2.1. Chế định thừa kế trong pháp luật Việt Nam
2.1.3.1. Quyền thừa kế mang bản chất giai cấp
Quyền thừa kế xuất hiện khi có sự xuất hiện của Nhà nước và pháp luật. Nhà nước ra đời do có sự phân hóa rõ rệt về tầng lớp và các giai cấp trong xã hội. Giai cấp thống trị ban hành các luật lệ và buộc tất cả người dân sinh sống trong đất nước tuân theo một cách tuyệt đối. Họ trao cho công dân
40
quyền được thừa kế thì công dân sẽ được nhận quyền thừa kế, ngược lại, nếu tước quyền thừa kế của công dân thì công dân đó không được nhận bất cứ tài sản nào dù người chết là người thân thiết nhất với mình. Vì vậy, có thể nói rằng quyền thừa kế mang bản chất giai cấp sâu sắc.
Quyền thừa kế có quan hệ chặt chẽ với quyền sở hữu, hình thức sở hữu quyết định việc thừa kế trong xã hội. Bằng việc ban hành các văn bản pháp luật, Nhà nước quy định quyền để lại thừa kế và nhận thừa kế của các chủ thể, quy định trình tự và các điều kiện dịch chuyển tài sản cũng như quy định các phương thức dịch chuyển tài sản từ người đã chết sang những người còn sống khác. Tuy nhiên, ở mỗi một chế độ xã hội khác nhau sẽ có những quy định khác nhau về quyền thừa kế. Thậm chí ngay trong một chế độ xã hội nhưng ở từng giai đoạn khác nhau sự quy định này cũng có thể khác nhau. Điều đó có nghĩa rằng chế độ thừa kế phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển kinh tế, xã hội của một nhà nước và đặc biệt là do chế độ sở hữu quyết định.
Như vậy, cùng với quan hệ sở hữu, quan hệ thừa kế không đơn thuần chỉ còn là phạm trù kinh tế nữa, mà nó đã trở thành phạm trù pháp luật. Quan hệ sở hữu và quan hệ thừa kế đều là những quan hệ pháp luật và giữa chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau, quan hệ này là tiền đề của quan hệ kia, ngược lại chúng lại là cơ sở của nhau theo những chuẩn mực pháp luật nhất định và mang bản chất giai cấp sâu sắc.
Nếu như trong thời kì cộng sản nguyên thủy, khi đó nhà nước chưa tồn tại đồng thời với đó không có sự phân biệt giai cấp, thì thừa kế được thể hiện dưới dạng là người còn sống trong thị tộc, bộ lạc sẽ được sử dụng những di sản mà người chết để lại. Khi đó, mọi tài sản đều quý giá và việc thị tộc, bộ lạc giữ lại những tài sản đó hoàn toàn mang tính chất tự nhiên, là tự tất yếu khách quan. Trong chế độ chiếm hữu nô lệ, chế độ phong kiến và tư bản,
41
những giai cấp bóc lột chiếm hữu tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội; di sản của họ để lại cho con cháu không những chỉ là truyền lại quyền lực về kinh tế, mà còn là sự truyền lại quyền lực về chính trị để duy trì sự áp bức, bóc lột của những giai cấp đó đối với nhân dân lao động. Trong các xã hội có các chế độ sở hữu khác nhau thừa kế là một trong những phương thức để cùng cố và phát triển chế độ sở hữu đó.