Thừa kế trong luật La Mã (Corpus Iuris Civilis) của Hoàng

Một phần của tài liệu Sự tiếp nhận các giải pháp pháp lý của luật la mã trong chế định thừa kế ở việt nam (Trang 28 - 34)

1.2. Khái quát chung về chế định thừa kế trong luật tư La Mã

1.2.1.2. Thừa kế trong luật La Mã (Corpus Iuris Civilis) của Hoàng

Justinian

Thời kỳ hậu kỳ của La Mã (từ Thế kỷ III TCN đến thế kỷ V SCN) là thời kỳ thịnh vượng nhất của nền luật học La Mã. Ở giai đoạn cuối của thời kỳ này, mặc dù chính thể cộng hòa chủ nô được thay thế bằng chính thể quân chủ chủ nô (từ cuối thế kỷ I SCN), quan hệ nô lệ trở nên lỗi thời, đế quốc La

22

Mã dần dần bước vào giai đoạn suy vong, nhưng cũng chính giai đoạn cuối này, lãnh thổ của đế quốc La Mã được mở rộng nhất. Bởi vậy, nền kinh tế hàng hóa bắt đầu phát triển mạnh. Các nhà làm luật của La Mã không những tích lũy được nhiều kinh nghiệm qua thời cộng hòa, mà còn tiếp thu được nhiều thành tựu lập pháp của các nước đã bị La Mã chiếm đóng. Nền luật pháp La Mã tiếp tục phát triển, cộng vào đó, việc cai quản một đế quốc rộng lớn cũng cần có công cụ pháp luật hỗ trợ.

Trong thời kỳ này, nguồn của luật La Mã bao gồm: - Luật của Hoàng đế La Mã (Constitucia)

- Luật do viện nguyên lão ban hành (Senatyconstum) - Các quyết định của tòa án

- Các sắc dụ của quan chấp chính – quan Edill (ban hành các Edicta) - Tập quán pháp

- Hệ thống hóa luật pháp, các công trình của luật gia La Mã

Theo luật pháp La Mã, thừa kế được chia thành hai hình thức: thừa kế theo di chúc và thừa kế theo luật. Pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật thừa kế của một số quốc gia trên thế giới đã kế thừa cách chia này của luật La Mã. Về diện và hàng thừa kế, “Luật La Mã quy định diện và hàng thừa kế tài sản theo quan hệ huyết thống trong phạm vi sáu đời của người để lại di sản” [8; tr57].

Trong tuyển tập Corpus Juris Civilis – pháp luật được hệ thống hóa của Hoàng đế Justinian I, tập Đầu mục I (Caput I) 16 quy định “phải tôn trọng sự sắp đặt của người lập di chúc bằng mọi cách và hoàn thành nếu nó được quy định trong luật” [11; tr20]. Quy định của La Mã đã thể hiện rất rõ ràng sự tôn trọng ý chí của người để lại di chúc nhưng vẫn phải phù hợp với quy định của pháp luật. Trong thời kỳ cộng hòa sự phát triển của các quan hệ sản xuất làm cho các quan hệ gia đình gắn liền với các quan hệ sở hữu, các thành viên

23

trong gia đình được pháp luật quy định cho hưởng nhiều quyền lợi hơn các thời kỳ trước đó. Các thành viên trong gia đình có các quyền lợi chung, do đó nếu người đứng đầu gia đình chết thì tài sản được chuyển cho các thành viên trong gia đình theo quy định của pháp luật.

Thừa kế theo di chúc xuất hiện muộn hơn thừa kế theo pháp luật nhưng được áp dụng rộng rãi hơn. Thừa kế theo di chúc có ảnh hưởng rất lớn đến thừa kế theo pháp luật. Đầu tiên thừa kế theo pháp luật được áp dụng đối với những người có quan hệ huyết thống theo trực hệ và dần dần diện những người thừa kế được mở rộng hơn bao gồm cả những người có quan hệ huyết thống.

Trong thừa kế theo di chúc, di chúc được coi là một biểu tượng về ý chí của người lập di chúc. Pháp luật La mã quy định hình thức di chúc phải tuân theo những công thức bắt buộc và phức tạp. Ban đầu, có hai loại di chúc được lập đó là di chúc trong thời bình – được thể hiện trong calata comitia, và thứ hai là di chúc trước chiến trận – được gọi là procinctum.

- Đối với di chúc trong thời bình, di chúc được lập trước Đại hội nhân dân. Di chúc được lập trước sự chứng kiến của Đại hội Chính trị của các công dân La Mã, dưới sự chủ tọa của các Đại nguyên lão. Loại di chúc này chỉ có thể được lập trong thời gian hai kỳ đại hội hàng năm. - Đối với di chúc trước trận chiến, di chúc được lập trước hàng quân và dành cho những người đàn ông chuẩn bị ra trận.

Về sau xuất hiện một hình thức di chúc theo nghi lễ mancipatio với sự có mặt của năm nhân chứng và cần một người giữ văn bản di chúc đã niêm phong. Hay nói cách khác, đây là hình thức di chúc chuyển giao tài sản qua trung gian.

24

Việc chuyển giao tài sản được thực hiện theo đúng các thể thức mancipatio , tức là các thể thức chuyển quyền sở hữu theo hợp đồng đối với các tài sản quan trọng. “Chính các nhân chứng trong nghi lễ mancipatio đồng thời là người làm chứng cho việc lập di chúc. Familiae emptor trở thành chủ sở hữu các tài sản được chuyển giao với điều kiện giao lại các tài sản ấy cho người thừa kế sau khi người lập di chúc chết” [4; tr102].

Sau đó, các pháp quan đã bổ sung thêm một loại hình di chúc thứ tư với yêu cầu phải có con dấu của 07 (bảy) người làm chứng.

Tuy nhiên, khi có sự hoàn thiện của pháp luật dân sự, đạo luật do Hoàng đế ban hành, một phần cũng bởi quá trình áp dụng vào thực tiễn đã đưa đến sự kết hợp hài hòa tổng thể và thống nhất rằng: Có một loại di chúc có hiệu lực nếu nó được thực hiện một cách toàn bộ trong một lần và có sự hiện diện của 07 người làm chứng (hai điểm này được yêu cầu trong luật dân sự), có chữ ký của những người làm chứng (quy định trong đạo luật do Hoàng đế ban hành) và được đóng dấu của họ (yêu cầu bởi sắc lệnh của các quan) (Nguyên văn Tiếng Anh: “When, however, by a gradual process the civil and praetorian laws, partly by usage, partly by definite changes introduced by the constitution, came to be combined into a harmonious whole, it was enacted that a will should be valid which was wholly executed at one time and in the presence of seven witnesses (these two points being required, in a way, by the old civil law), to which the witnesses signed their names – a new formality imposed by imperial legislation – and affixed their seals, as had been required by the praetor’s edict”).

Chính vì việc lập di chúc có rất nhiều trở ngại nên khi quan tòa giải quyết các tranh chấp về thừa kế cần phải tuyệt đối tuân theo các quy định khắt khe về lập di chúc để suy xét hiệu lực của di chúc. Tính chất phức tạp trong

25

việc lập di chúc trở nên không cần thiết và quan chấp chính cần phải xem xét vấn đề mới nảy sinh trong việc lập di chúc. Quan chấp chính cần phải bảo vệ quyền lợi của tất cả mọi người, đồng thời quan chấp chính phải công nhận di chúc được lập dưới hình thức đơn giản hơn.

Theo nguyên tắc, quan chấp chính không có quyền hủy bỏ, thay đổi các quy định của pháp luật. Tuy nhiên để bảo vệ quyền lợi cho công dân, quan chấp chính có thể cho phép một người được nhận thừa kế tài sản nếu họ có đủ các điều kiện để được nhận di sản thừa kế. Quyết định của các quan chấp chính là cơ sở làm phát sinh quyền sở hữu của người được thừa kế.

26

Kết luận chƣơng 1

Luật La Mã là hệ thống luật cổ được xây dựng cách đây khoảng hơn 2000 năm (449 TCN), áp dụng cho thành Roma sau đó là cả đế chế La Mã rộng lớn. Có thể nói Luật tư La Mã là cơ sở, nền tảng của pháp luật dân sự hầu hết các nước trên thế giới. Luật dân sự La Mã bao gồm nhiều chế định khác nhau như sở hữu, nghĩa vụ - hợp đồng, thừa kế,… Trong đó, thừa kế là một chế định quan trọng, được tiếp thu trong pháp luật dân sự của nhiều quốc gia. Pháp luật La Mã nói chung và chế định thừa kế nói cũng được xem là hoàn chỉnh nhất của nhà nước chiếm hữu nô lệ. Cho đến nay mặc dù đã có sự thay đổi rất lớn của nền kinh tế – chính trị - xã hội nhưng không phủ nhận được những ưu điểm mà chúng mang lại.

27

CHƢƠNG 2: CÁC GIẢI PHÁP PHÁP LÝ TRONG CHẾ ĐINH THỪA KẾ Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Sự tiếp nhận các giải pháp pháp lý của luật la mã trong chế định thừa kế ở việt nam (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)