Về thời hiệu thừa kế

Một phần của tài liệu Sự tiếp nhận các giải pháp pháp lý của luật la mã trong chế định thừa kế ở việt nam (Trang 98 - 101)

3.1. Một số bất cập của chế định thừa kế 2015

3.1.1.2. Về thời hiệu thừa kế

Xét về thời điểm ban hành thì thời hiệu về thừa kế không phải là quy định mới vì vấn đề này đã được đặt ra từ Pháp lệnh thừa kế 1990 sau đó là Bộ luật dân sự năm 1995, Bộ luật dân sự năm 2005, Bộ luật dân sự 2015. Nhưng nếu xét về hệ quả áp dụng của nó vào thực tiễn cuộc sống thì mấy năm gần đây, việc khởi kiện, khiếu nại về việc này đã làm cho vấn đề trở thành mới và thực sự bức xúc.

Điều 623 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

“1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể thừ thời hiệu mở thừa kế. hết thời hạn này thì di sản thuộc về người đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;

92

b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.

Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

3.Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 3 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế”.

Tại Giải đáp số 01/GĐ-TANDTC ngày 05/01/2018 hướng dẫn:

“Trường hợp người để lại di sản thừa kế chết trước năm 1987 mà hiện nay Tòa án mới thụ lý, giải quyết tranh chấp thì thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế là bất động sản được xác định thế nào?

Kể từ ngày Bộ luật Dân sự năm 2015 có hiệu lực thi hành, theo quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 688 Bộ luật Dân sự năm 2015, khoản 4, Điều 4, Nghị quyết số 02/2016/NQ-HĐTP ngày 30/6/2016 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cáo hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị quyết số 103/2015/QH13 ngày 25/11/2015 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật tố tụng dân sự và Nghị quyết số 104/2015/QH13 ngày 25/11/2015 của Quốc hội về việc thi hành Luật tố tụng hành chính thì từ ngày 01/01/2017, Tòa án áp dụng khoản 1, Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015 về thời hiệu thừa kế để thụ lý, giải quyết vụ án dân sự “tranh chấp về thừa kế tài sản”. Theo đó, thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia tài sản là 30 năm đối với bất động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế”.

Đối với trường hợp thừa kế mở trước ngày 10/9/1990 thì thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế là bất động sản được thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Pháp lệnh thừa kế năm 1990 và hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19/10/1990 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng một

93

số quy định của Pháp lệnh Thừa kế, cụ thể là: Thời hiệu khởi kiện được tính từ ngày 10/9/1990. Như vậy, tính đến ngày 11/9/2020, tất cả các vụ án khởi kiện chia di sản thừa kế là bất động sản đều hết thời hiệu khởi kiện.

Đồng thời, quy định tại khoản 2 và khoản 3, Điều 623 BLDS năm 2015 thì thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế và thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 3 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Trong trường hợp vụ án chia di sản thừa kế đã hết thời hiệu khởi kiện, nếu trong quá trình thụ lý giải quyết, không có đương sự nào đề nghị áp dụng thời hiệu theo quy định tại khoản 2 Điều 184 Bộ luạt tố tụng dân sự thì Tòa án có áp dụng thời hiệu chia thừa kế quy định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015 để đình chỉ việc giải quyết vụ án hay không? Nếu không áp dụng thời hiệu thì Tòa án có chia thừa kế không? Hiện nay vẫn chưa có Nghị quyết hướng dẫn của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vấn đề này nên thực tiễn giải quyết các vụ án chia di sản thừa kế chưa thống nhất.

Hiện nay Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) không quy định trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, nếu xét thấy vụ án đã hết thời hiệu khởi kiện, nguyên đơn không yêu cầu áp dụng thời hiệu khởi kiện thì trong qúa trình hòa giải, Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải có giải thích quyền yêu cầu áp dụng thời hiệu để bị đơn được biết và thực hiện quyền này hay không? Nếu giải thích quyền yêu cầu áp dụng thời hiệu mà việc bị đơn yêu cầu áp dụng sẽ gây thiệt hại cho nguyên đơn thì có vi phạm thủ tục tố tụng hay không? Hơn nữa Điều 70, 71, 72, 73 BLTTDS cũng không quy định các đương sự có quyền được quyền giải thích về thời hiệu khởi kiện và hậu quả của việc áp dụng thời hiệu khởi kiện.

94

Một phần của tài liệu Sự tiếp nhận các giải pháp pháp lý của luật la mã trong chế định thừa kế ở việt nam (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)