Một số nguyên tắc trong quyền thừa kế

Một phần của tài liệu Sự tiếp nhận các giải pháp pháp lý của luật la mã trong chế định thừa kế ở việt nam (Trang 49 - 58)

2.2. Sự tiếp nhận và thay đổi trong chế định thừa kế ở Việt Nam

2.2.1. Một số nguyên tắc trong quyền thừa kế

Trong các quy định của văn bản pháp luật, nguyên tắc được coi là kim chỉ nam mà theo đó các quy định này không được trái với các nguyên tắc đã đặt ra. Trong đó, các nguyên tắc của quyền thừa kế được thể hiện một cách xuyên suốt không chỉ trong Hiến pháp mà còn trong nguyên tắc chung của BLDS và nguyên tắc riêng trong phần thừa kế. Trong pháp luật La Mã, nguyên tắc về quyền thừa kế cũng được quy định khá rõ nét, phần nào thể hiện được mối tương quan giữa kinh tế - xã hội và pháp luật.

43

Thứ nhất: Nguyên tắc pháp luật bảo hộ quyền thừa kế tài sản của cá nhân

Pháp luật La Mã luôn luôn thừa nhận quyền thừa kế tài sản của công dân La Mã. Nó được thể hiện rất cụ thể ngay tại những quy định đầu tiên về thừa kế. Đó là một công dân La Mã có thể phân chia tài sản của mình cho công dân La Mã khác sau khi chết theo bất cứ hình thức nào mà họ muốn. Điều này được thực hiện thông qua việc để lại một văn bản mà người La Mã gọi là “di chúc”. Pháp luật La Mã cũng bảo hộ nguyên tắc này được thể hiện một cách đúng đắn nhất nếu như quyền thừa kế không vi phạm pháp luật.

Tiếp thu từ nguyên tắc pháp luật bảo hộ quyền thừa kế tài sản của cá nhân trong luật La Mã, trong pháp luật Việt Nam, Điều 610 BLDS 2015 đã đưa ra nguyên tắc chung nhất, đó là “quyền thừa kế của cá nhân”. Nguyên tắc này thừa nhận chỉ cá nhân có quyền để lại di sản thừa kế; pháp luật bảo đảm quyền định đoạt của cá nhân đối với tài sản sau khi cá nhân đó chết thông qua việc lập di chúc. Trong trường hợp cá nhân không để lại di chúc thì tài sản của họ sẽ được chia theo pháp luật cho người thừa kế. Người thừa kế được pháp luật bảo đảm cho việc hưởng di sản của người chết để lại và di sản đó sẽ được chuyển giao quyền sở hữu cho người thừa kế.

Thứ hai: Nguyên tắc quyền định đoạt của người có tài sản

Quyền tự định đoạt của người có tài sản được thể hiện rất rõ trong pháp luật La Mã. Pháp luật La Mã tôn trọng quyền tự định đoạt tài sản của mỗi cá nhân. Theo đó, pháp luật La Mã quy định người chết có quyền viết di chúc để lại tài sản cho bất kì ai trong đó có thể là con cái, cháu, cha mẹ, anh em. Người để lại di sản thừa kế cũng có quyền lập di chúc để thả tự do cho các nô lệ của mình. Người thừa kế tôn vinh sự sắp đặt của người lập di chúc

44

bằng mọi cách, trong mọi trường hợp và phải hoàn thành đúng theo nguyện vọng của người lập di chúc.

BLDS Việt Nam năm 2015 luôn luôn bảo đảm và tôn trọng quyền định đoạt của người có tài sản và thể hiện tại Điều 609 BLDS, theo đó: “Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật”. Nguyên tắc này có nghĩa nếu người chết để lại di chúc (di chúc này phải hợp pháp) thì việc thừa kế sẽ tiến hành theo di chúc, theo sự định đoạt của người có tài sản mà trước lúc chết họ đã thể hiện ý chí của mình. Tuy nhiên, đây không phải là quyền tuyệt đối của cá nhân. Việc định đoạt tài sản của cá nhân sẽ bị hạn chế trong trường hợp họ không để lại di sản cho cha, mẹ; vợ, chồng; con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động.

Có thể nhận thấy, pháp luật La Mã được xây dựng từ rất sớm nhưng các nhà làm luật của La Mã đã đưa ra được những nguyên tắc vô cùng tiến bộ và hợp lí. Những nguyên tắc này không chỉ phù hợp với thời kì La Mã cổ đại mà còn phù hợp với cả hiện tại và cả tương lai sau này.

Mặc dù pháp luật La Mã và pháp luật Việt Nam có nhiều điểm tương đồng nhưng không thể không thấy pháp luật La Mã có nhiều điểm khác biệt so với pháp luật Việt Nam, nó thể hiện trên nhiều nguyên tắc:

Thứ nhất: Mọi cá nhân đều bình đẳng về thừa kế

Quyền bình đẳng trong quan hệ thừa kế được thể hiện như sau: Mọi cá nhân không phân biệt nam, nữ, tuổi tác, thành phần, tôn giáo, địa vị chính trị xã hội… đều có quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo luật.

45

Trong pháp luật Việt Nam, tại Điều 3 BLDS 2015 quy định: “Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản”

[2 ;tr8]. Đặc biệt, quyền này còn được nhấn mạnh tại Điều 610 BLDS 2015:

“Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật” [2; tr276]. Vợ, chồng đều được thừa kế của nhau; phụ nữ và nam giới đều hưởng thừa kế ngang nhau theo quy định của pháp luật; con trong giá thú và con ngoài giá thú, con nuôi và con đẻ đều được thừa kế bằng nhau nếu chia di sản thừa kế theo luật… Nguyên tắc bình đẳng là nguyên tắc hiến định “mọi người đều bình đẳng trước pháp luật”, bảo đảm cho mọi thành viên trong gia đình bình đẳng với nhau, cùng nhau đoàn kết, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc. Nguyên tắc bình đẳng về quyền thừa kế trong pháp luật Việt Nam thể hiện trong một số nội dung sau:

- Vợ chồng có quyền ngang nhau trong việc định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng trước khi chết;

- Vợ chồng có quyền hưởng di sản của nhau khi một bên chết trước; - Cha, mẹ có quyền ngang nhau trong việc hưởng di sản của con;

- Con trai và con gái, con trong giá thú và con ngoài giá thú, con đẻ và con nuôi đều có quyền hưởng di sản ngang nhau;

- Những người thân thích khác của người chết được hưởng di sản của người đó một cách ngang nhau nếu họ cùng một hàng thừa kế.

Trước đây pháp luật Việt Nam thời phong kiến luôn ghi nhận quyền gia chủ của người chồng trong gia đình và xem nhẹ vai trò của người phụ nữ cũng như những quyền lợi mà họ đáng được hưởng. Cũng vì vậy, pháp luật về thừa kế ở thời kỳ này thể hiện rõ nét về sự bất bình đẳng giữa vợ và chồng

46

trong việc định đoạt tài sản chung của vợ chồng. Pháp luật của Nhà nước ta hiện nay luôn ghi nhận và bảo đảm quyền bình đẳng của người phụ nữ trong mọi lĩnh vực. Việc đảm bảo cho người phụ nữ có quyền bình đẳng với nam giới (vợ bình đẳng với chồng) trong việc lập di chúc chung của vợ chồng. Theo Điều 663 BLDS 2005: “Vợ, chồng có thể lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung”, khoản 1 Điều 664 – “Vợ, chồng có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung bất cứ lúc nào”, khoản 2 Điều 664 – “Khi vợ hoặc chồng muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung thì phải được sự đồng ý của người kia; nếu một người đã chết thì người kia chỉ có thể sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản của mình”.

Tuy nhiên, khi BLDS 2015 được ban hành đã bỏ quy định về di chúc chung của vợ, chồng trong BLDS 2005 với nhiều lí do khác nhau như: sẽ giải quyết thế nào nếu vợ hoặc chồng sống lâu hơn 10 năm kể từ thời điểm người chồng hoặc vợ chết; hay trong trường hợp một người chết trước mà người kia muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế hay hủy bỏ thì giải quyết thế nào? Thực tế là thế, nhưng nếu như bỏ quy định về di chúc chung của vợ chồng mà không có điều khoản cấm thì lại có một câu hỏi đặt ra: Nếu như vợ chồng cứ muốn lập di chúc chung thì văn bản pháp luật nào sẽ điều chỉnh? Đây là một vấn đề cần phải nghiên cứu và xem xét kĩ.

Trong pháp luật La Mã lại có điểm khác biệt rất rõ nét. Tại La Mã, quyền của người phụ nữ không bình đẳng như người đàn ông, nó thể hiện rất rõ sự bất bình đẳng, phân biệt đối xử trong gia đình. Địa vị của người phụ nữ rất thấp, địa vị lớn nhất là gia chủ – thường là người chồng. Gia chủ có quyền định đoạt mọi công việc trong gia đình, người phụ nữ ngoài tài sản riêng có trước thời kì hôn nhân hoặc của hồi môn thì gần như là không có tài sản, mọi tài sản của người vợ làm ra đều thuộc về gia chủ. Chính vì sự phân biệt đối xử này mà trong pháp luật La Mã không trao quyền bình đẳng về thừa kế của

47

người vợ. Ngoài ra, sự bất bình đẳng còn thể hiện trong việc để lại di sản cho con trai và con gái. Tức là nếu người để lại di sản tước quyền hưởng di sản của con trai thì anh phải có lí do chính đáng, trong khi nếu tước quyền hưởng di sản của con gái thì không cần nêu lí do. Đây cũng là điểm khác biệt cơ bản nhất trong nguyên tắc thừa kế của pháp luật La Mã và pháp luật Việt Nam.

Thứ hai, sự khác biệt trong nguyên tắc tôn trọng quyền định đoạt của người có tài sản.

Trong BLDS Việt Nam năm 2015, cá nhân có quyền định đoạt tài sản của mình và chỉ bị hạn chế quyền này nếu họ không để lại tài sản cho cha, mẹ, vợ/chồng, con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động (Điều 644).

Còn ở La Mã thời kì cổ đại, Luật 12 bảng không hạn chế quyền định đoạt tài sản của người lập di chúc. Họ có quyền để lại hoặc không để lại tài sản cho vợ, con, hoặc cha mẹ. Pháp luật La Mã hạn chế quyền đối với người đàn ông nếu khi chết, họ chỉ để lại di chúc đối với một phần tài sản và không để lại di chúc với phần tài sản còn lại trừ khi anh là một người lính. Tuy nhiên, về sau pháp luật La Mã đã có sự sửa đổi, bổ sung khi hạn chế quyền định đoạt của người lập di chúc đặc biệt của gia chủ. Khi đó, người để lại di sản thừa kế bắt buộc phải để lại tài sản cho người con ruột của mình và người vợ góa nếu họ không có tài sản riêng hoặc không có của hồi môn để sống (gọi là kỷ phần bắt buộc).

Thứ ba, nguyên tắc người thừa kế là vĩnh viễn

Sự khác biệt rất rõ ràng trong nguyên tắc thừa kế của pháp luật La Mã đó là nguyên tắc Semel heres, semper heres – người được chỉ định là người thừa kế sẽ vĩnh viễn là người thừa kế. Điều này có nghĩa, luật pháp chỉ công nhận di chúc có điều kiện phát sinh, không công nhận di chúc có điều kiện

48

đình chỉ. Ví dụ một di chúc có nội dung sau: “Tôi cho con tôi là A hưởng tài sản nếu nó trở thành quan chấp chính”. Trường hợp này, A vẫn là người được hưởng di sản thừa kế cả khi không trở thành quan chấp chính bởi vì điều kiện trong di chúc là điều kiện đình chỉ (chấm dứt) trái với nguyên tắc “người thừa kế là vĩnh viễn”.

Khác với pháp luật La Mã, trong khoản 4 Điều 626 BLDS 2015 quy định, người lập di chúc có quyền đưa ra điều kiện của việc hưởng di sản, tức là họ có quyền yêu cầu người thừa kế phải thực hiện nghĩa vụ nào đó nếu họ chấp nhận thừa kế. Ví dụ, ông A hoàn toàn có quyền lập di chúc với nội dung “ngôi nhà X sẽ thuộc về B nếu B chăm sóc C”. Điều này để đảm bảo cả B và C đều được hưởng lợi, nhất là trong trường hợp C không có khả năng quản lý tài sản.

Thứ tư, nguyên tắc thừa hưởng toàn bộ trong pháp luật La Mã

Trong pháp luật La Mã còn xuất hiện một nguyên tắc khác biệt hoàn toàn với pháp luật Việt Nam. Theo đó, di sản thừa kế chỉ có thể chia theo di chúc hoặc chia theo pháp luật. Pháp luật La mã không chấp nhận chia một phần di sản theo di chúc, một phần chia theo pháp luật trừ khi anh ta là một người lính. Tức là nếu người để lại di sản lập di chúc định đoạt một phần tài sản trong khối tài sản của anh ta và không định đoạt phần tài sản còn lại thì di chúc đó sẽ vô hiệu. Còn nếu người lập di chúc đó là một người lính, theo như đã phân tích ở trên, người lính trước khi ra trận có quyền lập di chúc trước toàn quân và không nhất thiết phải định đoạt toàn bộ tài sản của mình trong thời điểm đó.

Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam có sự linh hoạt hơn so với pháp luật La mã ở điểm này. Pháp luật Việt Nam cho phép người lập di chúc có quyền định đoạt một phần tài sản của mình trong di chúc và phần tài sản còn lại

49

không được định đoạt trong di chúc sẽ được chia theo pháp luật. Quy định này được thể hiện tại điểm a khoản 2 Điều 650 BLDS 2015: “Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với phần di sản không được định đoạt trong dí chúc”.

Thứ năm, nguyên tắc để lại thừa kế cả tài sản và nghĩa vụ theo hợp đồng.

Trong pháp luật La mã thời kỳ đầu đã có những nguyên tắc bắt buộc, nếu người thừa kế đồng ý nhận thừa kế thì anh ta cũng sẽ trở thành con nợ nếu người để lại di sản là con nợ. Có thể hiểu, một người thừa kế đồng ý nhận thừa kế tức là anh ta nhận cả di sản cũng như nghĩa vụ của người chết. Nếu người chết là chủ nợ thì người thừa kế cũng là chủ nợ, nếu người mất là con nợ của ai đó thì người thừa kế cũng đương nhiên trở thành con nợ và chủ nợ có quyền đòi nợ với người thừa kế. Pháp luật La mã còn quy định, người lập di chúc có quyền định đoạt nô lệ của anh ta sẽ trở thành con nợ và có nghĩa vụ trả nợ cho chủ nợ thay cho người thừa kế. Nói cách khác, di sản mà người để lại di sản thừa kế không đủ để trả nợ thì người thừa kế sẽ tiếp tục trả nợ cho đến khi số nợ được trả hết. Về sau Hoàng để Justinian nhận thấy việc quy định này không phù hợp, ông đã bỏ quy định về thừa kế nghĩa vụ hợp đồng của người thừa kế và quy định người thừa kế chỉ thực hiện nghĩa vụ trong phạm vi di sản mình được hưởng.

Bên cạnh việc tiếp nhận từ pháp luật La Mã cổ đại thì pháp luật Việt Nam đã có nhiều điểm tiến bộ khi không giữ nguyên nguyên tắc mang tính cứng nhắc của luật La Mã thể hiện ở điểm:

- Pháp luật Việt Nam đã lồng ghép vấn đề bình đẳng, không phân biệt đối xử khi thừa nhận rằng tất cả mọi cá nhân đều có quyền bình đẳng như nhau về thừa kế không phân biệt giới tính, độ

50

tuổi, địa vị xã hội. Trong khi đó pháp luật La Mã không thừa nhận sự bình đẳng đó giữa con trai và con gái, giữa vợ và chồng, độ tuổi cũng như địa vị xã hội.

- Pháp luật Việt Nam đã thực hiện rất tốt nguyên tắc tôn trọng quyền định đoạt của người để lại tài sản. Theo đó di chúc hợp pháp sẽ được thực hiện hoàn toàn trừ khi di chúc không phù hợp với Điều 644 BLDS 2015. Như vậy, giới hạn quyền định đoạt của người lập di chúc cũng để đảm bảo các cá nhân khác, những người đáng lẽ được hưởng, được nhận sự quan tâm, chăm sóc lại không được nhận. Đây là điểm tiến bộ mà pháp luật Việt Nam đã

Một phần của tài liệu Sự tiếp nhận các giải pháp pháp lý của luật la mã trong chế định thừa kế ở việt nam (Trang 49 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)