Diện và hàng thừa kế

Một phần của tài liệu Sự tiếp nhận các giải pháp pháp lý của luật la mã trong chế định thừa kế ở việt nam (Trang 89 - 93)

2.2. Sự tiếp nhận và thay đổi trong chế định thừa kế ở Việt Nam

2.2.5.1. Diện và hàng thừa kế

Diện những người thừa kế là phạm vi những người có quyền hưởng di sản thừa kế của người chết theo quy định của pháp luật. Diện thừa kế được xác định dựa trên các mối quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng.

Pháp luật La Mã chỉ thừa nhận diện thừa kế dựa trên quan hệ huyết thống tức là không chia thừa kế cho vợ hoặc con nuôi của người thừa kế. Trong pháp luật La Mã mối quan hệ hôn nhân dường như không được coi trọng do sự bất bình đăng năm – nữ, người phụ nữ sau khi kết hôn được coi thuộc về chồng mình và không có tài sản riêng.

Theo Luật 12 Bảng không chấp nhận sự kế tục thừa kế giữa những người có quan hệ huyết thống từ gần đến xa. Trường hợp một người chết

83

không có những người thừa kế huyết thống trực hệ thì di sản được chia cho những người cùng dòng họ theo huyết thống. Trường hợp người chết không lập di chúc định đoạt tài sản của mình cho người thừa kế thì di sản được chia cho những người thân thuộc theo thứ tự huyết thống. Nếu người thừa kế không nhận thừa kế thì những người có quan hệ huyết thống phụ thuộc với người thừa kế đó không có quyền thay thế nhận di sản thừa kế. Như vậy, di sản này sẽ được coi là không có người thừa kế.

Hình thức thừa kế theo pháp luật được xây dựng hoàn thiện nhất trong luật của Hoàng đế Justinian. Theo đó, diện những người thừa kế đầu tiên là các con, các cháu, các chắt của người chết. Trước hết, những người hưởng thừa kế phải là các con, đây là những người có quan hệ gần gũi nhất đối với người để lại thừa kế.

Pháp luật của Jusstinian chia thành 04 hàng thừa kế gồm:

- Hàng thừa kế thứ nhất: Các con (cháu): Khi mở thừa kế các con của người thừa kế (con đẻ, con nuôi) được nhận di sản của bố, mẹ và mỗi người được hưởng một kỷ phần ngang nhau. Trường hợp con chết trước bố hoặc mẹ thì các cháu sẽ nhận kỷ phần mà lẽ ra người con đó được hưởng nếu còn sống.

- Hàng thừa kế thứ hai: bố, mẹ (ông, bà), anh, chị em ruột (con của anh chị em ruột…). Nếu hàng thừa kế thứ hai chỉ có những người trực hệ (bố, mẹ) và nếu bố, mẹ đều đã chết thì di sản được chia cho ông bà theo nguyên tắc: i) Nếu ông nội, ông ngoại, bà ngoại còn sống thì di sản được chia cho ông nội 50% còn lại 50% được chia cho ông bà ngoại. ii) Nếu còn cả những người trực hệ (bố, mẹ) và anh chị em ruột thì tất cả họ được hưởng phần bằng nhau. Ví dụ, A chết để lại di sản là 600 as, A không có con, cháu, bố mẹ đã chết trước mà chỉ còn ông nội, ông

84

ngoại, bà ngoại. Như vậy, ông nội sẽ được nhận 300 as, ông ngoại và bà ngoại được nhận 300 as.

- Hàng thừa kế thứ ba: Anh, chị, em cùng mẹ khác cha, cùng cha khác mẹ hoặc các cháu nếu cha, mẹ các cháu đã chết.

- Hàng thừa kế thứ tư: Những người huyết thống theo bàng hệ đến hàng thứ sáu trong đó nếu còn hàng gần sẽ loại hàng xa hơn.

Trong khi đó, trải qua từng giai đoạn phát triển của kinh tế - xã hội, pháp luật Việt Nam ngày càng đề cao mối quan hệ hôn nhân trong pháp luật về thừa kế. Theo quan niệm của người Việt Nam, hôn nhân là quan hệ gắn bó, gần gũi nhất giữa nam và nữ, cùng nhau xây dựng gia đình, tạo lập tài sản, do đó họ hoàn toàn có quyền được hưởng di sản của nhau khi một người chết trước. Điều 651 BLDS 2015 quy định 03 hàng thừa kế gồm:

- Hàng thừa kế thứ nhất: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

- Những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo pháp luật Việt Nam dựa trên cả ba mối quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng. Trong đó, những người thuộc bề trên gồm có: cha, mẹ; ngang bậc gồm có: vợ, chồng và bề dưới bao gồm các con. Hàng thừa kế thứ nhất có thể được bổ sung người thừa kế là con riêng, cha kế, mẹ kế được thừa kế theo pháp luật của nhau nếu họ có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con.

- Hàng thừa kế thứ hai gồm: Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, em ruột của người chết, cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.

- Hàng thừa kế thứ hai được hình thành dựa trên quan hệ huyết thống, bao gồm những người có quan hệ huyết thống trực hệ cùng một đời.

85

- Hàng thừa kế thứ ba gồm: Cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

- Hàng thừa kế thứ ba được quy định để dự liệu trường hợp không còn người thuộc hàng thừa kế thứ nhất và thứ hai. Những người ở hàng thừa kế thứ ba gồm nhiều thế hệ và nhiều bậc trên – dưới khác nhau theo quan hệ huyết thống. Trên thực tế rất hiếm trường hợp những người ở hàng thừa kế được hưởng thừa kế và việc lập hồ sơ đối với hàng thừa kế thứ ba gặp nhiều khó khăn so với việc lập hồ sơ đối với hàng thừa kế thứ nhất và thứ hai.

Quy định về ba hàng thừa kế theo pháp luật là bước tiến trong quá trình lập pháp Việt Nam, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người thừa kế có quan hệ hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng với người để lại di sản.

Pháp luật Việt Nam coi trọng quan hệ hôn nhân giữa người đàn ông và người phụ nữ, như vậy, không giống pháp luật La Mã cũng như pháp luật tại một số quốc gia khác trên thế giới, pháp luật Việt Nam đưa người vợ/chồng thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Pháp luật La Mã chỉ cho người vợ/chồng của người chết được nhận thừa kế khi không còn người thừa kế trong 04 hàng thừa kế hoặc có nhưng họ đều không nhận.

Bên cạnh đó, trong pháp luật La Mã, cha, mẹ đẻ của người chết được đưa vào hàng thừa kế thứ hai, tức là chỉ được thừa kế nếu hàng thừa kế thứ nhất không có hoặc không còn. Trong khi đó, pháp luật Việt Nam luôn coi trọng mối quan hệ nuôi dưỡng, huyết thống, chữ “hiếu” được đánh giá là đạo đức con người và người con phải có nghĩa vụ bắt buộc chăm sóc, nuôi dưỡng cha, mẹ ngay cả khi họ chết. Chính vì vậy, cha, mẹ của người chết thuộc hàng thừa kế thứ nhất.

86

Ngoài ra, pháp luật Việt Nam cũng dựa trên mối quan hệ nuôi dưỡng để xác định hàng thừa kế. Theo pháp luật Việt Nam, bố mẹ nuôi, con nuôi thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Trong khi đó, pháp luật La Mã không coi trọng quan hệ nuôi dưỡng, không quy định hàng thừa kế theo pháp luật của cha mẹ nuôi, con nuôi mà dựa vào di chúc để quyết định họ có được hưởng thừa kế hay không. Bởi lẽ, La Mã là quốc gia coi mối quan hệ huyết thống gần như tuyệt đối. Với người La Mã, người thân thiết với mình nhất là những người con, sau đó mới đến cha mẹ, anh chị em ruột thịt. Đối với anh chị em cùng cha khác mẹ sẽ chỉ thuộc hàng thừa kế thứ ba – sau cha mẹ, anh chị em ruột.

Một phần của tài liệu Sự tiếp nhận các giải pháp pháp lý của luật la mã trong chế định thừa kế ở việt nam (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)