Bất cập của thừa kế theo pháp luật

Một phần của tài liệu Sự tiếp nhận các giải pháp pháp lý của luật la mã trong chế định thừa kế ở việt nam (Trang 107 - 108)

3.1. Một số bất cập của chế định thừa kế 2015

3.1.3. Bất cập của thừa kế theo pháp luật

3.1.3.1. Thừa kế thế vị

Thừa kế thế vị là một trường hợp phát sinh từ thừa kế theo pháp luật. Theo quy định tại Điều 652 BLDS năm 2015 thì: “Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống”.

Theo quy định này, thừa kế thế vị thực chất là việc con thay thế vị trí của bố hoặc mẹ để nhận thừa kế di sản từ ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, hoặc cụ nội, cụ ngoại, nếu bố hoặc mẹ chết cùng một thời điểm với những người nói trên. Nếu hiểu theo từng câu chữ của điều luật thì khi cha hoặc mẹ của cháu hoặc chắt không được quyền hưởng di sản của ông, bà hoặc cụ do có một trong các hành vi được nêu tại Khoản 1 Điều 621 BLDS 2015 sẽ kéo theo cháu hoặc chắt cũng không thể được thay thế vị trí của cha mẹ để hưởng di sản của ông, bà hoặc cụ.

Tại tiểu mục 4 Mục II Công văn số 64/TANDTC – PC ngày 03/4/2019 của TANDTC thì: “Thừa kế thế vị được hiểu là hưởng thay và đối tượng hưởng thay đã được quy định rõ là “phần di sản của cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống”. Trường hợp một người đã không đươc quyền hưởng di sản theo quy định tại Khoản 1 Điều 621 BLDS 2015 như bị kết án về hành vi ngược đãi nghiêm trọng người cha thì họ sẽ không được hưởng di sản của người cha. Như vậy, nếu họ còn sống khi cha chết thì họ cũng không được hưởng di sản thừa kế nên khồn có “phần được hưởng nếu còn sống” để cho người khác hưởng thế vị. Vậy cha mẹ của cháu hoặc chắt phải là người

101

được quyền hưởng di sản thì cháu hoặc chắt mới được hưởng thế vị thay cha, mẹ khi cha, mẹ chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều quan điểm không thống nhất với cách lý giải nêu trên, với lý do nhằm bảo vệ quyền hưởng di sản của cháu và chắt khi: (1) bản thân họ không bị Tòa án tước quyền hưởng di sản và (2) không bị người để lại di sản truất quyền hưởng di sản và (3) họ có năng lực pháp luật để thừa hưởng di sản hoặc (4) trường hượp cháu và chắt chưa thành niên hoặc đã thành niên mà không có khả năng lao động.

Ngoài ra, trong rường hợp những người có quyền hưởng thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm thì cháu, chắt của họ có được quyền thừa kế thế vị hay không? Vấn đề này có nhiều cách hiểu khác nhau. Có quan điểm cho rằng BLDS đã quy định thừa kế thế vị trong trường hợp con, cháu của người để lại di sản chết trước người để lại di sản thì đương nhiên trong trường hợp chết cùng cũng được hưởng vì khái niệm chết trước rộng hơn khái niệm chết cùng. Nhưng cũng có nhiều quan điểm cho rằng việc thừa kế thế vị chỉ áp dụng đối với trường hợp con, cháu của người để lại di sản chết trước người để lại di sản; đối với con, cháu của người để lại di sản chết cùng thời điểm với người để lại di sản thì không đặt ra vấn đề thế vị (theo đúng câu chữ của điều luật). Do có nhiều cách hiểu khác nhau nên việc áp dụng pháp luật không được thống nhất trong việc giải quyết các tranh chấp về thừa kế.

Một phần của tài liệu Sự tiếp nhận các giải pháp pháp lý của luật la mã trong chế định thừa kế ở việt nam (Trang 107 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)