Về thừa kế thế vị

Một phần của tài liệu Sự tiếp nhận các giải pháp pháp lý của luật la mã trong chế định thừa kế ở việt nam (Trang 115 - 116)

3.2. Một số kiến nghị trên cơ sở tiếp nhận các giải pháp pháp lý của luật

3.2.3.1. Về thừa kế thế vị

Những bất cập trong thực tiễn áp dụng các quy định về thừa kế thế vị trong BLDS 2015 nêu trên cho thấy chế định thừa kế thế vị cần phải được hoàn thiện và khắc phục những bất cập này để việc áp dụng các quy định này trong thực tiễn đạt hiệu quả, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân được tốt hơn. Những hạn chế đó là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc áp dụng không thống nhất trong việc giải quyết các vụ án liên quan đến thừa kế thế vị.

Thứ nhất, quyền thừa kế thế vị của cháu hoặc chắt không thể bị pháp luật tước bỏ khi mà giữa cha, mẹ và các con hoàn toàn chịu trách nhiệm hình sự với tư cách cá nhân và hành vi của họ lại hoàn toàn độc lập với nhau. Bởi lẽ, trách nhiệm hình sự chỉ được áp dụng đối với những người có hành vi phạm tội, tức là “chỉ người nào phạm một tội đã được BLHS quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự, do đó các cháu hoặc chắt của người để lại di sản không có nghĩa vụ gánh chịu những hành vi độc lập của cha mẹ gây ra trong quan hệ cụ thể này. Vì vậy, để đảm bảo quyền, lợi ích của các cháu của người để lại di sản, đặc biệt trong trường hợp cháu và chắt là người chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng không có khả năng lao động. Cho nên, BLDS cần quy định bổ sung trường hợp cháu và chắt vẫn được hưởng thừa kế thế vị trong trường hợp cha hoặc mẹ của cháu và chắt khi còn sống đã bị kết án về một trong các hành vi theo quy định tại khoản 1 Điều 621 BLDS 2015.

109

Thứ hai, Điều 652 BLDS 2015 hiện nay chưa dự liệu khả năng con của người để lại di sản khi còn sống từ chối nhận di sản của bố, mẹ hoặc bị bố, mẹ truát quyền thừa kế di sản thì cháu có được hưởng thừa kế thế vị hay không? Trong khi đó Điều 620 BLDS 2015 lại quy định người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản thừa kế. Do vậy, trong trường hợp này cần quy định con của người từ chối nhận di sản hay bị truất quyền thừa kế thì không được thừa kế thế vị để hưởng di sản của người để lại di sản vì khi một người đã từ chối hoặc bị truất quyền hưởng di sản thì tư cách thừa kế của người đó không còn nữa.

Một phần của tài liệu Sự tiếp nhận các giải pháp pháp lý của luật la mã trong chế định thừa kế ở việt nam (Trang 115 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)