Bất cập của thừa kế theo di chúc

Một phần của tài liệu Sự tiếp nhận các giải pháp pháp lý của luật la mã trong chế định thừa kế ở việt nam (Trang 101 - 107)

3.1. Một số bất cập của chế định thừa kế 2015

3.1.2. Bất cập của thừa kế theo di chúc

Thừa kế theo di chúc là việc dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người còn sống theo nội dung của bản di chúc mà người đó đã lập trước khi chết. Vấn đề thừa kế theo di chúc đã được quy định cụ thể từ Điều 624 đến Diều 648 của BLDS năm 2015. Sau đây là một số bất cập của BLDS năm 2015 về thừa kế theo di chúc:

Thứ nhất, về năng lực của chủ thể lâp di chúc

BLDS 2015 ghi nhận điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự và di chúc có phần khác nhau về năng lực chủ thể. Tại Khoản 1 Điều 117 BLDS 2015 quy định: “Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập”. Theo quy định này, năng lực chủ thể xác lập giao dịch bao gồm năng lực pháp luật và hành vi, cả hai đều được đề cập với tư cách là điều kiện bắt buộc để xác định hiệu lực của giao dịch, nhưng tại khoản 1 Điều 630 BLDS năm 2015 chỉ đề cập tới năng lực hành vi và sự tự nguyện của người lập di chúc: “Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép”. Có thể thấy sự thiếu sót tại Điều 630 BLDS năm 2015 khi quy định về điều kiện để di chúc hợp pháp có thể lý giải theo hướng, di chúc là một loại giao dịch nên khi không quy định cụ thể sẽ được áp dụng quy định chung về giao dịch để xem xét. Tuy nhiên, vấn đề cần đặt ra là cả quy định phần chung và phần riêng đều không ghi nhận hậu quả pháp lý cụ thể khi giao dich nói chung hoặc di chúc nói riêng vi phạm quy định về năng lực chủ thể xác lập.

Khoản 2 Điều 218 BLDS năm 2015 quy định: “Việc định đoạt tài sản chung hợp nhất được thực hiện theo thoả thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của pháp luật”. Như vậy, khi định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung thông qua các loại giao dịch có thể xảy ra hai trường hợp:

95

Một là, người định đoạt chỉ được định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình.

Hai là, việc định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung có thể dựa trên thoả thuận hoặc pháp luật quy định.

Tức là, xác lập các giao dịch định đoạt tài sản chung vẫn được chấp nhận khi có sự đồng ý của các đồng sở hữu. Điều này sẽ không có vấn đề gì bất cập nếu các chủ thể thực hiện đúng theo quy định. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành lại không ghi nhận hậu quả pháp lý để giải quyết triệt để quy định về các trường hợp:

+ Người xác lập giao dịch nói chung định đoạt tài sản chung hoặc cả tài sản của người khác không dựa trên thoả thuận hoặc quy định của pháp luật. Giao dịch được xác lập sẽ vô hiệu toàn bộ hay một phần?

+ Người lập di chúc định đoạt tài sản chung hoặc tài sản của người khác, thậm chí định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung khi được sự đồng ý của các đồng sở hữu chủ. Đối với các giao dịch thông thường, khi định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung mà có sự đồng ý của các đồng sở hữu thì vẫn được ghi nhận giá trị pháp lý, nhưng đối với di chúc, hiện tại quy định này chưa được ghi nhận. Bởi lẽ, di chúc vẫn chỉ được định nghĩa là ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Rõ ràng, đây là những hạn chế cần phải được hoàn thiện để cá nhân xác lập giao dịch nói chung và lập di chúc nói riêng.

Thứ hai, quy định về sự đồng ý lập di chúc

Về nội dung này, BLDS năm 2015 đã có những quy định thay đổi để đảm bảo tính phù hợp hơn so với các BLDS trước đó. Thay vì chỉ cần sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ cho đối tượng từ đủ mười lăm đến chưa đủ mười tám như các văn bản quy phạm pháp luật trước, khoản 2 Điều 625

96

BLDS năm 2015 quy định “Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc”. Điều này khẳng định một cách rõ ràng hơn, là cha, mẹ hoặc người giám hộ không được can thiệp vào nội dung di chúc của người từ đủ mười lăm đến chưa đủ mười tám tuổi. Quy định này thể hiện được sự phù hợp khi xét về bản chất của di chúc. Vì nội dung của di chúc phải là sự thể hiện ý chí của người thiết lập ra nó, cho nên quy định mới này là phù hợp. Tuy nhiên, quy định về sự đồng ý cho lập di chúc của cha, mẹ hoặc người giám hộ đối với loại di chúc của người từ đủ mười lăm đến chưa đủ mười tám là hợp lý nhưng vẫn chưa thuyết phục, bởi lẽ:

+ Một là, di chúc là một loại giao dịch trọng hình thức. Tức là pháp luật đề cao phương tiện ghi nhận sự thể hiện ra bên ngoài của ý chí hơn là những yếu tố mang tính ý niệm ở bên trong. Theo đó, việc lập di chúc cần thiết phải ghi nhận một cách rõ ràng hơn sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ về việc lập di chúc bằng hình thức cụ thể mà qua đó, có thể chứng minh được sự tồn tại của nó một cách đơn giản nhất. Vì di chúc có hiệu lực ở thời điểm người lập di chúc chết, nếu việc đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ về việc lập di chúc không rõ ràng thì có thể dẫn tới “sự không tồn tại bản di chúc” trong kết luận chứng minh. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền của người lập di chúc và đồng thời ảnh hưởng tới quyền, lợi ích của những người thừa kế được chỉ định trong di chúc.

+ Hai là, việc xác định phạm vi chủ thể đồng ý cho lập di chúc chưa bao quát được các trường hợp khác trong đời sống dân sự. Thực tế cho thấy, có trường hợp tại thời điểm người từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi lập di chúc chỉ có cha hoặc mẹ đơn thân hay cha hoặc mẹ biết việc lập di chúc của con và chỉ có một người đồng ý. Người còn lại có thể biết hoặc không biết về việc lập di chúc và chưa thể hiện sự đồng ý, và khi có tranh chấp, họ hoàn toàn có thể thể

97

hiện ý chí mình về việc chưa đồng ý. Rõ ràng, với quy định này, người từ đủ mười lăm đến chưa đủ mười tám tuổi chỉ có thể lập di chúc khi người này rơi vào một trong hai trạng thái: (i) phải có cả cha, mẹ và cả cha, mẹ phải đồng ý cho lập di chúc; (ii) có người giám hộ. Sự ghi nhận này hoàn toàn chưa đảm bảo được yếu tố khách quan và toàn diện vì nó có thể xâm phạm với quyền, lợi ích của một nhóm người trong xã hội.

Thứ ba, về người lập di chúc dưới mười lăm tuổi

Ngoài những độ tuổi về người lập di chúc được quy định rõ rang tại BLDS năm 2015, điều dễ nhận thấy là người dưới mười lăm tuổi không được lập di chúc. Tuy nhiên, cách thể hiện của quy định này chưa thật rõ vì BLDS năm 2015 chỉ đề cập tới hai chủ thể là người trên 18 tuổi và người từ đủ 15 đến chưa đủ mười tám. Trong khi đó, những vấn đề liên quan đến các chủ thể có độ tuổi dưới mười lăm lại được quy định rải rác ở các điều luật khác. Ví dụ: người dưới 6 tuổi, hoặc từ đủ 6 tuổi đến dưới 15 tuổi không được lập di chúc nhưng không được quy định cụ thể là suy luận từ khoản 2, 3 Điều 21 BLDS năm 2015 hay trường hợp người bị hạn chế về mặt thể chất, họ không xuất hiện trong Điều 625 BLDS năm 2015 nhưng lại xuất hiện tại khoản 3 Điều 630 BLDS năm 2015 với địa vị pháp lý giống chủ thể được quy định tại Điều 625 BLDS năm 2015.

Thứ tư, về di chúc miệng

Di chúc miệng đươc quy định tại Điều 629 và khoản 5 Điều 630 như sau:

“Điều 629. Di chúc miệng

1. Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.

98

2. Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.

Điều 630. Di chúc hợp pháp

[…]5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.”

Theo khoản 5 Điều 630 thì di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ, tuy nhiên, trên thực tế, việc thực hiện được quy định này rất khó. Có thể hiểu việc quy định như vậy của pháp luật là nhằm bảo đảm tính minh bạch, khách quan, rõ ràng của việc lập di chúc miệng nhưng lại khá khó khăn trong việc áp dụng vào thực tế.

Thứ năm, cách đặt điều kiện minh mẫn, sáng suốt đối với người lập di chúc là chưa thực sự logic và khoa học

Theo diểm a khoản 1 Điều 630 của BLDS 2015 quy định về điều kiện di chúc hợp pháp: “a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc, không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép”. Theo đó, người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép nhưng căn cứ nào để xác định được người lập di chúc tại thời điểm lập di chúc là minh mẫn, sáng suốt? Ngoài ra, cũng rất khó để xác định được người lập di chúc có bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép hay không? Như vậy nội dung

99

của điều khoản này không cụ thể có thể dẫn đến việc áp dụng sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, nếu có tranh chấp xảy ra cũng sẽ rất khó để giải quyết được thỏa đáng.

Thứ sáu, bất cập tại khoản 1 Điều 644 BLDS 2015

Cụ thể tại khoản 1 Điều 644 BLDS 2015 quy định: “Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó…”.

Hiện tại, chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể nên thực tiễn vẫn tồn tại các quan điểm khác nhau về vấn đề người lập di chúc “…chỉ cho hưởng ít hơn hai phần ba suất đó…”. Có quan điểm cho rằng người lập di chúc có cho các đối tượng trên được hưởng thừa kế, nhưng phần mà họ được hưởng theo di chúc ít hơn hai phần ba của một suất thừa kế theo pháp luật thì sẽ được hưởng đủ hai phần ba một suất theo pháp luật.

Một vấn đề nữa, xét về câu chữ thì cụm từ “không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó” được hiểu là sự thể hiện ý chí của người lập di chúc trong việc không cho hoặc chỉ cho người thừa kế được hưởng ít hơn hai phần ba một suất thừa kế theo pháp luật.

Qua phân tích, có thể thấy những bất cập trong các quy định của Bộ Luật Dân sự 2015 về thừa kế theo di chúc còn khá nhiều, gây khó khăn trong thực tiễn thực hiện, áp dụng luật.

100

Một phần của tài liệu Sự tiếp nhận các giải pháp pháp lý của luật la mã trong chế định thừa kế ở việt nam (Trang 101 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)