Thừa kế thế vị

Một phần của tài liệu Sự tiếp nhận các giải pháp pháp lý của luật la mã trong chế định thừa kế ở việt nam (Trang 93 - 97)

2.2. Sự tiếp nhận và thay đổi trong chế định thừa kế ở Việt Nam

2.2.5.2. Thừa kế thế vị

Trường hợp bố mẹ chết trước ông bà thì cháu thay thế vị trí của bố mẹ hưởng di sản của ông bà (thừa kế thế vị). Trường hợp này các cháu không phải là người nhận thừa kế thay cho bố mẹ mà cháu là người thừa kế nhận di sản của ông bà. Nếu các cháu chết trước ông bà thì các chắt thay thế vị trí đó để nhận di sản của các cụ. Thừa kế thế vị còn được coi là thừa kế đại diện. Trường hợp bố hoặc mẹ chết trước ông bà thì các cháu thay thế vị trí của bố mẹ sẽ nhận một suất thừa kế mà lẽ ra bố mẹ chúng còn sống sẽ được hưởng thừa kế.

Những người thừa kế thế vị không phải thừa kế di sản của bố mẹ mình chưa nhận của ông bà mà họ là người nhận thừa kế của ông bà. Cần phân biệt trường hợp thừa kế thế vị với thừa kế chuyển tiếp của bố mẹ chết mà chưa kịp nhận di sản của ông bà. Nếu bố mẹ chết sau ông bà nhưng chưa kịp nhận di sản của ông bà thì khi mở thừa kế phải xác định khối di sản của bố mẹ bao gồm tài sản riêng và tài sản thừa kế của ông bà. Phần di sản này có thể được chia theo di chúc hoặc theo pháp luật.

87

Pháp luật La Mã không có khái niệm thừa kế thế vị, tuy nhiên, pháp luật La Mã đã có những quy định về việc những người con của người con trai đã chết trước thời điểm mở thừa kế có quyền thừa kế thay cho cha mình. Nói cách khác, cháu nội có quyền thừa kế phần di sản mà bố cháu lẽ ra được hưởng nếu bố không mất. Trường hợp này các cháu không phải là người nhận thừa kế thay cho bố mẹ mà cháu là người thừa kế nhận di sản của ông bà. Nếu các cháu chết trước ông bà, thì các chắt thay thế vị trí đó để nhận di sản của các cụ. Trong pháp luật La Mã cũng quy định, việc thừa kế thế vị này chỉ được công nhận nếu người cha đã chết vẫn nằm trong đối tượng nhận thừa kế. Pháp luật La Mã cũng công nhận quyền hưởng di sản của người con sinh ra sau khi người cha chết.

Pháp luật La Mã quy định cụ thể phần di sản mà những người cháu được lấy khi cha của chúng chết. Nếu người để lại di sản có con trai và con của người con trai đã chết thì người con trai này sẽ lấy một nửa di sản và những người con của người con trai đã chết lấy một nửa khác.

Pháp luật Việt Nam quy định các điều kiện cần thoả mãn khi áp dụng thừa kế thế vị: 1) những người thừa kế thế vị nhau phải là những người thuộc mối quan hệ thừa kế, 2) trong hàng thừa kế thứ nhất (quan hệ giữa cha mẹ và con), trong đó người thế vị phải là người đời sau (con thế vị cha mẹ nhưng cha mẹ không được thế vị con).

Như vậy, việc thế vị là mối liên hệ giữa hai bên, một bên được coi là người được thừa kế thế vị (gồm cha hoặc mẹ đẻ), một bên được coi là người thừa kế thế vị (gồm các con đẻ); thứ hai, giữa họ phải có quan hệ huyết thống trực hệ (chỉ có con đẻ thay thế vị trí của cha mẹ đẻ); thứ ba, người thừa kế thế vị chỉ đặt ra khi người được thừa kế thế vị chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản (cha mẹ chết trước hoặc chết cùng thời điểm với

88

ông bà hoặc các cụ); thứ tư, trong mối liên hệ giữa người để lại di sản với người được thừa kế thế vị thì người để lại di sản phải là người ở đời trước, người được thế vị là người đời sau; thứ năm, người thế vị phải là người còn sống vào thời điểm người được thế vị chết hoặc nếu sinh ra và còn sống sau thời điểm người được thế vị chết thì phải thành thai trước thời điểm người được thế vị chết.

89

Kết luận chƣơng 2

Có thể thấy, các nhà làm luật Việt Nam đã kế thừa những tinh túy trong pháp luật La Mã, đã cụ thể và chi tiết hơn các nguyên tắc ấy trong pháp luật của mình. Tuy nhiên, như đã phân tích chúng ta không tiếp nhận hoàn toàn một cách thụ động mà là sự tiếp thu có chọn lọc để phù hợp với xã hội Việt Nam, đồng thời loại bỏ những quy định lạc hậu trong pháp luật La Mã.

Pháp luật Việt Nam đã học hỏi nhiều từ pháp luật của Hoàng đế Justinian. Pháp luật Việt Nam quy định việc trả nợ chỉ giới hạn trong phạm vi di sản người chết để lại và nếu số di sản không đủ để thực hiện nghĩa vụ thì nghĩa vụ trả nợ sẽ được chấm dứt, người thừa kế không có nghĩa vụ trả nợ thay. Quy định này thể hiện rõ tính nhân đạo, nhân văn của pháp luật Việt Nam. Có thể nhận thấy rằng, pháp luật Việt Nam đã có nhiều sự học tập, kế thừa từ pháp luật La Mã cổ đại, thể hiện trong những điểm tương đồng cực kì rõ rệt. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam đã có nhiều điểm tiến bộ hơn so với pháp luật La Mã khi không giữ nguyên những nguyên tắc mang tính cứng nhắc của Luật La Mã.

Pháp luật Việt Nam cũng tiếp nhận từ pháp luật La Mã trong thời kỳ của Hoàng đế Justinian trong việc nếu người thừa kế chấp nhận hưởng thừa kế thì cũng chỉ phải thực hiện nghĩa vụ của người chết trong giới hạn di sản do người chết để lại.

Từ những phân tích qua sử dụng phương pháp so sánh trong phần trên có thể nhận thấy nhìn chung pháp luật La Mã ảnh hưởng sâu sắc và toàn diện đến hệ thống luật dân sự Việt Nam nói chung và chế định thừa kế nói riêng. Hầu hết các nguyên tắc trong luật La Mã đều được pháp luật Việt Nam nói chung và thừa kế nói riêng tiếp nhận.

90

CHƢƠNG 3: KIẾN NGHỊ TRÊN CƠ SỞ TIẾP NHẬN CÁC GIẢI PHÁP PHÁP LÝ CỦA LUẬT LA MÃ

Một phần của tài liệu Sự tiếp nhận các giải pháp pháp lý của luật la mã trong chế định thừa kế ở việt nam (Trang 93 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)