ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG

Một phần của tài liệu CÁC RỐI LOẠN TƯ DUY pdf (Trang 85 - 88)

1. Lon thn thc th cp

1.1.Đặc điểm chung

- Là rối loạn tâm thần cấp diễn, xuất hiện đồng thời với những tổn thương não hoặc các rối loạn chuyển hoá, thể dịch do nhiễm trùng, nhiễm độc cấp. (trừ nhiễm độc cấp do rượu, ma tuý).

1.2. Lâm sàng

Được thể hiện bằng những dấu hiệu đặc trưng.

- Kích động đột ngột giống động kinh.

- Các rối loạn tâm thần khác cũng cấp diễn nhưảo giác cấp, hoang tưởng cấp... với nội dung đa dạng.

- Tình trạng rối loạn ý thức và rối loạn các hoạt động tâm thần khác dao động trong ngày, thường nặng lên về chiều và đêm.

- Thời gian thì phần lớn mất đi nhanh, đa số trong vòng 1 đến 4 tuần.

2. Lon thn thc tn kéo dài

2.1. Đặc điểm chung

- Các triệu chứng rối loạn tâm thần thường liên quan trực tiếp đến tổn thương thực thể. - Tiến triển của những rối loạn tâm thần liên quan đến sự tiến triển của bệnh cơ thể. - Trên lâm sàng cũng như trong tiền sử không có các rối loạn tâm thần nội sinh hoặc stress cấp.

- Thời gian tiến triển thường vài tuần đến vài tháng, tuỳ thuộc vào tiến triển bệnh cơ

thể.

2.2. Các thể lâm sàng thường gặp

2.2.1. Thểảo giác thc tn

- Có đầy đủ tiêu chuẩn trong phần đặc điểm chung của LT thực tổn kéo dài. - Trên lâm sàng bệnh nhân không có rối loạn ý thức.

- Bệnh cảnh lâm sàng nổi bật là ảo giác kéo dài, dai dẳng với nội dung đa dạng.

- Có thể xuất hiện hoang tưởng nhưng không chiếm ưu thế và hoang tưởng cũng chỉ được hình thành trên nền tảng của ảo giác.

- Các rối loạn tâm thần khác như cảm xúc, tư duy, hành vi tác phong không bị rối loạn nặng nề và chiếm ưu thế trong bệnh cảnh.

2.2.2. Ri lon căng trương lc thc tn

- Có bằng chứng rõ ràng về thương tổn thực thểở não hoặc bệnh cơ thểđủ khả năng gây loạn thần.

- Lâm sàng nổi bật tình trạng sững sờ bán bất động hoặc bất động. Có thể có dấu hiệu

định hình như dấu uốn sáp, gối không khí, giữ nguyên tư thế, trương lực cơ tăng. Có thể xen kẽ kích động với những động tác định hình đơn điệu.

- Trên lâm sàng có thể xen kẽ tình trạng kích động và bất động căng trương lực. - Bệnh nhân phủđịnh khó tiếp xúc, khó hợp tác.

- Ý thức có thể rối loạn với nhiều mức độ khác nhau, như u ám ngủ gà, lú lẫn, mê sảng... - Trong thể căng trương lực thực thể này cần phải được phân biệt để loại trừ các bệnh lý căng trương lực trong bệnh tâm thần phân liệt và sững sờ phân ly.

2.2.3. Ri lon hoang tưởng thc tn

- Phải đáp ứng đầy đủđặc điểm chung của loạn thần thực tổn kéo dài. - Bệnh cảnh lâm sàng nổi bật là hoang tưởng các loại, kéo dài dai dẳng. - Có thể xen kẽ xuất hiện ảo giác, căng trương lực....

- Không rối loạn ý thức.

Đối với thể hoang tưởng thực tổn cần phân biệt với : - Rối loạn loạn thần cấp giống phân liệt.

- Rối loạn hoang tưởng dai dẳng. - Tâm thần phân liệt.

- Loạn thần do rượu và các chất ma tuý.

2.2.4. Ri lon cm xúc thc tn

- Có bằng chứng về bệnh thực thể và đáp ứng đủ tiêu chuẩn tiêu chuẩn của loạn thần thực tổn kéo dài.

- Bệnh cảnh lâm sàng nổi bật là rối loạn khí sắc với các hội chứng hưng cảm, trầm cảm, loạn cảm.

- Những rối loạn khí sắc có thể riêng biệt, có thể hỗn hợp và thường không điển hình với các mức độ nặng nhẹ khác nhau.

2.2.5. Ri lon lo âu thc tn

- Bệnh cảnh có nhiều triệu chứng lo âu lan toả, hoảng sợ.

2.2.6. Ri lon phân ly thc tn

- Trên lâm sàng đáp ứng đầy đủ 2 tiêu chuẩn của một rối loạn tâm thần thực tổn và tiêu chuẩn của một rối loạn phân ly. Nghĩa là trên cơ sở của một tổn thương thực thể được xác

định, bệnh cảnh có thể là cấp tính, có thể là mãn tính, xuất hiện kèm theo yếu tố tâm lý (stress cấp hoặc mãn). Đột ngột xuất hiện những rối loạn đơn độc, những rối loạn này có phần giống nhau, nhưng có phần khác các triệu chứng tổn thương thực thể.

- Các triệu chứng đơn độc cấp diễn này nếu sử dụng liệu pháp điều trị bằng tâm lý thì sự đáp ứng điều trịđáng kể.

Nhưng các triệu chứng thuộc về tổn thương thực thể không có kết quả.

- Trong quá trình theo dõi và điều trị khi phát hiện thêm trên bệnh nhân có những triệu chứng nghi ngờ khác với những tổn thương thực thể gây ra thì điều cần thiết phải áp dụng liệu pháp tâm lý nhằm loại bỏđi những triệu chứng cơ năng để có thể làm giảm bớt tính phức tạp của tình trạng bệnh lý.

2.2.7. Ri lon cm xúc không n định (suy nhược) thc tn

- Bệnh cảnh lâm sàng được biểu hiện bằng một bệnh cơ thể rõ ràng. Kèm theo là những rối loạn đặc trưng của một hội chứng suy nhược.

- Biểu hiện bằng tình trạng biến đổi cảm xúc, cảm xúc không ổn định, lo âu, suy nhược mệt mỏi, đau đầu rối loạn giấc ngủ, rối loạn cảm giác bản thể, rối loạn thần kinh thực vật, giảm nhớ, khó tập trung, hay lãng quên... Tóm lại là kèm theo với bệnh thực thể là hội chứng suy nhược thần kinh.

2.2.8. Ri lon nhn thc nh

- Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là sự giảm sút dần các hoạt động nhận thức, tư duy giảm sút, khó khăn trong học tập, khó tập trung, trí nhớ giảm,

Ngoài các thể lâm sàng thường gặp như mô tảở trên các rối loạn tâm thần khác không

IV. CHẨN ĐOÁN

Do các rối loạn tâm thần thực tổn đa dạng nên mỗi bệnh lý đều có những tiêu chuẩn chẩn đoán riêng theo bảng phân loại bệnh quốc tế lần 10 (ICD 10). Nói chung trước một bệnh cảnh rối loạn tâm thần, các triệu chứng xuất hiện sau một bệnh não hay của một bộ phận cơ

thể nào đó, không phát hiện sang chấn tâm lý đủđể gây loạn thần, các triệu chứng không đặc trưng cho tâm thần phân liệt hoặc một bệnh lý loạn thần nội sinh nào khác thì ta chẩn đoán là rối loạn tâm thần thực tổn với những nguyên tắc sau:

- Bằng chứng có bệnh não gây tổn thương hoặc loạn chức năng của não. Hoặc có một bệnh cơ thể kết hợp.

- Có mối quan hệ về thời gian (trong vòng vài tháng) giữa sự phát triển của các rối loạn tâm thần và bệnh cơ thể

- Khi bệnh lý thực thể thuyên giảm thì các rối loạn tâm thần cũng thuyên giảm theo - Không có bằng chứng của một bệnh lý tâm thần do stress hoặc trong tiền sử gia đình có bệnh lý tâm thần nội phát.

Một phần của tài liệu CÁC RỐI LOẠN TƯ DUY pdf (Trang 85 - 88)