NHIỆM VỤ CỦA CÁC THÀNH VIÊN TRONG CỘNG ĐỒNG

Một phần của tài liệu CÁC RỐI LOẠN TƯ DUY pdf (Trang 106 - 108)

1. Đối với các bộ y tế cơ sở

1.1. Thái độ tiếp xúc

1.1.1. Những điều nên làm

- Đối xử với bệnh nhân tâm thần như những người bình thường. - Khi tiếp xúc nên tạo không khí thân mật.

- Nên lắng nghe ý kiến trình bày của bệnh nhân.

- Bạn nên nhớ rằng bệnh nhân tâm thần họ còn nhận thức được thái độ của họ và có tình cảm, sở thích riêng, chúng ta nên tôn trọng họ.

1.1.2. Những điều không nên làm

- Sợ, ghê tởm, khinh bỉ bệnh nhân nên không muốn tiếp xúc. - Tức giận, ruồng bỏ họ vì sợ bệnh nhân làm phiền bạn. - Lấy bệnh nhân làm trò đùa, diễu cợt bệnh nhân. - Không tin vào những điều bệnh nhân nói. 1.2. Nhiệm vụ của cán bộ y tế tại cộng đồng

Xác định được số người mắc bệnh tâm thần trong địa bàn mà bạn quản lý .Thông qua

điều tra, thăm khám hoặc tiếp nhận từ tuyến trên chuyển về, lập hồ sơ quản lý điều trị ngoại trú .

1.2.1. Sơ cứu ban đầu người mắc bệnh tâm thần

Trường hợp kích động, có ý tưởng hay hành vi toan tự sát, căng trương lực không chịu

ăn ưống... Bạn cần yêu cầu sự giúp đỡ của người thân bệnh nhân, khống chế xử trí ban đầu và chuyển bệnh nhân lên tuyến chuyên khoa điều trị.

1.2.2. Chuyển bệnh nhân đến cơ sở điều trị

Sau khi đã xác định bệnh nhân tâm thần, sơ cứu cần thiết, bạn nên chuyển bệnh nhân

đến phòng khám càng sớm càng tốt, Nếu bạn có điều kiện thì nên cùng gia đình bệnh nhân và bệnh nhân đến phòng khám chuyên khoa.

Những trường hợp sau nên khuyên gia đình bệnh nhân đến khám chuyên khoa:kích

động dữ dội, rối loạn hành vi nặng, trầm cảm có hành vi tự sát, căng trương lực ...

1.2.3.Theo dõi kiểm tra điều trị ngoại trú

- Kiểm tra việc uống thuốc theo y lệnh, uống hết thuốc hay tự ý giảm hoặc tăng liều . - Theo dõi tiến triển bệnh như thế nào .

- Bệnh nhân bắt đầu làm việc, tiếp xúc, sinh hoạt trong gia đình, xã hội từ lúc nào ? - Bệnh có thường xuyên đến bác sỹ khám bệnh hay không ?

1.2.4. Giáo dục sức khỏe tâm thần

- Tư vấn cho tất cả các thành viên trong gia đình về nguyên nhân, cách điều trị, dự

phòng và tái thích ứng xã hội đối với bệnh nhân tâm thần là rất cần thiết .

- Nói cho họ biết về các thông tin bệnh tâm thần, những vấn đề vượt quá sự hiểu biết của bạn thì bạn cần hỏi thêm bác sỹ chuyên khoa.

- Bạn có thể gợi ý cho gia đình biết những tác dụng không mong muốn của thuốc an thần kinh để khi có thể xảy ra gia đình không hốt hoảng .

- Giáo dục bệnh nhân và gia đình tuân thủđiều trị.

- Đối với những bệnh nhân điều trị có kết quả, nó là cơ sở cho bạn tuyên truyền giáo dục cộng đồng tốt nhất .

2. Đối với cộng đồng xã hội và gia đình

Đặc điểm bệnh nhân tâm thần có khuynh hướng xa lánh dần xã hội, mất dần thói quen nghề nghiệp, tự ti mặc cảm, bởi vậy cộng đồng xã hội và gia đình cần phải giúp đỡ họ thoát khỏi tình trạng trên .

2.1. Đối với cộng đồng xã hội

Cần hiểu biết về bệnh tâm thần và tích cực tham gia vào việc chữa bệnh và phục hồi chức năng cho bệnh nhân .

Tạo điều kiện xây dựng cơ sở y tế, trang thiết bị, thuốc chữa bệnh, chếđộ chăm sóc cả

vật chất lẫn tinh thần cho bệnh nhân .

Phục hồi chức năng giao tiếp, tạo điều kiện cho bệnh nhân vui chơi giải trí như mọi người. Tôn trọng và lắng nghe ý kiến của bệnh nhân không nên tranh luận. Giúp đỡ họ khi họ

gặp khó khăn .

Phục hồi chức năng lao động, tạo cho bệnh nhân có việc làm phù hợp với khả năng của họ. Mục tiêu là làm sao người bệnh cảm thấy mình vẫn là người có ích, không đặt cao chất lượng và năng suất lao động đối với bệnh nhân .

2.2. Đối với gia đình

Cần làm những việc giúp bệnh nhân :

- Gia đình cần có thái độ xem bệnh nhân như những thành viên khác, không phân biệt

đối xử.

- Gia đình cần chấp nhận những hành vi kỳ dị của người bệnh, cần tỏ rõ tình thương đối với bệnh nhân, làm như vậy người bệnh mới có cảm giác mình được đảm bảo yêu thương.

Khuyến khích bệnh nhân làm một số công việc trong gia đình, hoặc tạo cho họ có việc làm mới phù hợp với khả năng của bệnh nhân. Không để cho bệnh nhân ngồi không.

Cần kiên trì giúp đỡ bệnh nhân, không bi quan chán nản.

Không nên cưỡng ép, giận dữ, nên dịu dàng hướng dẫn bệnh nhân trong xử sự giao tiếp Không nên phê bình ngay khi bệnh nhân sai trái, tránh tranh cải, lý lẻ, trừng phạt mà nên dịu dàng khuyên bảo từ từ .

Nếu bệnh nhân sa sút không tự phục vụ bản thân được thì gia đình nên đôn đốc, giúp

đỡ bệnh nhân trong những công việc: ăn uống, vệ sinh cá nhân, mặc quần áo đi lại trong làng, ngoài phố, uống thuốc theo y lệnh ...

Định kỳđến bác sỹ khám bệnh, điều chỉnh liều thuốc cho phù hợp tình trạng bệnh lý .

Một phần của tài liệu CÁC RỐI LOẠN TƯ DUY pdf (Trang 106 - 108)