BIỂU HIỆN LÂM SÀNG

Một phần của tài liệu CÁC RỐI LOẠN TƯ DUY pdf (Trang 61 - 63)

Tên lâm sàng kích động thường xuất hiện dưới hai hình thức, đó là cơn kích động và trạng thái kích động, mỗi nguyên nhân kích động cũng có những đặc thù riêng.

1. Cơn kích động

Cơn kích động có thời gian kéo dài ngắn, có thể xuất hiện trên nền tảng của bất kỳ một bệnh lý nào, nó ít liên quan đến các quá trình nội phát mà chủ yếu do các phản ứng tâm lý, ta có thể hiểu được nguyên nhân của cơn kích động. Cơn kích động thường xuất hiện ở những người dễ bị kích thích, không làm chủđược bản thân như do sa sút trí tuệ, chậm phát triển trí tuệ, biến đổi nhân cách do động kinh. Cơn kích động có thể xuất hiện dưới dạng kích động giận dữ, kích động lo âu, cơn rối loạn vận động phân ly, cơn tăng thở ...

2. Trạng thái kích động

Là tình trạng kích động tương đối dài, do bệnh lý tâm thần gây ra, thường gặp trong các bệnh loạn thần nội phát, gồm các loại sau:

- Kích động hưng cảm: ngoài trạng thái kích động, tư duy và cảm xúc của bệnh nhân

đều hưng phấn.

- Kích động do hoang tưởng ảo giác chi phối: cường độ kích động tuỳ thuộc thay đổi theo nội dung và mức độ trầm trọng của hoang tưởng, ảo giác.

- Kích động do tâm thần phân liệt: kích động có tính chất xung động, không lường trước

được, thường do hoang tưởng, ảo giác chi phối.

- Kích động căng trương lực: kích động đột ngột, vô nghĩa và định hình, các động tác cứ

lập đi lập lại không nhằm một mục đích nào cả.

Ngoài ra trạng thái kích động còn gặp trong các bệnh loạn thần thực thể hoặc do nhiễm độc (hay gặp là do rượu), bệnh nhân kích động trong trạng thái lú lẫn.

IV. X TRÍ

Xử trí kích động phải tuỳ theo từng nguyên nhân một, cho nên trước hết ta phải khám kỹ, hỏi bệnh sử một cách chi tiết để xác định nguyên nhân, sau đó mới có thái độ xử trí thích hợp.

1. Tâm lý liệu pháp

Là phương pháp điều trị thích hợp cho kích động có căn nguyên tâm lý, trước hết phải cho bệnh nhân vào viện, nếu ta thấy bệnh nhân không nguy hiểm thì cởi trói, tiếp xúc một

cách từ tốn, trấn an bệnh nhân, giải thích và giúp cho bệnh nhân thoát ra khỏi hoàn cảnh sang chấn, thông thường khi được vào viện và với sự hiện diện của thầy thuốc cũng đã góp phần giúp cho bệnh nhân cảm thấy yên tâm và bình tĩnh hơn. Nếu bệnh nhân quá kích động ta phải sử dụng hoá liệu pháp ngay để cắt cơn kích động, cho bệnh nhân vào phòng cách ly nếu xét thầy bệnh nhân có khả năng gây nguy hiểm cho ngườì khác.

2. Hoá liệu pháp

- Nếu có thểđược, trước khi xử trí bằng thuốc ta phải khám kỹ nội khoa và thần kinh để

loại trừ chống chỉ định. Thuốc được sử dụng là các thuốc an thần kinh, thuốc bình thần, sự

chọn lựa loại thuốc cũng như liều lượng là tuỳ vào từng trường hợp một. Nguyên tắc chung là dùng thuốc đi từ liều thấp đến cao. Bao giờ cắt được cơn kích động thi dùng liều duy trì, khi bệnh nhân hết kích động, hợp tác điều trị thì ta chuyển sang thuốc uống với liều thích hợp. Sau đây là những bước xử trí cơ bản:

- Đối với những trường hợp kích động có căn nguyên tâm lý, cường độ vừa phải, ta dùng thuốc bình thần với liều lượng sau:

Diazepam 5mg x 2-6 viên/ngày

Nếu bệnh nhân không chịu uống, hoặc liều uống không cắt được cơn ngay ta dùng thuốc tiêm.

Diazepam 10mgx 1 ống TB.

- Đối với kích động mạnh do loạn thần: ta dùng thuốc an thần kinh kết hợp với thuốc bình thần.

Giờ 1:

Aminazin 25mg x 2-3 ống TB Diazepam 10mg x 1 ống TB

Giờ 2-3: nếu bệnh nhân không hết kích động thì tiêm bắp cho bệnh nhân một liều như

trên đến khi bệnh nhân ngủ yên.

Nếu bệnh nhân quá kích động ta có thể sử dụng Haloperidol 5mg x 2-4 ống/ngày.

Khi bệnh nhân hết kích động ta chuyển sang đường uống với liều lượng thích hợp. Trong quá trình điều trị ta phải lưu ý đến các tác dụng phụ do thuốc an thần kinh gây ra.

3. Choáng điện

Choáng điện là một liệu pháp điều trị bệnh tâm thần bằng cách cho một dòng điện chạy qua não bệnh nhân với một cường độ nhỏ nhất và trong một thời gian ngắn nhất đủđể gây ra một cơn co giật kiểu động kinh cơn lớn, sau cơn bệnh hồi phục dần, choáng điện có nhiều chỉ định khác nhau, trong đó kích động là một chỉđịnh hay được sử dụng. Choáng điện là một liệu pháp chỉ được thực hiện ở môi trường chuyên khoa, cụ thể được chỉ định cho những trường hợp kích động sau:

- Kích động trầm cảm có ý tưởng hoặc hành vi toan tự sát. - Kích động căng trương lực.

- Kích động mạnh không đáp ứng với các thuốc an thần kinh. - Bệnh nhân kích động có chống chỉđịnh đối với thuốc an thần kinh.

4. Cách quản lý bệnh nhân kích động tại bệnh phòng

Tốt nhất trong cơn kích động ta phải quản lý bệnh nhân ở phòng cách ly, phòng cách ly phải được thiết kế làm sao khỏi bị khuất tầm nhìn của nhân viên, nghĩa là nhân viên luôn quan sát được bệnh nhân để kịp thời can thiệp khi bệnh nhân có những hành vi nguy hiểm. Phòng cách ly phải ở khu vực yên tĩnh, tránh hiện tượng kích động dây chuyền, bệnh nhân phòng nầy kích động làm bệnh nhân ở những phòng khác kích động theo. Khu vực nầy hạn chế

người nhà ra vào, không cho bệnh nhân cũng như những ngườì tò mò vào xem. Phòng cách ly phải thoáng mát, bảo đảm ánh sáng, không bít bùng để tránh cho bệnh nhân có cảm giác bị

giam giữ, có phòng vệ sinh riêng, thời gian quản lý bệnh nhân ở phòng cách ly càng ngắn càng tốt, trong trường hợp bệnh nhân quá kích động ta có thể cố định bệnh nhân tại giường bằng dây to bản nhưng không được cốđịnh không quá 24 giờ, có nhiều trường hợp bệnh nhân càng kích động do phản ứng lại chuyện bịđưa vào phòng cách ly, khi cho bệnh nhân ra ngoài thì lại hết kích động.

5. Cách vận chuyển bệnh nhân kích động

Vận chuyển bệnh nhân tâm thần phải được thực hiện bằng xe chuyên dùng có cán bộ

chuyên khoa hộ tống để kịp xử trí mọi diễn tiến trên đường vận chuyển. Trong điều kiện hiện nay ta không thể yêu cầu đầy đủ phương tiện mà người thầy thuốc tại tuyến trước phải biết xử

trí sơ bộ, giải quyết các vấn đề cơ thể cho bệnh nhân vì cần phải chú ý rằng bệnh nhân kích

động thường không ngủ, không ăn uống nhiều ngày làm cơ thể suy kiệt, do kích động nên thường có nhiều vết xây xát ngoài da, về mặt tâm thần bệnh nhân phải được xử trí bằng các thuốc an thần kinh như trong phác đồđã nói ở trên, khi bệnh nhân ngủ yên ta cho bệnh nhân lên xe cứu thương thông thường hoặc một phương tiện chuyên chở cơ giới nào đó để chuyển bệnh nhân lên tuyến chuyên khoa, khi chuyển bệnh nhân đi cần có y tá và bác sĩđi kèm với

đầy đủ hồ sơ bệnh án và một cơ số thuốc an thần kinh cũng như các thuốc cấp cứu cần thiết khác để sử dụng khi cần thiết trên đường vận chuyển bệnh nhân, nếu bệnh nhân quá kích

động ta có thể cốđịnh bệnh nhân vào cáng

Một phần của tài liệu CÁC RỐI LOẠN TƯ DUY pdf (Trang 61 - 63)