Kiến nghị về thừa kế theo di chúc

Một phần của tài liệu Sự tiếp nhận các giải pháp pháp lý của luật la mã trong chế định thừa kế ở việt nam (Trang 113 - 115)

3.2. Một số kiến nghị trên cơ sở tiếp nhận các giải pháp pháp lý của luật

3.2.2. Kiến nghị về thừa kế theo di chúc

Từ những bất cập về thừa kế theo di chúc nêu trên, cùng với sự tiếp nhận từ luật La Mã, tác giả có những kiến nghị sau:

- Một là, quy định về người lập di chúc:

+ Người từ đủ mười tám tuổi trở lên không bị mất năng lực hành vi dân sự có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình.

+ Người từ đủ mười lăm đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

+ Người dưới mười lăm tuổi không được quyền lập di chúc. - Hai là, quy định về hợp pháp đối với người lập di chúc:

107

+ Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; thực hiện quyền lập di chúc trong phạm vi giới hạn luật định; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép.

+ Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập bằng văn bản khi có sự đồng ý bằng văn bản về việc lập di chúc của cha và mẹ hoặc người giám hộ. Trường hợp người lập di chúc chỉ có cha hoặc mẹ tại thời điểm lập di chúc thì chỉ cần có sự đồng ý bằng văn bản của một người nhưng người còn lại phải rơi vào trạng thái không thể biết việc lập di chúc đó không do lỗi của mình.

+ Di chúc của người bị hạn chế về thể chất, của người không biết chữ hoặc có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi do người được người này chỉ định lập thành văn bản trước mặt ít nhất hai người làm chứng phải có công chứng hoặc chứng thực.

- Ba là, quy định về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc:

+ Sửa đổi, thay thế từ “cho” trong cụm từ “chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó” bằng từ “được” tại khoản 1 Điều 644 BLDS 2015. Cụ thể: “Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ được hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó…” Nếu như cụm từ “chỉ cho hưởng…” đa số các trường hợp thể hiện sự chủ động của người lập di chúc trong việc định đoạt tài sản trong di chúc, chưa bao quát được trường hợp người thừa kế được hưởng thừa kế theo pháp luật, vì vậy, không thể hiện được bản chất của điều luật. Trong khi đó, cụm từ “chỉ được hưởng…” thể hiện được bản chất, mục đích của điều luật là bất kỳ trường hợp nào nếu

108

người thừa kế bắt buộc được hưởng thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc cả theo di chúc và theo pháp luật.

+ Thống nhất trong cách phân chia di sản trong trường hợp người thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc “đã được hưởng di sản nhưng chưa đủ hai phần ba giá trị của một suất thừa kế theo pháp luật”.

Một phần của tài liệu Sự tiếp nhận các giải pháp pháp lý của luật la mã trong chế định thừa kế ở việt nam (Trang 113 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)