Khái niệm thừa kế và quyền thừa kế trong pháp luật Việt Nam

Một phần của tài liệu Sự tiếp nhận các giải pháp pháp lý của luật la mã trong chế định thừa kế ở việt nam (Trang 43 - 46)

2.1. Chế định thừa kế trong pháp luật Việt Nam

2.1.2. Khái niệm thừa kế và quyền thừa kế trong pháp luật Việt Nam

Khi nhắc đến thừa kế có thể hiểu là việc người sống được hưởng những tài sản do người chết để lại. Theo cách hiểu từ ngữ thì “thừa” trong từ “thừa hưởng”, “kế” trong từ “kế tục”, như vậy, thừa kế tức là thừa hưởng một cách kế tục. Từ điển Việt Nam cũng có định nghĩa: “thừa kế là hưởng của người chết để lại”.

Quá trình dịch chuyển tài sản của người chết cho người sống được hình thành từ sớm, trong bất kì xã hội nào kể cả thời kì nguyên thủy cho đến hiện nay. Nếu như, trong thời kì công xã nguyên thủy, việc người chết để lại tài sản cho người sống phải tuân theo tập tục của mỗi thị tộc, bộ lạc thì đến khi Nhà nước ra đời cùng với pháp luật, vấn đề thừa kế lại di sản đó đã được quy

37

định cụ thể, rõ ràng hơn và có sự quản lý chặt chẽ đối với tài sản của người chết để lại. Lúc này việc người còn sống phải đáp ứng đủ các điều kiện do Nhà nước và pháp luật quy định sẽ được hưởng những di sản do người chết để lại.

Nghiên cứu về thừa kế, Ph. Ăngghen viết: “Theo chế độ mẫu quyền, nghĩa là chừng nào mà huyết tộc chỉ kể về bên người mẹ và theo tập tục thừa kế nguyên thủy trong thị tộc mới được thừa kế những người trong thị tộc chết. Tài sản phải để lại trong thị tộc, vì tài sản để lại không có giá trị lớn nên loại này trong thực tiễn có lẽ người ta vẫn trao tài sản đó cho những bà con thân thích nhất, nghĩa là trao cho những người cùng huyết tộc với người mẹ”.

Trên thực tế đã có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm quyền thừa kế: Theo quan điểm của TS. Phạm Văn Tuyết và TS.LS Lê Kim Giang trong cuốn “Pháp luật về thừa kế và thực tiễn giải quyết tranh chấp” thì: “Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật” [10; tr7].

Theo cuốn từ điển Luật học của Viện khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp thì: “Quyền thừa kế là quyền để lại tài sản của mình cho người khác sau khi chết, hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật”. Theo nghĩa rộng, quyền thừa kế là pháp luật về thừa kế, là tổng hợp các quy phạm pháp luật quy định trình tự dịch chuyển tài sản của người chết cho những người còn sống. Thừa kế là một chế định pháp luật dân sự, là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc dịch chuyển tài sản của người chết cho người khác theo di chúc hoặc theo một trình tự nhất định, đồng thời quy định phạm vi quyền, nghĩa vụ và phương thức bảo vệ các quyền của người thừa kế.

38

Quyền thừa kế hiểu theo nghĩa chủ quan là quyền của người để lại di sản và quyền của người nhận di sản. Quyền chủ quan này phải phù hợp với các quy định của pháp luật nói chung và pháp luật về thừa kế nói riêng.

Tại Bộ luật Dân sự năm 2015, Điều 609 của Bộ luật đã đưa ra khái niệm về quyền thừa kế: “Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật; Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc” [2; tr275].

Như vậy, quyền thừa kế cần được hiểu theo hai phương diện như sau: + Thứ nhất, “về phương diện khách quan, quyền thừa kế được hiểu là tổng hợp các quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong việc chuyển dịch tài sản và quyền sở hữu tài sản (di sản) của người chết cho người còn sống” [1; tr11].

+ Thứ hai, “về phương diện chủ quan, quyền thừa kế được hiểu là quyền dân sự cơ bản của công dân được để lại tài sản của mình cho những người còn sống và quyền của công dân được nhận di sản theo sự định đoạt của người có tài sản (bằng di chúc) hoặc theo một trình tự và thủ tục pháp luật nhất định (thừa kế theo pháp luật)” [1; tr11].

Thừa kế với tư cách là một quan hệ pháp luật dân sự trong đó các chủ thể có những quyền và nghĩa vụ nhất định. Trong quan hệ này, người có tài sản, trước khi chết có quyền định đoạt tài sản của mình cho người khác. Những người được người chết để lại di sản có quyền nhận hoặc từ chối nhận (trừ những trường hợp pháp luật có quy định họ không được quyền hưởng di sản). Thừa kế là sự kế quyền tổng hợp của những người sống đối với quyền, nghĩa vụ của người đã khuất. Việc kế quyền toàn bộ hay một bộ phận quyền,

39

nghĩa vụ do người chết để lại còn phụ thuộc vào các quy định của pháp luật và ý chí của người để lại di sản, người hưởng di sản.

Quyền thừa kế là một chế định của ngành luật dân sự bao gồm một tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh quá trình dịch chuyển những lợi ích vật chất từ người chết cho những người còn sống khác.

“Chế định quyền thừa kế là một chế định pháp luật dân sự, bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc chuyển dịch tài sản của người chế cho người khác theo một trình tự nhất định, đồng thời quy định phạm vi quyền, nghĩa vụ và phương thức bảo vệ quyền và nghĩa vụ của người thừa kế” [6; tr299].

Tóm lại: Có thể hiểu đơn giản theo phương diện chủ quan “Quyền thừa kế là một quyền dân sự cơ bản của mỗi cá nhân trong việc để lại thừa kế và nhận di sản thừa kế”. Đó là những khả năng mà chủ thể được phép xử sự theo quy định của pháp luật, được để lại thừa kế như thế nào, việc lập di chúc phải tuân thủ những yêu cầu gì, ai là người được nhận di sản thừa kế, khi nào bị tước quyền hưởng di sản, người lập di chúc có những quyền năng gì… Như vậy, có thể khẳng định, quyền thừa kế không chỉ thể hiện rõ nét trong loại hình thừa kế theo di chúc, mà nó còn được thể hiện một cách sâu sắc trong loại hình thừa kế theo pháp luật.

Một phần của tài liệu Sự tiếp nhận các giải pháp pháp lý của luật la mã trong chế định thừa kế ở việt nam (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)