, thu nhập, Mặt trận Tổ quốc còn tiếp nhận các ý kiến, phản ánh của người dân; đồng thời, kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, xử lý hành vi vi phạm pháp luật.

Năm là, giám sát cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ, công chức nhà nước trong việc tuân thủ pháp luật nói chung và pháp luật về PCTN nói riêng. Công tác giám sát thực hiện pháp luật về PCTN của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên tập trung vào 03 nội dung: Thực hiện Quy chế giám sát cán bộ, công chức ở khu dân cư; Tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân cả nước đến Quốc hội; Tiếp công dân và xử lý đơn thư KNTC. Để triển khai Luật PCTN, Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã ban hành Nghị quyết liên tịch số 0 5 / 2 0 0 6 / N Q LT- C P UBTWMTTQVN ngày 21-42006 ban hành Quy chế Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giám sát cán bộ, công chức, đảng viên ở khu dân cư.

4.3.4. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức công vụ cho cán bộ, công chức và đầu tư các nguồn lực cho Thanh tra công vụ cho cán bộ, công chức và đầu tư các nguồn lực cho Thanh tra Chính phủ để thực hiện phòng, chống tham nhũng

4.3.4.1. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức công vụ cho cán bộ, công chức của Thanh tra Chính phủ trong hoạt động phòng, chống tham nhũng

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc” [79, tr.269]. “Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém” [79, tr.240]. “Bất cứ chính sách, công tác gì nếu có cán bộ tốt thì

thành công, tức là có lãi. Không có cán bộ tốt thì hỏng việc, tức là lỗ vốn”[80, tr. 46]. Chính phủ cũng đã xác định: “Xây dựng lực lượng chuyên trách đủ mạnh, có phẩm chất chính trị, bản lĩnh đạo đức nghề nghiệp làm nòng cốt trong công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng theo hướng chuyên môn hóa với các phương tiện, công cụ, kỹ năng phù hợp, bảo đảm vừa chuyên sâu, vừa bao quát các lĩnh vực, các mặt của đời sống kinh tế - xã hội” [14]. Như vậy, có thể nhận thấy nâng cao trình độ cán bộ, công chức của TTCP là yếu tố tiên quyết để hoạt động PCTN của TTCP có hiệu quả.

Để làm được việc này, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp như sau: - Nâng cao chất lượng hoạt động tuyển dụng công chức: Tuyển dụng là quy trình sàng lọc và tuyển chọn những người có đủ năng lực đáp ứng công việc. Chất lượng hoạt động tuyển dụng công chức mang tính quyết định cho sự phát triển của ngành thanh tra nói chung, của TTCP nói riêng. Trong quá trình thực thi chức năng nhiệm vụ, nếu tuyển dụng được những công chức giỏi thì nhất định hiệu quả hoạt động của ngành sẽ cao hơn.

- Hoàn thiện xây dựng chức danh, mô tả vị trí việc làm. Thành lập một tổ chức độc lập bao gồm các chuyên gia trong phân tích tổ chức, công việc, lập kế hoạch cụ thể để tiến hành thiết kế toàn bộ hoạt động của cơ quan và từng vị trí thực hiện nhiệm vụ PCTN. Tiến hành đồng thời các phương pháp phân tích tổ chức, phân tích công việc, phương pháp thống kê nhiệm vụ, hoạt động từng vị trí, phỏng vấn chuyên sâu đối với cá nhân đang đảm nhiệm từng công việc và các cá nhân có liên quan trực tiếp đến thực thi công việc của mỗi một công chức để từ đó loại bỏ sự trùng lắp chức năng, nhiệm vụ giữa các vị trí.

- Xác lập nguyên tắc và hình thức mới trong thu hút, đánh giá, lựa chọn ứng viên và đảm bảo duy trì nguyên tắc đó. Trong đó, trước tiền cần đảm bảo sự bình đẳng giữa các ứng viên. Bình đẳng với ý nghĩa không phân biệt đối xử, không chịu sự chi phối, tác động bởi bất cứ yếu tố mang tính chủ quan và

mang tính chính trị, bình đẳng không chỉ về cơ hội đối với tất cả ứng viên muốn thi tuyển vào vị trí công chức PCTN mà còn là sự bình đẳng với tất cả đối tượng đã là cán bộ, công chức ngành thanh tra với những ứng viên ngoài ngành. Sau đó duy trì nguyên tắc xứng đáng về khả năng, lựa chọn các ứng viên thông qua thi tuyển trong hoạt động của các cơ quan Thanh tra nhấn mạnh khả năng “ghi nhớ” kiến thức về pháp luật, những kiến thức liên quan đến QLNN đối với công chức ngành thanh tra và các kỹ năng về tin học, ngoại ngữ góp phần đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng sau khi trúng tuyển.

- Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức thanh tra làm công tác PCTN: Đào tạo, bồi dưỡng là tổng thể những biện pháp, cách thức giúp cho con người học hỏi, hoàn thiện và không ngừng nâng cao tri thức, kĩ năng về một lĩnh vực, ngành, nghề nào đó, bảo đảm giúp họ hoàn thành những mục tiêu đề ra. Đào tạo, bồi dưỡng được coi là những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sự phát triển của tổ chức. Chất lượng đội ngũ công chức là một trong những nhân tố tác động đến hiệu lực, hiệu quả hoạt động QLNN.

Cán bộ, công chức ngành thanh tra làm công tác PCTN là những người trực tiếp thực hiện các nội dung quản lý về lĩnh vực này trên thực tế. Tuy vậy, phương thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hiện nay còn xuất hiện nhiều bất cập, chú trọng truyền tải lý thuyết hơn là những bài học quản lý từ kinh nghiệm thực tế; trong tương lai cần tập trung giảng dạy những kỹ năng giải quyết vấn đề, tình huống trên thực tế; kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn...

Ngoài ra, để nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cần thay đổi quan niệm hiện hữu khi cho rằng đào tạo, bồi dưỡng là chìa khóa giúp giải quyết triệt để những vấn đề liên quan đến nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, đạo đức của cán bộ, công chức. Đó là một quan điểm lệch lạc, thiếu toàn diện bởi lẽ mục đích chính của công tác đào tạo, bồi dưỡng đó là trang bị kiến thức kỹ năng cần thiết giúp đội ngũ cán bộ, công chức nâng cao hiệu quả thực thi

công việc. Song hiệu quả của thực thi công vụ không chỉ phụ thuộc vào hoạt động đào tạo, bồi dưỡng mà nó phụ thuộc rất lớn vào sự rõ ràng rành mạch của các quy định pháp luật hướng dẫn thực thi công việc, cơ chế phân công phối hợp trong tổ chức, động lực làm việc, văn hóa tổ chức... Do đó, nếu coi trọng và quan niệm rằng chỉ cần tổ chức đào tạo, bồi dưỡng có thể “khắc phục” hay “sửa chữa” một hệ thống quản lý cán bộ, công chức đang có vấn đề về sự yếu kém trong năng lực, trình độ làm việc là một sai lầm nghiêm trọng. Theo đó, hiệu quả công tác đào tạo bồi dưỡng chỉ có khi nó cũng được đặt trong cùng với những thay đổi về tạo động lực làm việc hoặc trong đổi mới cơ cấu tổ chức...

- Hoàn thiện quy chế về đạo đức nghề nghiệp, quy tắc ứng xử của cán bộ công chức ngành thanh tra nói chung và cán bộ, công chức thanh tra làm công tác PCTN nói riêng. Ứng xử đúng mực, phù hợp với đối tượng và điều kiện hoàn cảnh cụ thể sẽ tạo ra sự gần gũi, chia sẻ, thân thiện trong tiếp xúc giải quyết công việc, thực hiện nhiệm vụ được giao. Quy tắc ứng xử và đạo đức nghề nghiệp đã được kế thừa truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc ta, từ lời khuyên, lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với các ngành như: Công an, quân đội, y tế, giáo dục... Đến nay, việc ứng xử đã được xây dựng thành những quy định mang tính bắt buộc nhất là đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; là căn cứ để các cơ quan có thẩm quyền xử lý trách nhiệm khi cán bộ, công chức, viên chức vi phạm các chuẩn mực xử sự trong thi hành nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ xã hội.

4.3.4.2. Đầu tư các nguồn lực cho Thanh tra Chính phủ để thực hiện phòng, chống tham nhũng

Với vai trò trung tâm trong PCTN, TTCP cần được đầu tư các nguồn lực để đảm bảo cho hoạt động của mình:

- Xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư trang thiết bị, phương tiện làm việc hiện đại, phù hợp cho các cơ quan thanh tra nhà nước nói chung, TTCP nói

riêng; đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin để đảm bảo sự thông suốt trong hoạt động của các cơ quan thanh tra từ trung ương đến địa phương, các bộ ngành.

- Xây dựng và hoàn thiện các hệ thống cơ sở dữ liệu về KNTC và PCTN; xây dựng và triển khai hệ thống xử lý đơn thư trên toàn quốc.

- Tăng cường đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất cho công tác tham mưu, tổng hợp, nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng về công tác thanh tra, giải quyết KNTC và PCTN.

Một phần của tài liệu Vai trò của thanh tra chính phủ trong phòng, chống tham nhũng ở việt nam hiện nay (Trang 153 - 160)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)