PHÒNG TÁI PHÁT.

Một phần của tài liệu CÁC RỐI LOẠN TƯ DUY pdf (Trang 63 - 66)

Phòng tái phát những cơn kích động chủ yếu là phòng tái phát những bệnh lý gây kích

TÂM THN PHÂN LIT Mục tiêu học tập Mục tiêu học tập

1. Mô tảđược đặc đim lâm sàng ca tâm thn phân lit. 2. Phát hin được các triu chng ca tâm thn phân lit. 3. Chn đoán được bnh và th bnh .

4. Điu trịđược bnh tâm thn phân lit trong các giai đon ca bnh . 5. Biết cách qun lý bnh nhân tâm thn phân lit ti cng đồng.

I. ĐẠI CƯƠNG

1. Định nghĩa

Cho đến ngày nay chưa có một định nghĩa dứt khoát nào để khỏi gây ra bàn cãi về bệnh này. Vì vậy, điều bắt buộc phải thừa nhận đây là một khái niệm hơn là một bệnh chính thức và khái niệm này vẫn còn được tiếp tục bàn. Sự quan sát lâm sàng cho thấy tính không thuần nhất về mọi phương diện: triệu chứng, tuổi, di truyền, cách tiến triển, tiên lượng, đáp ứng

điều trịở một bệnh nhân được xếp vào bệnh này. Đây là một bệnh loạn thần nặng tiến triển từ

từ, có khuynh hướng mãn tính, căn nguyên hiện nay chưa rõ ràng, làm cho người bệnh dần dần tách khỏi cuộc sống bên ngoài, thu dần vào thế giới bên trong, làm cho tình cảm trở nên khô lạnh dần, khả năng làm việc, học tập ngày một giảm sút, có những hành vi ý nghĩ dị kỳ

khó hiểu.

Phân liệt được thể hiện với các đặc tính sau: - Triệu chứng học:

+ Hoang tưởng không có hệ thống

+ Các rối loạn về nhân cách: phân ly (thiếu hoà hợp), tự kỷ.

- Tiến triển: Tiến triển kéo dài và có nguy cơ tiến đến sự giảm sút toàn bộ nhân cách. - Bệnh xảy ra ở lứa tuổi từ 15 - 35.

2. Khái nim

Theo định nghĩa trên người ta nhận thấy đây là một bệnh "mạn tính và là một bệnh đáng sợ nhất trong các bệnh tâm thần”. Các triệu chứng rối loạn nặng nề nhân cách mà chính người bệnh bị cắt xén dần trong thế giới những người đang sống bằng cách làm mất hẳn ở người bệnh cái khả năng cơ bản để có thể giao tiếp với những người xung quanh.

Quan niệm hiện tại về tâm thần phân liệt rất mới, bệnh này dần dần dược tách ra khỏi tất cả các bệnh tâm thần trong thế kỷ trước. Sự hiện hữu trước những người rối loạn có thểđược xem như thuộc tâm thần phân liệt còn đang bàn cãi bởi nhiều tác giả.

Từ 1857, một tác giả Pháp Morel đã nêu ra với danh từ "sa sút sớm" để chỉ các trường hợp những thanh niên có hư hại trí tuệ tiến triển nhanh. Nhưng chính ởĐức mới thật sự có quan niệm hiện đại về tâm thần phân liệt. Như Kahlbaum năm 1863 đã viết về bệnh mà học trò của ông là Hecker đã gọi nó vào năm 1871 là "bệnh thanh xuân". Cũng như sa sút sớm của Morel, bệnh thanh xuân đến sau tuổi dậy thì và biểu hiện bằng một sự ngừng phát triển trí

tuệ dẫn đến sa sút. Năm 1874, Kahlbaum luôn luôn mô tả "căng trương lực", trong đó các rối loạn vân động là hàng đầu nhưng được phối hợp thêm với các rối loạn khí sắc và hoang tưởng.

Kraepeline, trong tác phẩm chủ yếu của mình ông cho rằng tâm thần học hiện đại là sự

thừa kế trực tiếp sẽ hợp nhất các mô tả khác nhau này và trong lần xuất bản thứ 6 "tác phẩm" của ông năm 1899. Đã gộp lại dưới danh từ "sa sút sớm" bệnh thanh xuân. Căng trương lực sa sút paranoid và các thểảo giác của paranoid.

Sa sút sớm của Kraepeline thừa nhận 2 tiêu chuẩn chính: triệu chứng học được đánh dấu bởi sự tan rã các chức năng trí tuệ, các rối loạn cảm xúc, hành vi ngôn ngữ, tư duy và tiến triển nặng dần đến sự sa sút trầm trọng sau cùng.

Eugen Bleuler (1857 - 1939), năm 1911 đề nghị thay danh từ "sa sút sớm" bằng danh từ

"tâm thần phân liệt một từ bắt nguồn dựa theo danh từ của Hy Lạp "schlzein" tách ra hoặc chia ra) và "phên" tinh thần, linh hồn) Bleuler muốn đặt một dấu cộng thêm cho sự quan trọng của sự chia cắt các chức năng tâm thần cũng như trên sự tiến triển sa sút. Ông cũng nhấn mạnh đến điều mà tâm thần phân liệt không tạo nên bởi một bản chất hoàn toàn dứt khoát mà nó là một tổng hợp các rối loạn tâm thần. "Tôi đặt tên sự sa sút sớm là tâm thần phân liệt bởi vì, như tôi muốn chứng minh sự chia cắt các chức năng tâm thần nhiều loại là một trong những tính chất rất quan trọng của nó. Để cho thuận lợi tôi dùng danh từở số ít mặc dù một nhóm gần như rất nhiều bệnh”.

Ở Pháp, một lập luận tương tự cũng được thực hiện tiếp theo Chasline, ông là người đặt sự thiếu hoà hợp vào nguồn gốc các biểu hiện lâm sâng của tâm thần phân liệt, chính sự thiếu hoà hợp này Bleuler trước kia mô tả là sự phân ly. Chaslin làm rõ ràng sự "thiếu hoà hợp" này qua những cử chỉ thể hiện của bệnh nhân nhất là về phương diện hành vi.

Tiếp theo sau, quan niệm tâm thần phân liệt phải tiến triển ít nhiều phân hoá theo trường phái. ỞĐức, bỏ qua những loại mô tả bệnh, nhưng Kraepelme lai thừa nhận như paraphrénie, nó phải được quy vào bao gồm gần tất cả các hoang tưởng mãn tính trong đó có những hoang tưởng có hệ thống trong tâm thần phân liệt.

Các trường phái nói tiếng Anh nhất là Hoa Kỳđã cho ra những công trình hiện đại nhất liên quan đến lâm sàng của tâm thần phân liệt kể từ những năm 50. Tính độc đáo của các cố

gắng này rất thích hợp với triết lý đã chủ đạo biên soạn ra DSM III và DSM IIIR, DSM IV, ICD-10 với một định nghĩa hoàn toàn triệu chứng học của loạn thần tâm thần phân liệt. Quan niệm về tâm thần phân liệt ởđây đã được mở rộng bằng tất cả những nghiên cứu về tiến triển, về nguyên nhân hoặc tâm thần bệnh lý, tất cả những điều này tiếp tục theo sát những công trình của các trường phái châu Âu.

Hiện nay các hướng nghiên cứu rất nhiều. Nhưng gần như tất cả những điều chắc chắn nổi lên từ những nghiên cứu dịch tễ học.

Tâm thần phân liệt là "một bệnh" thường xảy ra. Đa số các công trình đều nói lên tỷ lệ

bệnh mới phát hiện và tỷ lệ toàn bộ nằm trong số những bệnh nhân đã được điều trị. Số mới chiếm tối thiểu 20%. Những nghiên cứu khác nhau về tỷ lệ toàn bộ đã thực hiện giữa năm 1960 và 1985 cho những tỷ lệ thay đổi (giữa 0,6 và 8,3%). Để hạn chế nhiều khía cạnh đặc biệt của những nghiên cứu này, NIMH đã phát động tại 5 thành phố ở Hoa Kỳ chương trình ECA (Epidemologic Catchement Area), tỷ lệ toàn bộ trong 6 tháng của lâm thần phân liệt và rối loạn dạng phân liệt nằm giữa 0,6 và 1,2%; tỷ lệ toàn bộ đối với đời sống là giữa 1 và 1,9%. Ở Pháp tỷ lệ cũng khoảng 0,5% dân số. Ở Việt nam các con số thống kê cho thấy tỷ lệ

bị bệnh trong nhân dân là 0,63% (Hà Tây), 0,77% (Vĩnh Phúc), 0,65% (Đà Nẵng), 0,20% (Thái Nguyên), 0,41% (Phường Trường An - TP Huế)

Ngoài khởi bệnh sớm giữa 15 và 30 tuổi, dường như hiện nay người ta đã nhận thấy rằng các thể nam giới sớm hơn và nghiêm trọng hơn các thể nữ giới.

Tâm thần phân liệt là "một bệnh" toàn cầu, nguy cơ mắc bệnh thay đổi rất ít từ nước này qua nước khác, kết quả này không chắc chắn lắm đối với giá trị của vai trò quyết định của các

điều kiện văn hoá.

Một phần của tài liệu CÁC RỐI LOẠN TƯ DUY pdf (Trang 63 - 66)