Thừa kế trong Luật 12 bảng

Một phần của tài liệu Sự tiếp nhận các giải pháp pháp lý của luật la mã trong chế định thừa kế ở việt nam (Trang 27 - 28)

1.2. Khái quát chung về chế định thừa kế trong luật tư La Mã

1.2.1.1. Thừa kế trong Luật 12 bảng

Thời cộng hòa sơ kỳ là thời kỳ đầu, nằm trong khoảng thế kỷ VI – IV trước công nguyên. Thời kỳ này, nhà nước La Mã vừa thoát thai khỏi chế độ công xã nguyên thủy và bộ máy nhà nước của nền cộng hòa chủ nô đang trong quá trình hoàn thiện. Trong thời kỳ này, lãnh thổ La Mã chưa vượt ra phạm vi bán đảo Itania, quan hệ nô lệ còn mang tính gia trưởng, đặc biệt là kinh tế hàng hóa chưa phát triển mạnh. Bởi vậy, pháp luật trong thời kỳ này phát triển chưa cao, cả về phạm vi các quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh và cả về kỹ thuật lập pháp. Tiêu biểu cho luật La Mã thời cộng hòa sơ kỳ là “Luật 12 bảng”. Bộ luật 12 bảng là tư liệu quý, phản ánh đậm nét quan hệ kinh tế xã hội ở thời kỳ đầu của nền cộng hòa chủ nô La Mã.

Nghiên cứu luật 12 bảng sẽ phần nào hiểu được đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của người La Mã cổ đại. Hình thức và nội dung của bản pháp điển hóa này có ảnh hưởng từ pháp luật Hy Lạp cổ đại. Trên phương diện pháp lý, vượt ra khỏi tính giai cấp, Luật 12 bảng có nhiều giá trị, đặc biệt nhất là đã tạo dựng được nền tảng dân luật cổ (alten ius civile). Về nội dung, Luật 12

21

bảng chứa đựng nhiều quy phạm tiến bộ về tố tụng, về luật tư và luật hình sự. Luật 12 Bảng thừa nhận hình thức trả thù ngang bằng. Ví dụ, nếu đánh gãy tay người khác, thủ phạm cũng bị đánh gãy tay. Trong quan hệ gia đình, quyền lực người cha rất lớn. Người cha có quyền bán con làm nô lệ. Người con chỉ được tự do trong điều kiện nhất định, “nếu người cha đã bán con đến lần thứ ba, thì người con được thoát khỏi sự cai quản của người cha” (bảng 4, điều 2). Theo bộ luật con cái không có quyền thừa kế tài sản, nếu như người cha không cho thừa kế. Luật còn quy định: người sắp chết được tự do để lại tài sản cho bất cứ người nào thừa kế. Tại Điều 1 Bảng V của Luật 12 bảng về phần thừa kế quy định: “Nếu một người qua đời không để lại di chúc mà cũng không có người thừa kế theo luật, thì người đàn ông tiếp theo thuộc họ hàng gần nhất sẽ hưởng thừa kế. Nếu không có người đàn ông kế tiếp thuộc họ hàng gần nhất, những người đàn ông thuộc dòng tộc còn lại sẽ được hưởng thừa kế”. Ngoài ra, Điều 2 Bảng V đã hạn chế quyền của người bị bệnh tâm thần, theo đó “nếu một người bị điên, thì người đàn ông tiếp theo thuộc họ hàng gần nhất của người đó sẽ có quyền đối với tài sản của anh ta”. Để bảo vệ quyền lợi của người được thừa kế theo di chúc, hội nghị công dân có quyền giám sát việc phân chia tài sản đó.

Nhìn chung quy định về thừa kế trong Luật 12 bảng còn đơn giản, thô sơ. Nó thể hiện rõ nét quan hệ kinh tế, xã hội, đặc biệt mối quan hệ trong gia đình và cũng đề cao ý chí của người để lại di sản thừa kế.

Một phần của tài liệu Sự tiếp nhận các giải pháp pháp lý của luật la mã trong chế định thừa kế ở việt nam (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)